Phát triển BHYT cho Nông dân tại Kon Tum

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên (Trang 50 - 120)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2.1.Phát triển BHYT cho Nông dân tại Kon Tum

BHXH Kon Tum phối hợp với hội Nông dân tỉnh tăng cường phát triển BHYT cho nông dân

Tính đến 31/7/2012, tỉnh Kon Tum có trên 12.200 người tham gia BHYT tự nguyện, tăng 3.340 người (37,7%) so với năm 2010, nhưng chỉ là số ít (khoảng 3,2%, so với tổng số người tham gia BHYT. Trước thực tế đó, cùng với việc phát triển số người tham gia BHYT ở các nhóm đối tượng khác, việc hướng về người nông dân đang được BHXH tỉnh quan tâm đúng mức.

Ngày 10/8/2012, BHXH tỉnh đã cùng Hội Nông dân tỉnh ký kết Chương trình phối hợp số 02/CTPH-HND-BHXH về việc triển khai thực hiện BHYT nhóm đối tượng là hộ nông dân trên địa bàn. Có nhiều giải pháp đã được đạt ra, ngoài lồng ghép công tác tuyên truyền tại hội nghị của Hội Nông dân các cấp, hai bên thống nhất mở rộng đại lý thu BHYT do cán bộ Hội Nông dân các xã, phường, thị trấn đảm nhiệm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động hướng về cơ sở, chú trọng khu vực nông thôn, phối hợp in ấn tờ gấp, áp phích tuyên truyền, mở hội nghị tập huấn và cung cấp ấn phẩm, tài liệu đó cho đại lý thu BHYT tổ chức tuyên truyền, từng bước nâng cao hiểu biết về BHYT cho hội viên từ đó tích cực tham gia BHYT.

Tin rằng, với sự nỗ lực của Hội Nông dân và BHXH tỉnh, người dân sẽ ý thức rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHYT để được bảo vệ cho chính bản thân và cả gia đình mình. Như vậy, phủ rộng BHYT nhóm đối tượng hộ gia đình để cùng các nhóm đối tượng khác tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh chỉ còn là vấn đề thời gian.

1.2.2.2. Giải pháp BHYT toàn dân tại huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre

Ở huyện Mỏ Cày Nam, đề án BHYT toàn dân đến năm 2014 đã được xây dựng và triển khai sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ người dân tham gia BHYT vẫn còn khiêm tốn. Năm 2012, toàn huyện có gần 30.000 người tham gia BHYT, chiếm khoảng 25% dân số, so với năm 2011 đã tăng 13%, trong đó có 2.370 trẻ em dưới 6 tuổi, 4.200 người nghèo được cấp thẻ BHYT. Để người dân hiểu đúng gia trị của BHYT, BHXH huyện Mỏ Cày Nam đã tăng cường, củng cố hệ thống đại lý BHYT cơ sở, tổ chức nhiều đợt tập huấn cho nhân viên về kỹ năng tuyên truyền để phát huy hiệu quả trong công tác vận động. Thực tế, nơi nào các đại lý bảo hiểm hoạt động hiệu quả thì nơi đó người dân tham gia BHYT đạt tỷ lệ cao. Cụ thể như ở xã

Cẩm Sơn, độ bao phủ của BHYT hiện đứng đầu toàn huyện. Ở địa phương này, các đại lý BHYT đã kết hợp chặt chẽ với ban công tác mặt trận ấp và tổ nhân dân tự quản để tuyên truyền vận động đến tận các hộ gia đình. Từ đó, người dân đã hiểu được lợi ích và tính cộng đồng san sẻ của BHYT mà nhiệt tình tham gia. Hiện nay, Cẩm Sơn đã xây dựng được 7 đại lý BHYT và tất cả các ấp đều có cộng tác viên. Để các đại lý hoạt động hiệu quả, địa phương đã kết hợp chặt chẽ với BHXH huyện, lựa chọn đối tượng phù hợp, tâm huyết với ngành và có uy tín với nhân dân địa phương. BHXH huyện cử cán bộ chuyên trách thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn để các đại lý hoạt động hiệu quả. Đầu năm 2012, nông dân cũng là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và đối với những trường hợp có mức sống trung bình sẽ được hỗ trợ 30%. Đây là điều kiện thuận lợi để góp phần thực hiện BHYT toàn dân. Thực hiện chủ trương này, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với các ngành chức năng xây dựng tiêu chí để xác định hội viên có mức sống trung bình để cơ quan BHXH có cơ sở thực hiện chính sách BHYT theo luật định. Riêng các cấp hội nông dân cơ sở cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để hội viên và gia đình hiểu ý nghĩa của chính sách BHYT và tích cực tham gia.

1.2.2.3. Bài học kinh nghiệm với địa bàn nghiên cưu

Để thực hiện thành công chính sách BHYT tự nguyện hộ Nông dân cần có sự phối kết hợp với các đơn vị có liên quan.Việc phối kết hợp này phải được thực hiện bằng chương trình hành động cụ thể, được ký kết bằng văn bản. Ở đây là chính sách dành cho Nông dân lên vai trò của Hội Nông dân là hết sức quan trọng. Hội Nông dân là người vừa quản lý đối tượng hội vừa quản lý thực hiện các phong trào hội kể cả các phong trào phát triển kinh tế nên việc phát triển BHYT thông qua việc lồng ghép vào các trương trình của hội là rất thuận lợi. Tập chung được đông đảo đối tượng Nông dân tham gia.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra

Thứ nhất: Tình hình triển khai thực hiện chính sách BHYT tự nguyện đối với hộ Nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện đang diễn ra như thế nào?

Thứ hai: Những vấn đề gì là vấn đề cần quan tâm nhất trong quá trình thực hiện? về việc vận động người Nông dân tham gia hay vấn đề về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế?

Thứ ba: Trước những vấn đề còn đang tồn tại kho khăn bất cập đó thì cần có những giải pháp nào để tháo gỡ những khó khăn nói trên ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Chọn điểm nghiên cứu: Chọn huyện Phổ Yên

- Chọn cơ sở điều tra: Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện chính sách BHYT tự nguyện đối với hộ Nông dân tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu ở một số xã đặc trưng điển hình. Như một xã nằm ở phía Tây bắc của huyện với đặc thù là xã miền núi, một xã nằm ở phía Nam của huyện với đặc thù là vùng đồng bằng, và một thị trấn là trung tâm của huyện. Để thấy được sự khác biệt trong thực hiện chính sách giữa các địa bàn có đặc điểm khác nhau. Việc điều tra này tác giả căn cứ vào quy mô dân số của xã, phạm vi địa bàn nghiên cứu và nội dung nghiên cứu. Do thời gian có hạn tác giả chỉ tiến hành điều tra thực trạng tại một số hộ .

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn

gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế chính trị- xã hội của huyện, đời sống của các hộ Nông dân nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu… các số liệu này thu thập từ Chi cục Thống kê huyện, Phòng Lao động thương binh và Xã hội huyện và các phòng, ban có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu

Thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra những người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh. Các số liệu này được sử dụng để đánh giá những phản ánh của người bệnh dùng thẻ BHYT về công tác KCB BHYT tại cơ sở y tế trên địa bàn huyện.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.

Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành được kiểm tra về độ chính xác và sẽ được nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp tổng hợp:

Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ.

Phương pháp thống kê so sánh:

Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để so sánh các chỉ tiêu giữa các năm, giữa các nhóm đối tượng và xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích.

2.2.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Trong cuộc sống, có những nhà khoa học, những cán bộ quản lý, những người dân,… trong quá trình nghiên cứu, quản lý và sản xuất của mình đã tích lũy được kinh nghiệm, những chi thức thực tiễn. Họ am hiểu và tinh thông về một số vấn đề kinh tế, tổ chức quản lý kỹ thuật sản xuất. Do đó sẽ rất là hữu ích khi cần tư vấn về một vấn đề nào đó. Đó là phương pháp chuyên gia. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khách nhau, nhưng khi nghiên cứu đề tài này chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến nhận xét.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.

2.3.1. Các Chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia.

- Chỉ tiêu mức độ bao phủ BHYT

Đây là chỉ tiêu số tương đối được sử dụng để sác định mức độ tham gia BHYT. Có thể được tính cho toàn bộ đối tượng nếu tính mức độ bao phủ cho toàn huyện, hay có thể tính mức độ bao phủ theo nhóm ( vd: Hộ nông dân, Hộ cận nghèo, Hộ nghèo, HS-SV…)

Công thức tính như sau:

Mức độ bao phủ = (Số người tham gia thực tế/ Số người thuộc diện tham gia BHYT)*100%.

- Chỉ tiêu số lượng tham gia: Đây là chỉ tiêu số tuyệt đối về số người tham gia. Chỉ tiêu này được sử dụng để tính mức độ bao phủ theo công thức trên.

2.3.2. Các chi tiêu phản ánh mức độ đóng góp.

- Mức đóng BHYT tự nguyện/tháng = Tỷ lệ đóng * Mức lương tối thiểu. Chỉ tiêu này thay đổi khi nhà nước thay đổi tỷ lệ đóng hay mức lương tối thiểu chung. Đơn vị tính là nghìn đồng. Được sử dụng để tính cho đối tượng khi tham gia một người, còn khi tham gia theo hộ gia đình thì được giảm mức đóng theo quy định; Người thư nhất tính như trên, người thứ hai đóng bằng 90% mức đóng của người thứ nhất, người thư ba bằng 80%, người thứ tư bằng 70% và từ người thứ 5 trở đi mức đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.

- Mức đóng góp bình quân năm: Là số tiền đóng BHYT bình quân tính trên một đầu thẻ:

Mức đóng BQ/Thẻ/ năm = Tổng số Thu BHYT/ Tổng số thẻ

2.3.3. Các Chỉ tiêu phản ánh chi phí KCB.

- Mức chi phí KCB bình quân một lượt KCB: Là chi phí tính trên một lượt KCB.

Đơn vị tính: ngìn đồng. Công thức tính:

Mức chi phí KCB BQ/ lượt = Tổng chi phí KCB/ Tổng số lượt

- Mức chi phí KCB bình quân trên một đầu thẻ: Lá số chi phí tính cho mỗi một thẻ.

Đơn vị tính: ngìn đồng. Công thức tính:

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện KT - XH huyện Phổ Yên

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới hạn địa lý có tạo độ từ 210 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19‟ đến 21034‟ độ vĩ bắc, 105040‟ đến 105056‟ độ kinh đông; phía Tây giáp huyện Tao Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên ); phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang ) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên ); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội ). Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Ba Hàng cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56 km về phía Bắc. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc.

Phổ Yên là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên và chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 15 km. Đến năm 2010 với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên hoàn thành, hành lang kinh tế đường quốc lộ 18, quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 1B, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo thành mạng lưới giao thông quan trọng gắn liền huyện Phổ Yên với các tỉnh lân cận. Với vị trí địa lý như trên có thể thấy huyện Phổ Yên có được những điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Trong việc giao lưu liên kết kinh tế , đẩy mạnh sản xuất hàng hoá giữa Phổ Yên vớ i Hà

Nội, với thành phố , các thị xã và huyện của Thái Nguyên cũng như với các tỉnh lân cận.

Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:

- Vùng phía Đông gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.

- Phía Tây gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của huyện, địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300m.

Nhìn chung, địa hình của Phổ Yên cũng giống như các huyện khác thuộc vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên là có đặc điểm địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan

Tổng diện tích của Huyện là 25667,6ha, được chia thành 10 loại đất chính. Trong các loại đất của Phổ Yên có các loại đất phù sa và đất đỏ vàng có độ dốc thấp , tầng đất dày rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp . Loại đất này chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện , tuy nhiên, những khu đất này có thể bị chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng , khu công nghiệp . 61,6% diện tích đất toàn huyện là đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đất cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, lại có độ dốc trên 250

.

3.1.1.2. Điều kiện KT - XH huyện Phổ Yên

Toàn huyện có số dân trung bình năm 2010 là 138.817 người, trong đó dân số sống ở 3 thị trấn là 12587 chiếm khoảng 9,06%, dân số nông thôn là 126.230 chiếm khoảng 90,94%. Mật độ dân số toàn huyện là 536 người/km2 tuy nhiên phân bố dân cư giữa các vùng có sự phân tán. Nơi có mật độ dân số cao là thị trấn Ba Hàng, Bắc Sơn với trên 3237 người/km2

, Bãi Bông và các xã Trung Thành, Tân Phú, Đồng Cao với trên 1000 người/km2. Ngược lại, các xã có mật độ dân số thấp bằng 1/3, 1/2 các xã trên như Thành Công, Minh

Đức, Phúc Thuận. Đặc biệt xã Phúc Tân có mật độ dân số chỉ khoảng gần 100 người/km2

.

Tốc độ tăng dân số toàn Huyện trung bình hàng năm là khoảng 100.5%. Lực lượng lao động phân bổ trong các ngành kinh tế chủ yếu làm việc trong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên (Trang 50 - 120)