5. Kết cấu của luận văn
3.2.2.2. Tình hình khám chữa bệnh BHYT
Một trong những vấn đề khó khăn nhất trong suốt quá trình triển khai chính sách BHYT từ những ngày đầu tiên cho đến nay, mặc dù đã có luật BHYT đó là chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa
bệnh của người dân, mà nhu cầu KCB thì ngày một tăng theo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Cùng trong bối cảnh chung đó thì công tác khám chữa bệnh BHYT tại huyện Phổ Yên cũng đang gặp những vấn đề.
Thứ nhất: Về mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh BHYT
Có thể thấy rằng trong công tác chăm sóc sức cộng đồng thì việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cả về số lượng và chất lượng có ý nghĩa hết sức quan trọng là yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác này. Thực hiện chủ trương chăm sóc sức khỏe toàn dân của Đảng, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự đầu tư của ngành Y tế thì cho đến nay về cơ bản huyện Phổ Yên đã xây dựng được hệ thống cơ sở khám chữa bệnh phần nào đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Cụ thể là hiện nay trên địa bàn huyện có 21 cơ sở khám chữa bệnh BHYT trong đó; Bệnh viện tuyến tỉnh có Bệnh viện 91 Quân khu I; Bệnh viện tuyến huyện có Bệnh viên Đa khoa Phổ Yên hiện nay thì bệnh viên Đa khoa Phổ Yên đang được đầu tư xây mới với quy mô 120 giường bệnh, dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2014;Trạm y tế xã phường thì Phổ Yên có 18 cơ sở tại 15 xã và 3 thị trấn; Trạm y tế cơ quan đơn vị có trạm y tế Công ty CP cơ khí Phổ Yên. Bên cạnh những cơ sở khám chữa bệnh công lập thì ở Phổ Yên cũng đã có những cơ sở tư nhân tập trung tại thị trấn Ba Hàng. Tuy nhiền về số lượng còn ít, quy mô nhỏ chỉ thực hiện khám bệnh theo dịch vụ là chính mà chưa đăng ký khám chữa bệnh BHYT. Chưa đóng góp được nhiều cho việc giảm áp lực tại các bệnh viện lơn. Mặc dù nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa về y tế nhưng có thể thấy đây vẫn con là vấn đề trong tương lai của Phổ Yên.
Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị sử dụng cho khám chữa bệnh còn thiếu thốn chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ nhất là tại các trạm y tế tuyến xã dẫn đến tình trạng chất lượng KCB chưa cao. Đời sống của cán bộ
y tế còn thấp dẫn đến một số tiêu cực trong việc đón tiếp bệnh nhân có thẻ BHYT đến khám và điều trị. Tỷ lệ số giường bệnh trên 1000 dân còn ở mức thấp năm 2010 mới chỉ đạt 1.3 giường trên 1000 dân. Số lượng cán bộ y, bác sỹ ở tuyến xã còn thiếu nhiều, trình độ năng lực còn hạn chế. Từ thực tế triển khai BHYT bắt buộc người tham gia thường phàn nàn về chất lượng dịch vụ KCB đã dẫn đến việc có thành kiến với BHYT vì họ cho rằng thẻ BHYT khiến họ bị phân biệt đối xử, yếu tố này đã gây ra một sự ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người bệnh sư dụng thẻ BHYT trong đó càng tác động mạnh hơn đến đối tượng BHYT tự nguyện. Chính những yếu tố này đã làm giảm lòng tin của người bệnh vào cơ sở khám chữa bệnh ban đầu từ đó dẫn đến tình trạng khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến diễn ra phổ biến tạo ra áp lực lớn đối với các bệnh viện tuyến trên.Có thể nói tuy về số lượng các cơ sở khám chữa bệnh có thể đủ nhưng về chất lượng khám chữa bễnh thì vẫn đang là vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống cơ sở KCB của Huyện Phổ Yên, nó cũng là lý do để người bệnh có thiết tha với BHYT hay không
Cùng với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT khác trong tỉnh thì huyện Phổ Yên đang tích cực thực hiện công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2011 BVĐK huyện và các cơ sở y tế xã, thị trấn tổ chức khám chữa bệnh cho 180.643 lượt bệnh nhân trong đó khám chữa bệnh ngoại trú là 173.995 lượt bệnh nhân, khám chữa bệnh nội trú là 6.648 lượt bệnh nhân.
Bảng 3.2 Cơ sở y tế, giƣờng bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2008-2010
(Nguồn: Niên giám thống kế huyện Phổ Yên 2010 )
Thứ hai: Về công tác khám chữa bệnh BHYT
Trong thời điểm hiện nay người tham gia BHYT nói riêng và người dân nói chung thực sự còn nhiều điều chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ y tế của
Chỉ tiêu năm 2008 2009 2010 I. Số cơ sở y tế 21 21 21 Bệnh viện 2 2 2 Phòng khám đa khoa KV 2 2 2 Trạm y tế xã phường 18 18 18 Trạm điều dưỡng 0 0 0 II. Số giường bệnh 179 180 181 Bệnh viện 70 80 80 Phòng khám đa khoa KV 10 10 10 Trạm y tế xã phường 99 90 91 Số giường bệnh / 1000 dân(giường) 1.25 1.31 1.3 III. Cán bộ ngành y, dược 96 171 189 1. Ngành Y 93 163 177 Bác sỹ và trên đại học 39 41 39 Y sỹ, kỹ thuật viên 48 46 45
Y tá, Điều dưỡng viên 64 86
hé sinh 6 12 7
2. Ngành dược 3 8 12
Dược sỹ cao cấp
Dược sỹ trung cấp 3 8 12
nhà nước trong khám, chữa bệnh. Chất lượng khám, chữa bệnh còn chưa đáp ứng được nhu cầu KCB của nhân dân nhất là ở tuyến y tế cơ sở đặc biệt là tại các xã vùng sâu như Phúc Tân, Phúc Thuận nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Điều thấy rõ nhất là tình trạng quá tải tại các cơ sở KCB của Nhà nước, việc 2 đến 3 bệnh nhân nằm ghép chung một giường thường xuyên xẩy ra ở các tuyến y tế từ tuyến huyện trở lên. Tình cảnh đó đã làm cho các buồng bệnh vốn đã chật hẹp lại càng chật hẹp và đông đúc hơn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh. Tại Bệnh viên Đa khoa Phổ Yên nơi có số lượt bệnh nhân điều trị nội trú nhiều nhất chiếm khoảng 65% số lượt bệnh nhân điều trị nội trú toàn huyện thì theo thống kê có khoảng 91% số giường bệnh phải lằm gép 2-3 người.
Kết quả khám chữa bệnh BHYT được thể hiện qua bảng sau
Bảng 3.3 Số lƣợt bệnh nhân đƣợc KCB BHYT trên địa bàn huyện giai đoạn 2009-2011
STT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
1 Lượt KCB Ngoại trú Lượt 94.686 151.191 173.995 2 Lượt KCB Nội trú Lượt 4.435 6.58 6.648 3 Số ngày điều trị Ngày 32.52 45.901 41.023 4 Tổng số lượt điều trị Lượt 99.121 157.711 180.643
( Nguồn: Báo cáo bộ phận giám định BHYT huyện Phổ Yên)
Người bệnh với tấm thẻ BHYT trên tay khi đi đến khám bệnh tại cơ sở y tế họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Để đánh giá phản ánh và sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT tác giả đã thực hiện cuộc điều tra bằng phiếu điều tra với 100 người bệnh tại BVĐK Phổ Yên là nơi có số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh đông nhất và đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.4 Tỷ lệ ngƣời bệnh có thẻ đi KCB trả lời về công tác KCB Chỉ tiêu Số ngƣời trả lời Tỷ lệ
(%)
I. Thái độ đón tiếp
1. Niềm nở 43 43
2. Bình thương 26 26
3. Lạnh nhạt, hờ hững 21 21
II. Thời gian đăng ký KCB
1. Nhanh 55 55 2. Bình thương 30 30 3. Chậm 15 15 III.Thủ tục đăng ký khám 1. Dễ 83 58 2. Khó, Rườm rà 17 42
IV. Mức quyền lợi đƣợc hƣởng
1. Cao 5 5 2. Trung Bình 78 78 3. Thấp 17 17 V. Lƣợng thuốc, DV y tế điều trị 1. Nhiều 9 9 2. Vừa phải 72 72 3. ít 19 19 VI. Mức độ hài lòng 1. Hài lòng 61 61 2. Chưa hài lòng 39 39
Đánh giá kết quả điều tra:
- Về thái độ đón tiếp: Có đến 43 người tương ứng 43% số người được hỏi trả lời thái độ phục vụ của các bệnh nhân là niềm nở, cởi mở tạo cho họ cảm giác tin tưởng khi vào viện. Nhưng vẫn còn 21% số người được hỏi cho rằng thái độ đón tiếp là lạnh nhạt và hờ hững không tận tình trong khâu đón tiếp, chỉ là làm cho qua chuyện. Vấn đề này thường gặp tại các cơ sở có số lượng bệnh nhân lớn đến khám như Bệnh viện đa khoa Phổ Yên hay như TT Khám chữa bệnh đa khoa hạng 3- BV 91.
- Về thời gian đăng ký: có 55 số người được hỏi chiếm 55 % cho rằng thời gian đăng ký KCB là nhanh. Đây quả thật là một nỗ lực không nhỏ của ngành Y tế. Bên cạnh đó vẫn còn 15% số người trả lời là chậm với các nguyên nhân như nhiều người đến khám, thủ tục rườm rà nên mất thời gian…
- Về thủ tục đăng ký: Với quy định của Luật BHYT người bệnh chỉ cần đem thẻ BHYT và bất kỳ một loại giấy tờ tùy thân có ảnh nào đó là có thể đến khám bệnh được. Thực tế cũng đã chứng minh sự đơn giản về thủ tục này với 83% người trả lời là dễ. Nhưng đó mới chỉ là quy định về phía cơ quan BHXH. Muốn vào khám bệnh phải tuân thủ các quy định của cả cơ sở khám chữa bệnh mà mỗi cơ sở lại có những qui định riêng ngoài quy định chung: Sổ khám chữa bệnh, chụp ảnh, làm phiếu khám chữa bệnh, chỉ dẫn …Đó là nguyên nhân dẫn đến kết quả còn 17% những người trả lời cho rằng thủ tục đăng ký KCB là phức tạp và rườm rà.
- Về quyền lợi: Các câu trả lời của người bệnh có thẻ BHYT cũng khá đồng nhất với công tác thống kê quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT. Với quy luật năm sau cao hơn năm trước nhưng tăng trưởng ở mức không cao nên cơ bản số người trả lời mức quyền lợi của mình được hưởng là trung bình. Những người trả lời cao là những người mắc những bệnh nặng cần điều trị dài ngày như tai biến mạch máu lão hay tai nạn giao thông, với mức chi phí
được thanh toán là từ 5-6 triệu. Những người trả lời thấp chủ yếu là những người đi khám để lấy thuốc, bệnh của họ chỉ là nhức đầu, sổ mũi cảm…những bệnh mang tính “tâm lý” chứ chưa hẳn là bệnh lý. Theo thói quen thì bác sỹ khám vẫn kê đơn thuốc nhưng không nhiều vì bệnh nhẹ chỉ cần giữ gìn là chính trong khi mong muốn của họ là nhận được nhiều thuốc.
- Về Lượng thuốc, dịch vụ y tế điều trị: cũng tương tự như phần mức quyền lợi, các câu trả lời cũng logic vời hướng chung như vậy.
- Về mức độ hài lòng: Sau một loạt các thông tin điều tra do tác giả thực hiện. Câu hỏi cuối cùng đặt ra đối với người bệnh có thẻ BHTY là “ Anh/chị có hài lòng với việc khám chữa bệnh dùng thẻ BHYT hay không” đã có 61% kết quả là hài lòng còn lại 39% chưa hài lòng với nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau. Đây là điều mà trong thới gian tới công tác khám, chữa bệnh BHYT cần phải cố gắng hơn nữa để đạt được những kết quả tốt hơn.
Thứ ba: Về khám chữa bệnh BHYT và tiếp cận dịch vụ y tế của người có thẻ BHYT.
Quyền lợi về khám chữa bệnh của người tham gia BHYT tương đối toàn diện cả về dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, kể cả bệnh bẩm sinh, khám và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, một số dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn theo danh mục Bộ Y tế quy định (Đặt Stent, mổ tim…) cũng được BHYT chi trả tối đa 40 lần tháng lương tối thiểu cho 1 lần sử dụng dịch vụ. Hầu hết các loại thuốc, vật tư y tế và các dịch vụ kỹ thuật đang được thực hành tại các bệnh viện đều thuộc phạm vi chi trả từ quỹ BHYT.
Người tham gia BHYT được tiếp cận dịch vụ y tế ở tất cả các tuyến. Tỷ lệ tiếp cận tại các tuyến khá ổn định. Trong năm 2011 đã có khoảng 180.643 lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh ( 173.995 lượt điều trị ngoại trú và 6.648 triệu lượt điều trị nội trú). Tần suất khám chữa bệnh
bình quân 2,03 lần/người/năm. Số lượt KCB tuyến tỉnh, huyện bằng khoảng 70-80% tổng số lượt KCB BHYT.