Chính sách của chính phủ trong việc phát triển các Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 40)

- Hoạt động xuất nhập khẩu đều được tăng cường, song đến năm

2.1.1.Chính sách của chính phủ trong việc phát triển các Khu công nghiệp

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.1.1.Chính sách của chính phủ trong việc phát triển các Khu công nghiệp

Ở VIỆT NAM

2.1. Sự hình thành các Khu công nghiệp ở Việt Nam

2.1.1. Chính sách của chính phủ trong việc phát triển các Khu công nghiệp nghiệp

Trong quá trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đang rất cần vốn đầu tư phục vụ cho quá trình tăng trưởng và phát triển. Giống như nhiều nước trong khu vực, khu công nghiệp (viết tắt là KCN) được chính phủ coi là một hướng quan trọng trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Việc xây dựng và phát triển các KCN được Đảng và Chính phủ xác định rất rõ trong các văn kiện quan trọng về đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây cũng là những định hướng quan trọng của Đảng và Chính phủ nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch ưu tiên phát triển các KCN để thu hút đầu tư, thể hiện rõ trong các văn bản của chính phủ từ đầu thập kỷ 1990. Thực hiện Luật đầu tư nước ngoài (tháng 12 năm 1987), nhu cầu phát triển công nghiệp cả nước khá rõ ràng, hấp dẫn, làn sóng đầu tư công nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước từ đó ngày càng ồ ạt. Năm 1991, chính phủ ban hành Quy chế Khu chế xuất (Nghị định 322-HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1991), tiếp đến là Nghị định 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 về Quy chế KCN. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 về Quy chế KCN, khu chế xuất và Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 về Quy chế Khu công nghệ cao.

Theo Nghị định 36/CP, các chính sách ưu đãi của nhà nước trong phát triển KCN, KCX cụ thể như sau:

* Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN, những ưu đãi của chính phủ đề ra là:

+ Được quyền thuê đất trong KCN theo quy định hiện hành đối với mỗi loại hình doanh nghiệp để xây dựng nhà xưởng và các công trình kiến trúc phục vụ sản xuất kinh doanh. Thời hạn thuê đất trong KCN phù hợp với thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.

+ Được thuê các phương tiện công cộng, phương tiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngoài khu công nghiệp.

+ Được quyền chuyển nhượng phần vốn của mình theo đúng quy định của pháp luật.

+ Được hưởng những ưu đãi về thuế như sau: a. Nộp thuế lợi tức:

- Đối với doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao, doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao trong khu công nghệ cao, mức thuế lợi tức là 10% lợi nhuận thu được, miễn thuế lợi tức 8 năm kể từ khi kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận.

- Đối với doanh nghiệp KCX, mức thuế lợi tức là 10% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận đối với doanh nghiệp sản xuất. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ, mức thuế lợi tức là 15% và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận.

- Đối với doanh nghiệp KCN, mức thuế lợi tức là 15% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu dưới 50% sản phẩm của mình và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận: trường hợp xuất khẩu từ 50%-80% sản phẩm của mình thì được giảm thêm 50% thuế lợi tức trong 2 năm tiếp theo; 10% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu trên 80% sản phẩm của mình và được miễn thuế lợi tức 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận

Mức thuế lợi tức là 20% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp dịch vụ và được miễn thuế lợi tức 1 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận.

Việc điều chỉnh lại mức thuế suất cũng như miễn giảm thuế lợi tức đã được quy định trong giấy phép đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 12-CP ngày 18/2/1997 của chính phủ quy định chi tiết thi

hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc dùng lợi nhuận được chia để tái đầu tư và việc hoàn thuế lợi tức đã nộp của số lợi nhuận tái đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 12-CP ngày 18/2/1997 của chính phủ.

b. Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, doanh nghiệp KCN nộp một khoản thuế là 5% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.

c. Nộp các loại thuế khác và lệ phí theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm.

* Đối với doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong KCN, những ưu đãi của chính phủ đề ra là:

+ Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng KCN (được gọi là Công ty phát triển hạ tầng KCN) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo quy mô và tính chất, một KCN có thể có một hoặc nhiều công ty phát triển hạ tầng KCN.

+ Các công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Việt Nam (không áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) được chậm nộp tiền thuê đất trong khoảng thời gian nhất định (tuỳ theo quy mô của dự án đầu tư, địa bàn hoạt động, khả năng tài chính của doanh nghiệp), dưới hình thức cho doanh nghiệp được nhận nợ tiền thuê đất thuộc vốn ngân sách nhà nước.

+ Các công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Việt Nam (không áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam)

được vay vốn ưu đãi của nhà nước, huy động các nguồn vốn theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN.

+ Các công ty phát triển hạ tầng KCN có quyền: vận động đầu tư vào KCN trên cơ sở quy hoạch phát triển chi tiết đã được duyệt; được thuê lại đất gắn liền với các công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng theo quy định tại Nghị định số 11-CP ngày 24/1/1995 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam và Nghị định số 85-CP ngày 17/2/1996 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được nhà nước giao đất và cho thuê đất; Có quyền cho các doanh nghiệp KCN thuê hoặc bán nhà xưởng do Công ty phát triển hạ tầng KCN xây dựng trong KCN; Được kinh doanh các dịch vụ trong KCN phù hợp với quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư; Được quyền ấn định giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng, giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng và phí dịch vụ với sự thoả thuận của Ban quản lý KCN cấp tỉnh.

+ Đối với Công ty phát triển hạ tầng KCN, mức thuế lợi tức là 10% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận và được giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.

Vào ngày 6 tháng 8 năm 1996, tại Quyết định 519/TTg, việc quy hoạch tổng thể các KCN và kết cấu cơ sở hạ tầng thời kỳ 1996-2010 mới được tiến hành. Quyết định 519/TTg về cơ bản đã quy hoạch được các KCN ưu tiên đầu tư đến năm 2000 và dự kiến các KCN đến năm 2010. Thủ tướng chính phủ đã công bố danh mục các khu công nghiệp sẽ được quy hoạch đến năm 2010. Tiếp theo đó, tại Quyết định 713/TTg ngày 30 tháng 8 năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã bổ sung vào danh mục nói trên 23 KCN. Ngoài ra, theo đề nghị của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ tướng chính phủ cũng đã chấp thuận chủ trương hình thành đối với một số KCN. Do có sự ưu tiên như vậy, các KCN đã có những bước phát triển và có sự thay đổi rõ ràng.

Trong Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, vai trò của KCN trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của cả nước đã được khẳng định như sau: “Quy hoạch phân bố hợp lý KCN trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”. Để phát huy vai trò của các KCN và đưa các nghị quyết của chính phủ về phát triển KCN được cụ thể hóa, chính phủ đã thông qua các công cụ quản lý vĩ mô để quản lý, chỉ đạo các ban, ngành từ trung ương đến địa phương thống nhất thực hiện theo tinh thần nghị quyết của Đảng đã đề ra. Quy chế KCN do chính phủ ban hành cùng với các luật hiện hành, nhất là Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Bộ luật lao động, Luật đất đai, Luật thương mại, các Luật thuế... đã tạo ra môi trường pháp lý tương đối rõ ràng và thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và đảm bảo hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 40)