Quan điểm định hướng phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 100)

- Hoạt động xuất nhập khẩu đều được tăng cường, song đến năm

3.1.2.Quan điểm định hướng phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam

QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.1.2.Quan điểm định hướng phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam

Nam

Phát triển các KCN cũng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước và nó cũng chịu sự chi phối của các quan điểm, mục tiêu chung

về phát triển kinh tế. Do vậy trước khi đi vào tìm hiểu quan điểm cụ thể về phát triển KCN, chúng ta cần hiểu quan điểm chung về sự phát triển kinh tế của đất nước.

3.1.2.1. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010

Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 được đề cập trong Báo cáo của Ban chấp hành TW Đảng khoá 8 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là như sau: "Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân và tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

* Mục tiêu cụ thể của chiến lược là:

- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và dự trữ ngoại tệ tăng; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp là 16 - 17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn khoảng 50%.

- Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự nhiên phát triển trên một số lĩnh vực, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá.

- Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và có bước đi trước. Hệ thống giao thông đảm bảo lưu thông an toàn, thông suốt quanh năm và hiện đại hoá một bước. Mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp. Hệ thống đê xung yếu được củng cố vững chắc; hệ thống thuỷ nông phát triển và phần lớn được kiên cố hoá. Hầu hết các xã được sử dụng điện, điện thoại và các dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản, có trạm xá, trường học kiên cố, nơi sinh hoạt văn hoá, thể thao. Bảo đảm về cơ bản cơ sở vật chất cho học sinh phổ thông học cả ngày tại trường, có đủ giường bệnh cho bệnh nhân.

- Tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được đổi mới, phát triển, sản xuất và kinh doanh có hiệu quả kinh tế cá thể, tập thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều phát triển mạnh và lâu dài. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả.

* Lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ là:

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thập kỷ tới phải giành sự ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế, lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế và trên cơ sở phát triển kinh tế để giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Sự lựa chọn chiến lược phát triển của nước ta là phải chuyển mạnh sang kinh tế thị trường hiện đại trên cơ sở tuân theo những nguyên tắc cơ bản của thị trường trên cơ sở có sự can thiệp của nhà nước để hạn chế những tác động không tốt do cơ chế thị trường đem lại.

- Sự lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế phải tính tới việc chuyển đổi sang công nghệ mới, sang nền kinh tế tri thức bằng cách nghiên cứu, ứng dụng nhập khẩu những công nghệ mới, xây dựng và phát triển những ngành

kinh tế có khả năng cạnh tranh cao; phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo để nâng cao tố chất con người Việt Nam theo hai hướng: phổ cập (đẩy mạnh giáo dục phổ thông và dạy nghề) nâng cao (đào tạo các chuyên gia, các nhà sáng tạo và ứng dụng công nghệ). Quá trình chuyển đổi này đòi hỏi nước ta phải tạo ra những điều kiện cần thiết để tiếp nhận các công nghệ mới, đồng thời loại bỏ những công nghệ cũ cản trở việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Sự lựa chọn chiến lược phải khai thác các nguồn lực còn tiềm ẩn của tất cả các thành phần kinh tế theo hướng nhà nước rút dần khỏi các lĩnh vực, các ngành có tính cạnh tranh cao, chuyển cho khu vực tư nhân, và tập trung vốn vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng và công nghệ cao... Khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế tư nhân để chấm dứt tình trạng khu vực kinh tế quốc doanh yếu kém lại giữ hầu hết các nguồn lực của đất nước trong khi khu vực tư nhân có khả năng kinh doanh có hiệu quả thì lại không có các nguồn lực đó.

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, tận dụng được các nguồn vốn và công nghệ mới từ bên ngoàitheo hướng thực hiện đầy đủ các cam kết song phương, đa phương và khu vực. Để hội nhập một cách hiệu quả, cần phải khắc phục những hạn chế về hàng rào thuế quan và phi thuế quan cao của ta, mở rộng và nới lỏng những quy định về đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu hàng hoá, mở rộng và khai thông thị trường khu vực và thế giới, cải cách thủ tục hành chính và luật pháp kinh tế...

3.1.2.2. Định hướng phát triển Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2010

Trên cơ sở những quan điểm định hướng chung và mục tiêu chung cần đạt được trong quá trình phát triển kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra những yêu cầu cụ thể về phát triển các KCN ở nước ta như sau:

* Nhiệm vụ trọng tâm bao trùm của KCX, KCN đến năm 2010 là góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như là một

thực lực một đội ngũ chính quy của nền kinh tế góp phần cùng tham gia với các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh tế, các khu vực kinh tế khác hội nhập vào thị trường khu vực và toàn cầu. Phấn đấu xây dựng KCX, KCN trở thành một trong những lực mạnh của nền kinh tế trong cạnh tranh thị trường thế giới, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững.

Mục tiêu lâu dài của công cuộc xây dựng đất nước ta là tạo lập ra một xã hội "dân giàu, nước sạch, dân chủ, công bằng và văn minh". Đó cũng chính là nội dung cơ bản của định hướng xã hội XHCN. Song để đạt được mục tiêu lâu dài đó, trong những năm tới mục tiêu trước mắt là phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Nước ta phải phát triển nhanh và chỉ có phát triển nhanh mới có thể giảm bớt được sự chênh lệch về trình độ phát triển. Tốc độ phát triển mà nước ta cần đạt trong những năm tới ít nhất phải gấp 2 - 3 lần tốc độ phát triển của các nước tiên tiến và phải gấp 1,5 - 2 lần tốc độ của các nước ASEAN có trình độ phát triển trung bình. Tốc độ này sẽ vào khoảng 9 - 10% (tốc độ bình quân hàng năm của các nước phát triển sẽ vào khoảng 3%, của các nước đang phát triển châu Á khoảng 5 - 6%). Nếu tốc độ tăng trưởng của nước ta chậm hơn, thì khoảng cách về trình độ phát triển giữa nước ta với các quốc gia khác sẽ tăng lên, sự tụt hậu của nước ta sẽ xa hơn. Mục tiêu phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững được coi là tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm tới. Trong điều kiện kinh tế tư nhân tăng trưởng chậm và còn yếu kém, thể chế thị trường hoàn thiện chậm kéo dài, và vòng đàm phán gia nhập WTO và thực hiện hiệp định thương mại Việt - Mỹ thực hiện còn trì trệ... như hiện nay, thì một giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, linh hoạt sẽ giúp kinh tế Việt Nam tránh khỏi sự tụt hậu kinh tế xa hơn trong một vài thập kỷ tới. KCX, KCN sẽ góp phần giúp chúng ta thực hiện mục tiêu trên.

- Phát triển KCN phải xuất phát từ mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của vùng, đặc điểm và thế mạnh của từng địa phương. Trước hết là phát triển cơ sở hạ tầng, khu dân cư ổn định, nâng cao dân trí và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng thương mại dịch vụ.

- Phát triển KCN là nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, gắn liền phát triển KCN với tiến trình đô thị hoá với nông công nghiệp trong mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân là động lực chủ yếu phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng và địa phương.

- Phát triển KCN cần đặc biệt giữ gìn môi trường sinh thái để không ảnh hưởng đến các vùng nuôi trồng cây con và các thuỷ hải sản khác đang là lợi ích lớn của các vùng kinh tế. Chế biến phải gắn với nhu cầu thị trường. Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp màu mỡ có năng suất cao.

* Mục tiêu phát triển KCN đến năm 2010

Theo quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phát triển KCN KCX phải có tầm nhìn dài hạn, lấy hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trường làm mục tiêu cao nhất đồng thời phải phù hợp với định hướng phát triển của cả nước và địa phương. Các KCN được phát triển với nhiều hình thức hoạt động và đa dạng hoá hình thức đầu tư thông qua tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế; nhằm giảm bớt đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhà nước chỉ tập trung quản lý một số KCN có ý nghĩa lớn, còn lại giao cho các địa phương tự quyết định quy hoạch và phát triển.

Các KCN KCX chú trọng thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các ngành sản xuất có hiệu suất đầu tư cao trên 1 ha diện tích; khuyến khích thu hút các ngành nghề có hiệu suất đầu tư thấp ra các khu vực xã đô thị và các tuyến trục giao thông. Việc bố trí không gian các KCN phải gắn liền với phân bố lại dân cư và phát triển mạng lưới đô thị trong vùng, tạo điều kiện phát triển các KCN cũng như tạo tiền đề thúc đẩy quá trình đô thị hoá hiệu quả và bền vững.

Các KCN mới nên dãn xa các khu trung tâm thành phố, về các vùng đô thị vệ tinh và các vùng nông thôn gắn với các hành lang kinh tế.

Trong giai đoạn 2006-2010 các địa phương sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện các KCN hiện có trên địa bàn. Ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, các ngành công nghệ chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghệ khai thác tài nguyên..., không sử dụng nhiều diện tích đất vào các KCN. Đồng thời phát triển rộng loại hình các KCN có quy mô vừa và nhỏ ở các khu vực nông thôn nhằm giảm sự tập trung quá mức vào các đô thị lớn. Giai đoạn từ 2010-2020 sẽ phát triển các KCN, KCX theo chiều sâu. Hiện đại hoá và lan toả mạnh các KCN, KCX tới khu vực xa đô thị và các tuyến giao thông huyết mạch.

Theo dự tính, quỹ đất cần cho phát triển các KCN, KCX đến năm 2010 trên cả nước sẽ là 27.929 ha, trong đó vùng kinh tế trọng điểm miền Nam sẽ dự kiến là 13.271 ha, vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc dự kiến 5.645 ha, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung dự kiến 3206 ha, vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến 4573 ha, vùng Tây Nguyên dự kiến 681 ha, vùng trung du miền núi phía Bắc dự kiến 553 ha. Để đáp ứng đủ yêu cầu quỹ đất khá lớn cho phát triển KCN, KCX, cần có sự điều chỉnh và các biện pháp phân bố một cách khoa học, gắn kết các KCN với việc hình thành các điểm đô thị trong vùng theo các tuyến hành lang và theo một trật tự hợp lý.

Dự kiến đến năm, 2010 cả nước sẽ có tất cả 152 KCN, nằm rộng khắp trên 61 tỉnh và thành phố của Việt Nam, trong đó vùng vùng kinh tế trọng điểm miền Nam sẽ dự kiến là 55 KCN, vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc dự kiến 35 KCN, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung dự kiến 29 KCN, vùng đồng bằng sông Cửu Long dự kiến 23 KCN, vùng Tây Nguyên dự kiến 5 KCN, vùng trung du miền núi phía Bắc dự kiến 5 KCN. Yêu cầu đặt ra với các KCN này là phải có kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào hoàn thiện. Hệ thống cung cấp điện nước, thông tin hoàn chỉnh và hiện đại, giao thông liên hoàn thuận tiện; xây dựng đầy đủ hệ thống xử lý chất thải, nước thải,

cung cấp đầy đủ các dịch vụ như hải quan tại chỗ, tài chính ngân hàng...Bên cạnh đó, các KCN mới phải được xây dựng đồng bộ với các công trình phục vụ xã hội như nhà ở cho công nhân, khu dịch vụ, các công trình văn hoá công cộng....

Để đạt được mục tiêu đó, từ nay đến năm 2010 các KCN cần một khoản đầu tư rất lớn để phát triển hạ tầng cơ sở và phát triển sản xuất kinh doanh. Để thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn như vậy trong điều kiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày càng giảm và tiến tới không đầu tư ngân sách, đòi hỏi các địa phương phải có các biện pháp mở rộng đối tượng thu hút vốn đầu tư, đa dạng hoá hình thức đầu tư... để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh trong KCN.

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 100)