VIII. Đồng bằng sông Cửu Long
52 3 Đồng Tháp Tân Hồng (QK9) Đồng Tháp KCN Sa đéc 53 4 Vĩnh Long
3.2.6. Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, góp phần giảm chi phí sản xuất.
- Tiếp tục nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống hạ tầng kinh tế trong và ngoài KCN, đặc biệt là mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống cấp nước, đường giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng bến bãi, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường...
- Hình thành và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí.. trong và ngoại vi KCN.
- Tăng cường và phát triển mạng lưới tư vấn về đầu tư, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, kỹ năng và kỹ thuật đàm phán, giải quyết tranh chấp, kiến thức về ngoại giao và luật pháp quốc tế.
- Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Có cơ chế và chính sách thích hợp trong việc phân bổ vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các KCN. ưu tiên nguồn vốn ODA cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, xác định danh mục cần sử dụng nguồn vốn này theo thứ tự ưu tiên để bố trí kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào một số hạng mục phù hợp với khả năng của họ.
Nói tóm lại, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2010, vấn đề mấu chốt là phải thực hiện phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, tránh những tụt hậu kinh tế không đáng có so với các nước trong khu vực. Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, khu vực hoá, và dòng thác khoa học công nghệ đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới, xuất khẩu vẫn là công cụ chủ chốt để chúng ta tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới, trong đó KCN là một công
cụ hiệu quả để Việt Nam thực hiện tốt những mục tiêu công nghiệp hoá, thúc đẩy xuất khẩu, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của mình.
Định hướng phát triển KCN trong thời gian tới đã nêu rõ: cần tăng nhanh hơn nữa số lượng KCN nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào việc “phủ đầy” và nâng cao chất lượng các KCN hiện có, từ đó đem lại những đóng góp lớn hơn của KCN trong nền kinh tế. Phát triển KCN cần hướng tới những mục tiêu toàn diện như nâng cao chất luợng hoạt động của các doanh nghiệp thông qua việc áp dụng công nghê hiện đại, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, phân bổ hợp lý quỹ đất, gắn phát triển KCN với phát triển nông thôn, đa dạng hoá các loại hình KCN như KCN quy mô lớn, vừa, nhỏ, cụm KCN...Nhìn chung, những định hướng trên là hợp lý nhằm khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế trong phát triển KCN thời gian qua.
Trong giai đoạn đến năm 2010, những biện pháp ưu tiên cho phát triển KCN cần phải chú trọng là: sửa đổi nghị định 36/CP, xây dựng quy chế KCN, hoàn thiện cơ chế quản lý “một cửa”, rà soát và củng cố lại những chỉ tiêu phát triển KCN về số lượng, chất lượng, sự phân bố, tính liên kết, thu hút đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, tạo việc làm, đóng góp ngân sách, hội nhập quốc tế...Những biện pháp này nhìn chung mang tính đồng bộ và hiệu quả hơn và được căn cứ dựa trên cơ sở nghiên cứu những bất cập, những hạn chế và nhược điểm của các chương trình, chính sách thực hiện trong giai đoạn trước đó. Mỗi biện pháp đều hướng tới việc phát triển hiệu quả của các mục tiêu ưu tiên, nhằm đem lại một mô hình phát triển KCN hiệu quả ở Việt Nam.
Tuy nhiên, để các chính sách biện pháp trên phát huy được tác dụng tốt nhất trong thời gian tới, cần phải có sự phối hợp hành động giữa chính phủ, các ngành, các cấp và quần chúng nhân dân, phải tiến hành đồng thời với cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính hệ thống luật pháp, hệ thống tài chính - ngân hàng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Quan trọng hơn là việc thực hiện các
chính sách và giải pháp trên cần phải mang tính nhất quán, như vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Việt Nam đã tiến hành mở cửa và cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 bằng việc học hỏi kinh nghiệm công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của các nước trong khu vực. KCN ở Việt Nam được hình thành tạo ra một sân chơi hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các KCN đã có những đóng góp đáng kể cho cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, phát triển công nghệ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, mở rộng thị trường và góp phần đưa Việt Nam hội nhập nhanh hơn, hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới...
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các KCN tại Việt Nam, có rất nhiều điểm hạn chế cần lưu ý. Sau hơn 10 năm phát triển, các KCN ở Việt Nam bắt đầu gặp những bất cập, khó khăn và vướng mắc. Mọi chi phí phát sinh còn do hệ thống cơ sở hạ tầng không đồng bộ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tình hình “trên thoáng, dưới không thông” trong việc thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” còn rất phổ biến trong các hoạt động quản lý và cấp giấy phép đầu tư, tuyển dụng lao động, thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu...đang làm giảm đi tính hấp dẫn ban đầu của các KCN như mục tiêu và quy chế KCN đã đề ra.
Để đảm bảo cho hoạt động của các KCN đi đúng theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và mang lại hiệu quả cao hơn, sau khi tổng kết giai đoạn đầu thực hiện việc xây dựng và phát triển KCN của cả nước, chính phủ cần ban hành những chính sách cụ thể về chế độ ưu đãi đối với từng vùng, từng địa phương và quy hoạch chi tiết hơn đến năm 2010, 2015 và 2020 nhằm tranh thủ nguồn lực từ trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng cần phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp cải cách hành chính, sớm xây dựng Luật KCN khẳng định mô hình và cơ chế hoạt động của
các Ban quản lý KCN cấp tỉnh và Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Xây dựng mối liên hệ giữa vai trò quản lý nhà nước và chỉ đạo hoạt động đối với các doanh nghiệp KCN của các ban quản lý KCN cấp tỉnh. Đồng thời phải xây dựng một cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đủ mạnh, trong đó nguồn nhân lực phải được đào tạo có bài bản, có tay nghề tốt, kết hợp với việc đầu tư hiện đại cơ sở hạ tầng phần “cứng”.
Trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính sách phát triển KCN ở 3 vùng kinh tế trọng điểm cần phải có sự liên kết chặt chẽ với các vùng và khu vực khác trong cả nước. Sự quy hoạch này sẽ giúp Việt Nam đầu tư chuyên sâu hơn cả về nhân lực, vật lực, cơ sở hạ tầng..., tránh sự dàn trải và không tập trung của các nguồn vốn đầu tư, hạn chế lãng phí thời gian và tiền bạc.
Trong bối cảnh mới của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức rất rõ về nguy cơ tụt hậu nền kinh tế và đang có những chiến lược, biện pháp khắc phục nguy cơ đó. Việc quy hoạch vùng công nghiệp KCN, cụm công nghiệp mang tính chất chuyên sâu như đề cập ở trên có khả năng giúp Việt Nam chọn ra được những bước phát triển “rút ngắn” nhất để tiếp thu những công nghệ hiện đại từ nguồn vốn FDI. Chiến lược “đón bắt” công nghệ, đặc biệt thông qua các KCN, KCX, Khu công nghệ cao... là rất cần thiết đối với Việt Nam trong thời gian tới để có thể tạo ra sự phát triển nhanh của nền kinh tế, đồng thời nâng cao được vị thế của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế./.