Bố trí khu vực thành lập Khu công nghiệp một cách hợp lý

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 112)

- Hoạt động xuất nhập khẩu đều được tăng cường, song đến năm

3.2.3.Bố trí khu vực thành lập Khu công nghiệp một cách hợp lý

QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.2.3.Bố trí khu vực thành lập Khu công nghiệp một cách hợp lý

KCN là một bộ phận trong tổng thể công nghiệp của cả nước, trong đó các ngành công nghiệp được kết hợp trên nguyên tắc kết hợp quy hoạch ngành với quy hoạch vùng lãnh thổ. Thủ tướng chính phủ đã có quyết định 519/TTg năm 1996 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và

kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010. Để đảm bảo tính khả thi trong việc quy hoạch phát triển KCN, trong thời gian tới chúng ta cần phải thực hiện một số điểm sau đây:

- Các KCN được lựa chọn hình thành phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của từng vùng, từng địa phương. Các ngành nghề thu hút vào KCN phải phù hợp với định hướng phát triển các ngành kinh tế – kỹ thuật.

- Các loại hình và quy mô doanh nghiệp hoạt động trong KCN đa dạng: có quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mối quan hệ hợp tác cùng tham gia sản xuất phối hợp các loại sản phẩm. Phát triển các cụm công nghiệp và điểm công nghiệp ở các thị trấn, thị xã, hình thành một mạng lưới công nghiệp vừa và nhỏ phân bố rộng khắp ở các điạ phương trên cả nước.

- Đảm bảo sự đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với phát triển cơ sở hạ tầng và quá trình đô thị hoá. Cần xác định giới hạn của các KCN trên cơ sở cân đối các điều kiện, từ đó xác định bước đi và quy mô phù hợp. Về nguyên tắc, cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. Bảo đảm sự đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đảm bảo sự phát triển thuận lợi và lâu dài cho KCN. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ: điện, nước, xử lý nước thải, thông tin... có tác động đến hiệu quả sản xuất. Trong quy hoạch phát triển KCN ngoài việc nghiên cứu những điều kiện trên, còn phải chú ý nghiên cứu và dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguồn lao động. Đảm bảo đồng bộ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN.

- Trong công tác quy hoạch, nhược điểm của Việt Nam hiện nay là tham quy mô lớn, đa ngành, chưa chú ý đúng mức đến việc lấp đầy phủ kín, gây lãng phí lớn, có nhiều KCN lên tới hàng trăm ha. Vì vậy, trên cơ sở các KCN đã có, cần rà soát lại, điều chỉnh lại công tác quy hoạch theo phương châm

chất lượng hơn số lượng, hướng vào việc lấp đầy diện tích đã xây dựng để tiết kiệm quỹ đất và chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Mọi quy hoạch sau khi được phê duyệt phải được công bố công khai, rộng rãi để các cấp chính quyền và nhân dân thực hiện. Công bố rõ ranh giới các KCN dự kiến xây dựng để quản lý chi phí đền bù. Về nguyên tắc, KCN phải bố trí ở những nơi ngoại vi thành phố, đô thị, những nơi đông dân cư. Tuy nhiên khoảng cách quy hoạch này cũng phải tính đến xu hướng đô thị hoá mở rộng sau này của tỉnh và thành phố đó để quá trình đô thị hoá đó không gây ô nhiễm môi trường. Có những KCN hiện nay là ngoại vi, nhưng sau 20 năm nữa sẽ là trung tâm đô thị, thành phố. Do vậy phải tính toán khoảng cách và tốc độ đô thị hoá để có quy hoạch KCN hợp lý ngay từ bây giờ.

- Ưu tiên thành lập KCN trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp, sau đó mở rộng thêm hoặc cải tạo các KCN cũ, tiếp đến mới xây dựng các KCN mới phục vụ cho việc quy hoạch công nghiệp và phát triển kinh tế vùng ở từng địa phương, vùng lãnh thổ.

Bảng 3.1. Phân bố các KCN trong lãnh thổ Việt Nam đến năm 2010 STT Các vùng kinh tế Khu kinh tế quốc

phòng

Khu kinh tế cửa khẩu

KCN tập trung I.Tây Bắc

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 112)