Đào tạo cán bộ quản lý Khu công nghiệp cũng như nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong các Khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 118)

VIII. Đồng bằng sông Cửu Long

3.2.5.Đào tạo cán bộ quản lý Khu công nghiệp cũng như nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong các Khu công nghiệp.

52 3 Đồng Tháp Tân Hồng (QK9) Đồng Tháp KCN Sa đéc 53 4 Vĩnh Long

3.2.5.Đào tạo cán bộ quản lý Khu công nghiệp cũng như nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong các Khu công nghiệp.

lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong các Khu công nghiệp.

Có quan điểm cho rằng, việc xây dựng KCN, thu hút đầu tư vào KCN sẽ có tác động đến việc tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, đều này đã được thực tế nhiều năm qua khẳng định. Tuy nhiên quá trình phát triển KCN về lâu dài, chúng ta cần phải nhìn nhận một xu hướng về thu hút lao động trong các KCN, đó là sự gia tăng lao động nhập cư với tốc độ nhanh và lao động tại địa phương vẫn tiếp tục thất nghiệp.

Để được coi là một KCN đạt chất lượng, cần xem xét việc sử dụng lao động hợp lý đáp ứng được các yêu cầu như:

- Cân đối giữa lao động địa phương và lao động nhập cư - Tăng hàm lượng chất xám trong lao động.

- Thực hiện phối hợp với các trường nghiệp vụ trong quá trình đào tạo nghiệp vụ mang tính thực tiễn. KCN phải là nơi kiểm tra trình độ của người lao động sau khi đã được đào tạo qua các trường, các trung tâm dạy nghề, chứ không phải là nơi phải đào tạo lại phần lớn lực lượng lao động như hiện nay.

- Phải có kế hoạch về tái đào tạo nguồn nhân lực hướng đến sự bền vững trong phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh những chính sách mang tính chất cụ thể cho các KCN, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam cũng cần phải chú trọng đến các vấn đề sau:

+ Cần hoàn chỉnh chính sách tiền lương đối với nguồn nhân lực. Xây dựng một chế độ tiền lương hợp lý sẽ kích thích được người lao động phát huy trí sáng tạo của họ. Cụ thể là trong thời gian tới, cần phải thực hiện một số công việc như: nâng mức lương tối thiểu của người lao động; nâng mức phụ cấp cho các cán bộ thực hiện các đề tài nghiên cứu và triển khai (R&D), nghiên cứu cơ bản dựa trên cơ sở hoạt động thực tế của họ, trên cơ sở đó đánh giá đúng mức giá trị lao động chất xám, nhằm mục đích kích thích lao động sáng tạo.

+ Ban hành các chính sách đãi ngộ đối với trí thức Việt kiều, chính sách thuê các cán bộ khoa học công nghệ đầu ngành ở nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, tạo môi trường thông thóang để đội ngũ trí thức này cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước.

+ Xây dựng kế hoạch gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, nhưng đồng thời phải có những định hướng tốt, có chế độ và có chính sách chiêu hiền đãi sĩ đối với các du học sinh ở nước ngoài nhằm đảm bảo cho họ khi trở về nước

sẽ được trọng dụng. Điều này sẽ mở ra con đường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đầy triển vọng đáp ứng đủ số lượng và chất lượng yêu cầu, nhằm phục vụ cho các KCN có chất lượng cao, các khu công nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực công nghệ nội sinh quốc gia.

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 118)