Xây dựng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hoạt động và quản lý các Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 105)

- Hoạt động xuất nhập khẩu đều được tăng cường, song đến năm

3.2.2.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hoạt động và quản lý các Khu công nghiệp

QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.2.2.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hoạt động và quản lý các Khu công nghiệp

các Khu công nghiệp

Hệ thống chỉ tiêu này cần phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội từ nay đến năm 2010 và đến năm 2020. Cụ thể là các chỉ tiêu sau:

3.2.2.1. Chỉ tiêu về số lượng các Khu công nghiệp.

Số lượng KCN sẽ chỉ là một chỉ tiêu để phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu khác. Tuy nhiên nói một cách khái quát, có thể đặt ra các chỉ tiêu về số lượng các KCN như sau:

- Trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có 106 KCN và dự báo sẽ là 152 KCN vào năm 2010. Theo đánh giá của chúng tôi, số lượng các KCN này là vừa đủ, không cần phải phát triển nhiều thêm mà nên khuyếch trương hiệu ứng lan toả từ các KCN này, tránh lãng phí đất đai và hiệu quả lấp đầy không cao.

- Các KCN này tập trung ở 6 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy các vùng núi trung du Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên đang thiếu các KCN cả về số lượng và mật độ phân bố, trong khi Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam và miền Bắc có mật độ phân bố các KCN dày đặc. Trong thời gian tới, cần thêm chỉ tiêu số lượng KCN ở các vùng đang thiếu.

Qua thực tế phát triển KCN ở Việt Nam trong thời gian qua, có thể thấy cần phải phải đảm bảo tính hiệu quả của các KCN. Chính phủ phải có trách nhiệm thẩm định nghiên cứu khả thi các địa phương trong việc xây dựng các KCN. Trong điều kiện hiện nay chính phủ thậm chí phải giải thể một số KCN ở một số địa phương, không cho phép thành lập mới các KCN ở một số địa bàn và khuyến khích thành lập mới các KCN ở một số địa bàn khác.

- Toàn bộ các KCN và từng KCN thu hút được chưa nhiều vốn đầu tư phục vụ sản xuất, khả năng lấp đầy của nhiều KCN còn chưa cao. Trong thời gian tới, cần chú trọng lấp đầy các KCN sẵn có và kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Tại mỗi địa phương KCN đang thực sự góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong thời gian tới, cần khuyến khích sự đóng góp này.

3.2.2.2. Phân bố các Khu công nghiệp.

Đặc điểm phân bố KCN là một chỉ tiêu cần tiếp tục phân tích như là sự mở rộng phân tích các chỉ tiêu về số lượng ở trên. Khi xem xét kinh nghiệm về phân bố các KCN ở các nước như chương 1 đã đề cập, có thể thấy ở mỗi nước khác nhau sự phân bố các KCN có những đặc thù riêng tuỳ theo thực tiễn phát triển kinh tế và phân bố vùng địa lý của các nước đó.

Để đi đến các chỉ tiêu về phân bố các KCN trong giai đoạn tới, có thể nêu ra các vấn đề sau đây:

- Ngoài yêu cầu về thu hút đầu tư, chính phủ Việt Nam còn mong đợi hiệu ứng lan toả về việc làm, thu nhập của dân cư, phát triển đô thị, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế..., đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Sự phân bố các KCN hiện nay ở Việt Nam đã thực sự đạt được một số mục đích đó. Trong tương lai, với khả năng lấp đầy các KCN hiệu quả hơn, các mục đích mà chính phủ đưa ra chắc chắn sẽ đạt được. Tuy nhiên, theo thực tế phát triển KCN của Việt Nam trong thời gian qua, có thể thấy khả năng lấp đầy ở một số KCN còn bị hạn chế nhiều KCN đã hình

thành trên quy hoạch nhưng trên thực tế là đã “chết” vì không kêu gọi được vốn đầu tư. Điều này khiến chính phủ phải có sự xem xét lại sự phân bố các KCN hiện nay nhằm khơi dậy đúng tiềm năng của từng vùng kinh tế và tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu các KCN.

3.2.2.3. Tính liên kết thị trường nội địa

Vai trò của KCN đối với việc thúc đẩy nền kinh tế nội địa có thể được đánh giá thông qua việc sử dụng lao động địa phương, sử dụng nguyên vật liệu của địa phương và cung cấp hàng hoá thay thế nhập khẩu. So với tổng số lao động trên cả nước, các KCN của Việt Nam hiện nay thu hút được chưa nhiều, tập trung chủ yếu vào các ngành dệt may, chế biến thức ăn, điện tử, giày da, lắp ráp linh kiện xe máy...Những ngành nghề này chủ yếu cần lao động có trình độ công nghệ ở mức trung bình so với các nước trong khu vực, nhưng lại thường vượt quá trình độ tay nghề và kỹ năng của lực lượng lao động nông thôn Việt Nam. Do vậy, lực lượng lao động của các vùng địa phương có KCN không chiếm phần đông trong tổng lực lượng lao động trong KCN. Tính liên kết về mặt lao động như vậy là chưa cao. Trong tương lai, cần phải có những chính sách đào tạo lao động địa phương hiệu quả hơn, từ đó mới có thể nâng cao được tính liên kết với địa phương có KCN xét về mặt sử dụng lao động.

Một thực tế khác là, các KCN hiện nay chưa sử dụng hiệu quả các nguyên vật liệu của địa phương sở tại, mà phần lớn nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu hoặc mang từ địa phương khác tới. Chính sách quy hoạch vùng nguyên liệu và vùng phát triển các KCN chưa phối hợp hợp lý với nhau, dẫn đến chi phí cao và ảnh hưởng đến quy trình và tiến độ sản xuất của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, cần phải chú trọng hơn đến việc phát triển và quy hoạch vùng nguyên liệu để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của từng KCN và của từng địa phương có KCN đó.

Các KCN hiện nay đang có xu hướng sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nước hơn là hướng về xuất khẩu. Điều này cho thấy, chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu thông qua việc phát triển các KCN chưa thực sự phát huy hiệu quả. Hàng hoá phần lớn phục vụ cho nhu cầu nội địa, và nền kinh tế ngày càng có nhiều các ngành công nghiệp có thiên hướng thay thế nhập khẩu. Trong thời gian tới, cũng cần phải có những chính sách hợp lý hơn để đánh giá mục đích phát triển của các KCN: thay thế nhập khẩu hay hướng về xuất khẩu. Theo quan điểm của chúng tôi, cần quy hoạch lại những KCN có mục đích hướng mạnh về xuất khẩu ở những địa phương có tiềm năng về lao động, tài nguyên và tiềm lực công nghệ; Bên cạnh đó cũng cần có những KCN chỉ phục vụ cho việc sản xuất hàng công nghiệp thay thế nhập khẩu ở những vùng nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu vùng xa và nhằm mục đích chính là giải quyêt việc làm cho người lao động.

3.2.2.4. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đang được khuyến khích trong các KCN nhằm góp phần huy động nguồn vốn ngoại lực cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Phân tích chỉ tiêu về thu hút FDI vào các KCN được thể hiện thông qua thực tế sau đây:

- Các KCN hiện nay chưa thu hút được nhiều vốn FDI theo đúng tiềm năng vốn có của nó. Hình thức đầu tư chủ yếu của các nhà đầu tư trong các KCN là liên doanh và công nghệ sử dụng đạt trình độ trung bình. Công nghệ này chưa thích hợp với bước đi hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, có nguy cơ đẩy Việt Nam vào tình trạng tụt hậu so với các nước khác trong khu vực.

- Hiệu quả trong thu hút FDI qua các KCN được thể hiện chủ yếu thông qua việc chuyển giao công nghệ và học hỏi từ kinh nghiệm quản lý của các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ có một số KCN mới đạt được hiệu quả trong thu hút FDI, phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương và cả nước

như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội..., các tỉnh và địa phương khác, hiệu quả trong thu hút FDI còn rất hạn chế.

Từ kết quả này chúng ta thấy cần có những tiêu chí cụ thể về FDI trong KCN, giúp chính phủ có những chính sách ưu đãi FDI cho từng loại KCN, từng vùng kinh tế, từng ngành nghề của từng địa phương nhằm khắc phục những hạn chế của một số KCN không có khả năng thu hút FDI trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng cơ sở và phát triển sản xuất kinh doanh. Để cải thiện môi trường đầu tư, nhất thiết phải tiến hành nhiều biện pháp, đặc biệt cần có những biện pháp như: đảm bảo tính thống nhất giữa luật và các văn bản dưới luật liên quan đến khuyến khích và đảm bảo đầu tư vào KCN; Tạo lập một cơ chế kích thích đầu tư hấp dẫn có tính cạnh tranh cao; Có cơ chế hoàn trả chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào; Chủ động tiếp cận vận động đầu tư của các công ty có tầm cỡ; Sơ kết mô hình đầu tư vào các KCN đã có để rút kinh nghiệm và có những quyết định kịp thời theo các chủ trương tiếp theo.

3.2.2.5. Khuyến khích xuất khẩu

Hướng về xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam hiện nay. Tiêu chí về khuyến khích xuất khẩu trong các KCN được thông qua các vấn đề sau:

- Ngành nghề thu hút đầu tư trong các KCN có phải là những ngành được khuyến khích xuất khẩu hay không? Hiện tại, các ngành thu hút đầu tư trong nhiều KCN đều hướng phần lớn vào thị trường trong nước, do vậy những đóng góp về ngân sách của các ngành này chưa nhiều. Trong thời gian tới, cần phải khuyến khích nhiều hơn các ngành nghề sản xuất hướng mạnh về xuất khẩu.

- Hàng hoá xuất khẩu ở một số KCN chưa có đủ sức cạnh tranh ở các thị trường nước ngoài bởi giá cả còn cao, chất lượng hạn chế, mẫu mã kiểu cách chưa đạt tiêu chuẩn hiện đại. Điều này là do dung lượng sản xuất hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp còn chưa lớn, cơ sở hạ tầng còn thiếu và lạc

hậu, các doanh nghiệp còn phải chịu nhiều khoản thuế và lệ phí... dẫn đến giá cả hàng hoá cao. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ áp dụng cho các ngành sản xuất xuất khẩu trong các KCN còn tương đối lạc hậu, lao động kỹ năng chưa cao.. cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng hàng xuất khẩu. Để khuyến khích xuất khẩu tốt hơn, các doanh nghiệp trong KCN có hàng hoá xuất khẩu cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của nhà nước về thuế, lệ phí, thưởng chỉ tiêu xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI...nhằm đem lại hiệu quả xuất khẩu cao hơn cho các doanh nghiệp trong KCN.

3.2.2.6. Đóng góp ngân sách

Đóng góp ngân sách là nguồn thu hàng đầu của nhà nước khi thành lập các KCN. Tuy nhiên trong thời gian qua do chúng ta còn đang tập trung vào các mục tiêu như thu hút lao động, giải quyết việc làm, thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong các KCN, nên những đóng góp ngân sách chưa được chú trọng. Chỉ tiêu đóng góp ngân sách của các KCN được tiếp cận thông qua các vấn đề sau:

- Thứ nhất, cần xác định đối tượng đóng góp ngân sách nhà nước. Việc xác định đối tượng này nên phân làm hai loại: doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng KCN và doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Sự phân biệt này giúp chúng ta có những chính sách ưu tiên cho loại đối tượng nào hơn, từ đó có các chính sách ưu đãi về tài chính khác nhau vào các khoảng thời gian khác nhau.

- Thứ hai, cần xác định mức độ đóng góp cho ngân sách. Quan điểm chung là chúng ta cần định ra các khoản đóng góp và thu hợp lý. Tính hợp lý cần được hiểu là hợp lý trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta định ra các khoản thu để thu hồi vốn và phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội lựa chọn rộng rãi địa bàn đầu tư nên các khoản thu phải được thống nhất trước hết trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và cao hơn là với các nước trong khu vực. Mặt khá cần

thực hiện điều chỉnh mức độ đóng góp ngân sách theo hướng khuyến khích doanh nghiệp tái đầu tư vào KCN.

3.2.2.7. Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các tiêu thức để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ là khác nhau giữa các nước. Ở Việt Nam, KCN đang coi việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những mục tiêu hoạt động của mình, tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu những cơ chế cần thiết để huy động vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN.

Để thích ứng với tình hình mới, đồng thời phát huy hiệu quả hoạt động của các KCN, cần phải đổi mới quan điểm cho rằng KCN là nơi chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ, các cấp có liên quan, ban quản lý KCN cấp tỉnh phải có những chính sách ưu đãi tối đa nhằm thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đầu tư vào các KCN. Về lâu dài, việc đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào KCN là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên, để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào sản xuất kinh doanh tại các KCN, chính phủ nên có những biện pháp ưu đãi như cho phép các doanh nghiệp di dời khỏi đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong một khoảng thời gian nhất định..., đồng thời chú trọng thành lập các KCN vừa và nhỏ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước, trước hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển theo đúng quy hoạch vùng và ngành kinh tế.

3.2.2.8. Đóng góp của Khu công nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một tiêu thức không thể thiếu khi thành lập các KCN. Chỉ tiêu hội nhập kinh tế quốc tế được đánh giá qua việc khuyến khích hàng hoá xuất khẩu từ các KCN. Mục đích chính của các KCN là thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất hàng hoá công nghiệp để tiêu thụ trên thị trường nội địa và thị trường nước

ngoài. Trong những chính sách ưu tiên phát triển KCN, khuyến khích xuất khẩu là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của phần lớn các KCN Việt Nam, đặc biệt là các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên thực tế, những chính sách ưu tiên thúc đẩy xuất khẩu đã khuyến khích nhiều KCN tập trung sản xuất hàng hoá hướng về xuất khẩu hơn là hướng vào thị trường nội địa, đặc biệt là ở các KCN Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia ... đã đầu tư trong các KCN Việt Nam, đem lại trình độ chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý, kỹ năng người lao động... đạt chất lượng quốc tế. Do vậy, hàng hoá xuất khẩu trong các KCN đều đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài, ngày càng có mặt rộng khắp ở các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU...., góp phần nâng cao vị trí của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, các KCN Việt Nam hiện nay vẫn phần lớn sản xuất hàng hoá hướng vào thị trường nội địa, do vậy để đẩy nhanh xuất khẩu, hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế vẫn cần các giải pháp mạnh hơn như: đưa ra các cơ chế ưu đãi xuất khẩu trong các KCN lớn hơn; khuyến khích đa dạng hoá thị trường xuất khẩu hơn nữa; chuyển một số KCN đã thành công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 105)