Giải pháp về tiếp thị đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 117 - 118)

VIII. Đồng bằng sông Cửu Long

3.2.4.Giải pháp về tiếp thị đầu tư

52 3 Đồng Tháp Tân Hồng (QK9) Đồng Tháp KCN Sa đéc 53 4 Vĩnh Long

3.2.4.Giải pháp về tiếp thị đầu tư

Kinh nghiệm của một số KCN thành công cho thấy thị trường là sức sống của các KCN. Vì vậy, để hình thành, phát triển KCN, việc nghiên cứu dự báo thị trường sản phẩm được coi là vấn đề cơ bản và hệ trọng, là căn cứ quan trọng cho việc ra đời của các KCN.

Để mở rộng thị trường cho các KCN, cần nâng cao năng lực tiếp thị từ hai phía cả cơ quan quản lý nhà nước, UBND cấp tỉnh, thành phố mà cơ quan tham mưu là Ban quản lý KCN cấp tỉnh và các công ty kinh doanh KCN. Đối với cơ quan quản lý, nhà nước tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội làm ăn, giới thiệu định hướng phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch các KCN, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào KCN trong khuôn khổ pháp luật như giảm tối đa giá thuê đất, đảm bảo cơ chế

một cửa, giải quyết thủ tục hành chính nhanh nhất cho các nhà đầu tư, vận dụng thêm các ưu đãi khác để thu hút đầu tư, hướng dẫn việc làm thủ tục nhanh gọn quy định thời hạn cấp giấy phép trong thời gian ngắn nhất, những doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tại địa phương có tỷ lệ xuất khẩu cao được giảm tiền thuê đất...

Đối với các công ty kinh doanh hạ tầng KCN cũng cần tăng cường nỗ lực tiếp thị cho KCN: thông qua các công ty có uy tín trong và ngoài nước để tìm kiếm các nhà đầu tư, hạ giá cho thuê đất và mặt bằng để nhanh chóng lấp đầy phủ kín, cử chuyên gia tiếp xúc với các hiệp hội, tổ chức thương mại của khu vực và trên thế giới, giới thiệu các KCN của tỉnh, địa phương cho những người có ý định đầu tư vào các KCN này.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất và xuất khẩu trong KCN, những biện pháp quảng bá hình ảnh và thương hiệu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới và trong nước, tham gia các cuộc triển lãm, tích cực hơn trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường, tuyên truyền quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp của mình và KCN mà mình đang hoạt động thông qua trang web. Thương mại điện tử là phương thức buôn bán thuận tiện và mang lại lợi ích to lớn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí và góp phần mở rộng mạng lưới kinh doanh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 117 - 118)