- Hoạt động xuất nhập khẩu đều được tăng cường, song đến năm
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1.2. Tiến trình phát triển các Khu công nghiệp.
Tại Việt Nam, ngay từ những năm 1960-1970, miền Bắc đã có KCN Việt Trì, Thái Nguyên, miền Nam có KCN Biên Hòa...Những KCN này được đánh giá là trung tâm sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, nhằm thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển của thế giới và chính sách mở cửa phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, KCN ở Việt Nam đã được mở rộng trên thực tế và những vấn đề lý luận về KCN cũng từng bước được hoàn thiện cả về khái niệm và bản chất. Cho đến nay, các KCN của Việt Nam được hình thành theo các hình thức sau đây:
+ Loại hình thứ nhất: các KCN được thành lập trên khuôn viên đã có sẵn một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KCN theo đúng quy hoạch mới, đồng thời tạo hạ tầng kỹ thuật tốt
cho việc phát triển các KCN, có điều kiện xử lý chất thải với những thiết bị hiện đại.
+ Loại hình thứ hai: các KCN được hình thành nhằm đáp ứng yêu cầu cho việc di dời các nhà máy, xí nghiệp đang ở trong nội thành các đô thị lớn, do nhu cầu chỉnh trang đô thị và bảo vệ môi trường nên phải di chuyển vào KCN. Việc hình thành các KCN phục vụ nhu cầu di dời là yêu cầu khách quan của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước.
+ Loại hình thứ ba: các KCN có quy mô nhỏ gắn liền với nguồn nguyên liệu nông – lâm – thuỷ sản, được hình thành ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng trung du Bắc Bộ và miền duyên hải miền Trung, là những nơi có nguồn nguyên liệu, nông sản hàng hoá, nhưng công nghiệp chế biến chưa phát triển.
Ba loại hình KCN như trên hiện đang chiếm hơn 50% số lượng các KCN hiện có. Sự hình thành các KCN thuộc ba loại hình này vẫn đang có xu hướng phát triển.
+ Loại hình thứ tư: các KCN hiện đại, được xây dựng hoàn toàn mới. Phần lớn hạ tầng kỹ thuật của loại hình KCN này đều do các công ty nước ngoài đầu tư xây dựng theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhìn chung, các KCN loại này có tốc độ xây dựng tương đối nhanh và chất lượng hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có hệ thống xử lý chất thải tiên tiến, đồng bộ, có tính hấp dẫn rất lớn đối với đầu tư nước ngoài. Loại hình KCN này thường được xây dựng dưới hình thức liên doanh, điển hình như KCN Nomura – Hải Phòng, KCN Việt Nam – Singapo, KCN Long Bình, KCN Bắc Thăng Long...
Ngoài những loại hình KCN trên, Việt Nam đã và đang xây thêm những lọai hình KCN mới như: khu công nghệ cao, KCN đô thị, KCN làng nghề, cụm KCN...Mục tiêu phát triển của các KCN là nhằm tạo đà tăng trưởng công nghiệp, tạo nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và từng bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu
quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Đồng thời, KCN còn có tác dụng thúc đẩy các cơ sở sản xuất dịch vụ cùng phát triển, làm cơ sở cho phát triển đô thị và phân bố hợp lý lực lượng sản xuất.
Việc hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam bắt đầu kể từ năm 1991 sau khi chính phủ cho phép thành lập và phát triển khu chế xuất (1991) và KCN (1994) ở một số địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý tự nhiên và hạ tầng cơ sở. Mở đầu cho sự phát triển các khu kinh tế này ở nước ta là sự ra đời của khu chế xuất Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh (liên doanh với Đài Loan) vào tháng 11 năm 1991, được thành lập theo Quyết định 394/CT, với diện tích 300 ha. Từ đó đến nay, số lượng các KCN, khu chế xuất được phát triển mở rộng với tốc độ rất nhanh trên phạm vi cả nước. Cụ thể là: năm 1991 có thêm 1 khu, năm 1994 có thêm 5 khu, năm 1995 có thêm 5 khu, năm 1996 có thêm 13 khu, năm 1997 có thêm 22 khu, năm 1998 có thêm 15 khu, năm 1999 có thêm 2 khu, năm 2000-2001 mỗi năm có thêm 1 khu, năm 2002 có thêm 9 khu, năm 2003 có thêm 7 khu và năm 2004 có thêm 25 khu. Như vậy, sau 13 năm thành lập, KCN ở Việt Nam đã không ngừng phát triển mở rộng, với 106 khu, tổng diện tích tự nhiên đạt gần 20.233 ha (không kể KCN Dung Quất 14.000 ha và khu kinh tế mở Chu Lai). So với quy hoạch đã đề ra về phát triển KCN đến năm 2010, số KCN hiện nay đã thực hiện được hơn 2/3. Bình quân quy mô một KCN là khoảng 190 ha. KCN lớn nhất ở Việt Nam hiện nay là KCN Phú Mỹ I tại Bà Rịa-Vũng Tàu với diện tích 954,4 ha. KCN nhỏ nhất là KCN Bình Đường (Bình Dương) với diện tích 14 ha . Các KCN của Việt Nam hiện đang được xếp vào loại trung bình trong khu vực châu Á. Diện tích của các KCN trong cả nước dao động từ 14 ha cho đến 954,4 ha, nhưng chủ yếu là từ 100 đến 300 ha. Với tốc độ hình thành và phát triển các KCN như trên, Việt Nam vẫn cần phải đẩy nhanh hơn nữa về mặt số
lượng các KCN, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.