Kinh nghiệm của nhóm nước không thành công

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 33)

1.2.2.1. Trường hợp Thái Lan

Thái Lan có ý tưởng xây dựng KCN từ hơn 40 năm trước và đến năm 2000 nước này có khoảng 440 KCN đang hoạt động. Mỗi KCN tập trung của Thái Lan gồm hai khu: KCN tổng hợp gồm các xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và KCN chuyên xuất khẩu. Mặc dù những ưu đãi về thuế đối với đầu tư nước ngoài trong các KCN của Thái Lan mang tính hấp dẫn hơn một số nước khác, nhưng so với một số nước trong khu vực, các KCN của Thái Lan tỏ ra hoạt động kém hiệu quả hơn. Vào đầu thập kỷ 80, trong khi các KCX của Malaixia thu hút được 130 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, thì các KCN của Thái Lan chỉ thu hút được trên 7 triệu USD. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

- Quy hoạch phát triển các KCN, KCX của Thái Lan không đồng bộ, có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng. Cơ cấu các ngành công nghiệp trong KCN, KCX không cân đối, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân làm việc chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Chính sách phát triển vùng được chính phủ Thái Lan gắn kết với chương trình phát triển các KCN đặc biệt, tuy nhiên trong những thập niên 1970-1980 các KCN phần lớn tập trung ở một số vùng ưu tiên. Hiện nay, sự phân bổ các KCN của Thái Lan đã bớt tập trung hơn. Trong số 29 KCN thuộc quyền quản lý của Cục quản lý các KCN của Thái Lan (IEAT), thì chỉ còn 6 KCN là ở vùng 1 (Băng Cốc và 6 tỉnh lân cận), 12 khu ở vùng 2 (10 tỉnh xung quanh vùng 1) và 11 khu ở vùng 3 (60 tỉnh còn lại). Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là sự phân bổ lý tưởng.

- Thái Lan chưa đưa ra được các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn cho các KCN. Trong khi đó một số lợi thế về nguồn tài nguyên, sức lao động rẻ đang bị mất dần. Một số chi phí về giá nhân công, các loại hình dịch vụ tăng lên dẫn đến chi phí sản xuất tăng, làm giảm lợi nhuận của các công ty đầu tư.

- Chính sách tiền tệ và thể chế tài chính ở Thái Lan không ổn định dẫn đến làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Đặc biệt trong một số dự án đầu tư trong KCN, KCX không tuân thủ theo mục đích, quy trình sản xuất ban đầu, thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và đầu tư.

- Nhiều KCN, KCX của Thái Lan mới chỉ dừng lại ở giai đoạn gia công, lắp ráp, chưa đạt đến quy mô sản xuất hoàn chỉnh, do đó các công đoạn sản xuất thấp này còn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu linh kiện, máy móc từ bên ngoài. Hiện tượng này dẫn đến làm gián đoạn sản xuất và ảnh hưởng đến sự chủ động chính sách điều hành KCN.

1.2.2.2. Trường hợp Philippin

Philippin là một trong số những nước đã thành lập sớm các KCN sản xuất

hàng xuất khẩu. Vào năm 1997, Philippin có tất cả 4 KCX, 54 KCN, trong đó có khoảng trên 40 khu đã đi vào hoạt động, số còn lại đang trong quá trình xây dựng và đang có kế hoạch phát triển thêm một số khu. Chi phí đầu tư hạ tầng cơ sở của các KCN, KCX ở Philippin chủ yếu được lấy từ nguồn vốn của chính phủ, các nguồn vốn khác được huy động từ các quỹ chung hoặc các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức của các chính phủ nước ngoài (chẳng hạn như từ quỹ OECD của chính phủ Nhật Bản).

Trừ trường hợp KCX Subic được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, các KCN và KCX khác của Philippin đều không đạt được các mục tiêu đề ra, điển hình là KCX Batan. KCX này có diện tích 1200ha, nằm cách thủ đô Manila 55 km. Mục đích của việc thành lập KCX Batan là nhằm di chuyển các ngành công nghiệp từ vùng thành thị chật chội sang các vùng nông thôn, đa dạng hoá sản phẩm, chuyển từ xuất khẩu hàng truyền thống sang xuất khẩu sản phẩm phi truyền thống và thu hút đầu tư nước ngoài vào Philippin. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, các kết quả nghiên cứu cho thấy các mục tiêu ban đầu khi thành lập KCX không thực hiện được, số lao động làm việc trong

KCN là thấp, thu hút ngoại tệ, chuyển giao công nghệ không hiệu quả, liên kết kinh tế không nhiều và bị gián đoạn, không hấp dẫn đầu tư nước ngoài, lợi ích thu được không thể bù đắp lại những chi phí đã bỏ ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là so: vị trí xây dựng KCX được chính phủ Philippin lựa chọn chưa đúng. KCX Batan được xây dựng ở bờ biển, núi non biệt lập kém phát triển. Do vậy, để xây dựng phải san bằng một số đồi, xây dựng đường xá, cầu cảng và các phương tiện khác, hơn nữa dân số ở đây chỉ có hơn 5.000 người, vì vậy phải di dân từ các vùng lân cận đến, đòi hỏi chi phí xây dựng khác lớn, tất cả điều đó làm chi phí cho kết cấu hạ tầng tăng nhanh. Trong khi đó, KCX chỉ thu hút được khoảng 50% số công ty vào hoạt động so với dự kiến, làm cho chi phí sử dụng hạ tầng ngày càng tăng cao hơn mức bình thường. Hơn nữa, ngay sau khi được thành lập, chính phủ Philippin đã có chính sách mở rộng kế hoạch kho hàng thuế quan và không chỉ áp dụng cho KCX Batan mà còn áp dụng cho các KCX khác. Quyết định đó làm cho việc tổ chức KCX Batan trở nên thừa, vì nó thúc đẩy việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu ở phạm vi rộng hơn là KCX Batan, hơn nữa thúc đẩy sự sản xuất bên ngoài KCX Batan. Một nguyên nhân nữa là chính sách ưu đãi ban đầu về tài chính bị giảm dần và không tương xứng với chi phí kết cấu hạ tầng. Các dịch vụ phải trả khá cao, có nhiều phiền hà về thủ tục giấy tờ, nạn trộm cắp, chi phí vận tải tăng... Tất cả những vấn đề đó đã làm cho KCX Batan hoạt động kém hiệu quả, không thu hút được sự chú ý của các công ty xuyên quốc gia.

So sánh giữa khu mậu dịch tự do Penang (Malaixia) và KCX Batan, kết quả cụ thể là như sau:

Penang (Malaixia) Batan (Philippin) 1. Thời điểm

thành lập

Năm 1972, khi ngành điện tử được phát triển mạnh

Năm 1969 là một cảng nhập cảnh, tháng 12/1972 được chuyển thành KCX

Một phần của tài liệu Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 33)