Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 92 - 97)

Cần chủ động xây dựng kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đồng thời hỗ trợ kinh phí đào tạo lại, đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và lao động kỹ thuật trong doanh nghiệp.

Thống nhất đầu mối tuyển dụng trong KCN là thông qua trung tâm tư vấn đầu tư và dịch vụ KCN để trách gây chồng chéo trong công tác đào tạo và tuyển dụng, giảm phát sinh chi phí quản lý.

Tiểu kết chương 4

Với các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2020 nêu trên có thể tóm lược lại thành các nhóm giải pháp sau:

1. Nhóm giải pháp về quy hoạch: phát triển nguồn nhân lực KCN phải dựa trên quy hoạch tổng thể các KCN trên địa bàn tỉnh gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2020.

2. Giải pháp về thể chế, chính sách: hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội… ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đồng thời ban hành các chính sách về nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp tạo điều kiện cho người lao động ổn định cuộc sống... Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, thanh kiểm tra tình hình thực hiện chính sách pháp luật trong các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho người lao động cũng như chủ sử dụng lao động.

3. Nhóm giải pháp về giáo dục đào tạo: phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo nghề một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng phù hợp với nhu cầu của KCN cũng như trên thị trường lao động. Tăng cường phối kết hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để nắm bắt thông tin về số lượng, nhu cầu ngành nghề để cung ứng phù hợp.

4. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp: thực hiện nghiêm túc pháp luật về lao động, quan tâm tới các chế độ đãi ngộ người lao động. Chủ động xây dựng kế hoạch về nhân lực, đào tạo, đào tạo lại người lao động để đáp ứng nhu cầu công việc đồng thời thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương, các trung tâm, dịch vụ cung cấp lao động.

5. Đối với người lao động: thường xuyên tự rèn luyện mình, nâng cao trình độ, tay nghề, tác phong công nghiệp hiện đại; tự ý thức nghề của mình để đảm bảo làm việc ổn định lâu dài trong doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Có thể nói, nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KCN nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, các KCN phát triển là cơ hội tốt cho nhiều lao động có việc làm, ngược lại nguồn nhân lực trong các KCN có số lượng và chất lượng đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh sẽ là một trong những điều kiện quyết định khả năng phát triển của doanh nghiệp và là tiền đề để KCN hoạt động có hiệu quả.

Nguồn nhân lực cho các KCN trên địa bàn tỉnh Phú thọ hiện nay tuy không thiếu về số lượng nhưng chất lượng thực sự chưa đáp ứng được, đặc biệt là lao động có chuyên môn, trình độ tay nghề, lao động chất lượng cao…

Với mục tiêu phấn đấu đến 2020 tỉnh Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệpvà phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu chiến lược thì việc “phát triển nguồn nhân lực cho các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

giai đoạn 2012 – 2020” là tất yếu.

Với nội dung luận văn đã trình bày trên tác giả hy vọng sẽ góp phần định hướng quan trọng trong công tác quản lao động các KCN trên địa bàn của Ban quản lý các KCN Phú Thọ một cách hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ (2011), tài liệu hội thảo tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp khu công nghiệp năm 2011, Phú Thọ.

2. Ban quản lý các KCN Phú Thọ (2011), Báo cáo số 24/BC-BQL ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ báo cáo thực trạng đời sống người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Phú Thọ.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Kỷ yếu 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT ở Việt Nam (1991 – 2011), Hà Nội

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), kỷ yếu hội thảo về vấn đề lao động và điều kiện sống, làm việc của công nhân trong KCN, KKT, Hà Nội.

5. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2011) Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2011, Nhà xuất bản thống kê.

6. Phùng Lê Dung – Đỗ Hoàng Điệp (2009), Phát triển nguồn nhân lực dựa trên các chiến lược kinh tế, Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 2.

7. ThS Nguyễn Văn Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lưc, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

8. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Đường, Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Hà Nội, Đề tài KX – 07 – 14.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

11. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Tạ Ngọc Hải (Viện khoa học tổ chức nhà nước), Một số nội dung về nguồn nhân lực

http://caicachhanhchinh.gov.vn/uploads/News/2138/attachs/vi.BAI%202 1%20TRANG%2065.pdf

13. TS. Phạm Trương Hoàng, ThS. Ngô Đức Anh, ‘Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn mới của công nghiệp hoá’, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Diễn đàn Phát triển Việt Nam. 14. Luận văn Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, http://www.luanvan.us/kinh-te- 12/phat-trien-nguon-nhan-luc-cho-cac-khu-cong-nghiep-tren-dia-ban- thanh-pho-ho-chi-minh-den-nam-2015-a-6358

15. Luận văn Lê Thanh An (2011), phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế mở Vân Phong tỉnh Khánh Hòa, trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng.

16. Luận Văn Nguyễn Hà Việt (2011), Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào KCN Thụy Vân, Ban quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ.

17. Nguồn nhân lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp

http://www.fad.danang.gov.vn/default.aspx?id_NgonNgu=VN&id_Thuc

Don_Sub=200&TinChinh=0&id_TinTuc=1959&TrangThai=BanTin.

18. Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX.

19. Quyết định số 971/1997/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 1997 quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ.

20. Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2008 quyết định phê duyệt tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

21. Quyết định số 419/2009/QĐ- UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ quyết định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ.

22. Quyết định số 1229/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ quyết đinh về việc ban hành quy chế phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

23. Nguyễn Tấn Thịnh (2008), Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

24. TS. Nguyễn Văn Trung – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), ‘KCN, KCX nước ta: 20 năm xây dựng và phát triển’, Khu công nghiệp Việt Nam, số 1, tr.5-8.

25. Tỉnh ủy Phú Thọ (2010), văn kiện đại hội đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 – 2015, công ty cổ phần in Phú Thọ, Phú Thọ

26. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2011), Kế hoạch số 4843/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ kế hoạch đào tạo nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015, Phú Thọ.

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2011), báo cáo quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020, Phú Thọ. 28. w.w.w.caicachhanhchinh.gov.vn 29. w.w.w.ciem.org.vn 30. w.w.w. khucongnghiep.com.vn 31. w.w.w.tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn 32. w.w.w.vneconomy.vn 33. w.w.w.vnep.org.vn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)