Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 34 - 36)

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế thế giới đầy biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế hội nhập “non trẻ” của nước ta. Kinh nghiệm thương trường quốc tế còn thiếu, thường xuyên gặp những va vấp do thiếu hiểu biết về luật quốc tế. Do đó phát triển nguồn nhân lực là tất yếu khách quan. Những nhân tố chính tác động mạnh đến phát triển nguồn nhân lực như:

- Sự đầu tư phát triển của giáo dục – đào tạo:

Giáo dục – đào tạo là khâu đầu tiên và then chốt tạo nên sự phát triển nguồn nhân lực bên cạnh sự thay đổi về thể lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo là mục tiêu được đặt ra. Sau khi được đào tạo, người lao động có đáp ứng được nhu cầu hay không phụ thuộc vào quy trình đào tạo có phù hợp với thực tiễn hay không. Chính vì thế, kết quả của giáo dục – đào tạo có hiệu quả không thể hiện ngay ở hiệu quả, năng suất chất lượng công việc.

Với quan điểm phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Việt Nam đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mình là đổi mới căn bản giáo dục đào tạo từ bậc tiểu học, tiến hành phổ cập giáo dục ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp”. Điều đó sẽ có tác động tích cực tới nguồn nhân lực KCN bởi nét đặc trưng riêng của nhân lực KCN là nhu cầu về nghề và đào tạo nghề cao hơn giáo dục chuyên nghiệp.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta được đề cập thông qua kế hoạch giai đoạn 2011-2020: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở

thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp”. Với định hướng phát triển kinh tế nêu trên, việc phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế. Tập trung vào phát triển nhân lực phục vụ cho phát triển sản phẩm công nghệ cao, công nghệ chế tạo, các ngành nghề sử dụng nhiều lao động trong đó chuyển dịch dần các nhà máy vào các KCN tập trung.

- Thay đổi trình độ công nghệ: cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật là sự đầu tư, đổi mới, nâng cấp hệ thống máy móc, thay thế dần sức lao động thủ công của con người. Do đó, phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực để nắm bắt được với sự phát triển của thời đại. Đặc biệt là các ngành nghề mới đòi hỏi sử dụng tay nghề cao.

Xu hướng trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào ngành nghề chế tạo cơ khí, linh kiện điện tử, các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thay dần những nghề sử dụng nhiều lao động. Do đó, phát triển nguồn nhân lực KCN buộc phải đáp ứng được sự thay đổi trên nhằm đảm bảo phát triển KCN một cách bền vững.

- Thay đổi môi trường lao động: Gia nhập WTO, hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng đã tạo nên môi trường lao động mới. Người lao động được tiếp cận với một phong cách làm việc mới không chỉ ở trình độ khoa học – kỹ thuật hiện đại mà ngay cả với những chuyên gia nước ngoài. Do đó, buộc người lao động phải có kiến thức, trình độ mới nắm bắt và tiếp cận được trình độ kỹ thuật cao.

- Sự biến động của nguồn nhân lực: về số lượng, chất lượng. Do ảnh hưởng của yếu tố di cư mà thường xuyên có sự biến động giữa lao động làm việc trong KCN và ngoài KCN. Nơi nào có lương và các chế độ đãi ngộ cao,

thỏa đáng là người lao động tự do tìm đến. Có những thời điểm nguồn lao động KCN thiếu trầm trọng cả lao động có trình độ tay nghề và phổ thông nhưng cũng có thời điểm nguồn lao động dư thừa. Chính vì thế đã ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực, buộc phải có kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại để nguồn nhân lực luôn sẵn sàng đáp ứng khi có sự biến động

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 34 - 36)