- Tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn 2006 – 2010 mặc dù Việt Nam và thế giới bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và lạm phát cao nhưng nền kinh tế của Phú Thọ vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao và phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 – 2010: 5 năm đạt 10,7%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 5,2%, công nghiệp- xây dựng tăng 12,3%, dịch vụ tăng 12,9%. Quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng (tương đương 633 USD), tăng gần gấp đôi so năm 2005. Năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,94% nhưng đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 8,74%. Mặc dù có giảm so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn cao hơn cả nước (5,9%).
Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2011.
Đơn vị tính: (%)
STT Chỉ tiêu 2006
- 2010 2011
1 Tăng trưởng GDP 10,75 8,74
2 Giá trị sản xuất công nghiệp 15,6 5,17
3 Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ 12,1 6,89 4 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,4 13,49
Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ năm 2011
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Theo số liệu thống kê cho thấy cơ cấu kinh tế phú Thọ năm 2011 có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và nông lâm nghiệp so với năm 2010. Tuy nhiên, công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nông nghiệp và dịch vụ
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế Phú Thọ năm 2010 - 2011
Đơn vị tính: %/năm
STT Chỉ tiêu 2010 2011
1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 25,6 25,33
2 Công nghiệp và xây dựng 40,87 39,75
3 Dịch vụ 33,9 34,91
Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ năm 2011 3.1.1.3. Nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh có dân số đông, gồm 20 dân tộc cùng chung sống. Mật độ 374,3người/km2 phân bố không đều và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng. Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, dân số Phú Thọ chiếm 1,53% so với dân số toàn quốc và chiếm 11,9% so với dân số vùng Trung du miền núi phía Bắc.
trong độ tuổi lao động (nam 15-60, nữ 15-55 tuổi) có khoảng 828,8 ngàn người chiếm 62,7%, số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 700 ngàn người.
Tuy nhiên, trình độ lao động có nghề của tỉnh Phú Thọ còn thấp. Năm 2006, lao động có nghề chiếm 9,22% dân số, bằng 15,01% so với dân số trong độ tuổi lao động và bằng 18,02% dân số tham gia hoạt động kinh tế. Đến năm 2011, lao động có nghề chiếm 15,12% dân số, bằng 23,25% dân số trong độ tuổi lao động và bằng 28% dân số tham gia hoạt động kinh tế.
Trong giai đoạn 2006 – 2011 lao động có nghề tăng 167,8%; tăng từ 120 ngàn người năm 2006 lên tới 201,4 ngàn người năm 2011. Có thể nói, những năm gần đây, công tác đào tạo nghề cho người lao động tại Phú Thọ đã được quan tâm chú trọng hơn.
Bảng 3.3: Lao động Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị tính: 1.000 người
STT Năm Dân số LĐ trong
độ tuổi LĐ tham gia hoạt động kinh tế LĐ có nghề 1 2006 1302 799.9 665.9 120 2 2007 1308 802.3 681 136 3 2008 1311.5 804.5 691 152 4 2009 1316.6 855 694 167 5 2010 1322.6 862.4 700 182.3 6 2011 1332 866.4 719.3 201.4
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Phú Thọ
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, mặc dù Phú Thọ là một trong những tỉnh có tỷ trọng lao động (từ 15 tuổi trở lên) có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, năm 2009 khoảng 37,8% (cả nước là 25%), nhưng số lao động không có chứng chỉ còn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 10% (cả nước là 7%). Đặc biệt khoảng cách số người được đào tạo chuyên môn kỹ thuật có sự chênh lệch lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng trong tỉnh. Tỷ lệ đào tạo
trình độ đại học và trên đại học thuộc khu vực thành thị cao gấp sáu lần so với khu vực nông thôn. Tỷ lệ đào tạo sơ cấp và dạy nghề thường xuyên chiếm đến trên 90% là lao động thuộc khu vực nông thôn.
Có thể nói Phú Thọ là tỉnh có tỷ lệ lao động xã hội tương đối cao, chiếm khoảng 65,4% so với dân số, trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn. Bình quân mỗi năm tỉnh Phú Thọ tăng thêm 13,1 nghìn người vào tuổi lao động.
Lao động trong nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực, năm 2000 lao động làm việc khu vực nhà nước 9,6%, năm 2009 giảm xuống còn 7,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2000 là 0,9%, năm 2009 tăng lên 3,8%
3.1.2. Tổng quan về các Khu công nghiệp Phú Thọ
3.1.2.1. Quá trình hình thành
Phú Thọ là tỉnh có nền sản xuất công nghiệp tương đối sớm. Có thể coi đây là một trong những khu công nghiệp đầu tiên của miền Bắc với những tên ghi dấu trong lịch sử của công nghiệp Việt Nam như: Giấy Bãi Bằng, Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy hóa chất Việt Trì… đó được coi như tam giác tăng trưởng kinh tế đầy tiềm năng của tỉnh và cho đến thời điểm hôm nay, còn có thêm nhiều ngành nghề như rượu, bia, vật liệu xây dựng, dệt may, bao bì… Với vị trí là trung tâm vùng Tây Bắc tổ quốc, cửa ngõ phía Tây nối liền Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đã tạo cho Phú Thọ một vị trí tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế trong đó đặc biệt chú trọng vào đầu tư phát triển công nghiệp.
Thực hiện đường lối, chủ trương phát triển toàn diện nền kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước, năm 1991, Khu chế xuất Tân Thuận – Thành phố Hồ Chí Minh đầu tiên được ra đời thì đến năm 1997 KCN Thụy Vân - Phú Thọ cũng được hình thành theo quyết định số 836/TTg ngày 07 tháng 10 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ
tầng KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ và sau đó là quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các KCN Phú Thọ.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 07 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích hơn 2.000 ha, trong đó 02 KCN đi vào hoạt động. Có thể nói, KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thành lập tương đối sớm so với cả nước. Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uý ban nhân dân và các cấp ngành, các KCN Phú Thọ đã nhanh chóng được lấp đầy và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh nhà.
Bảng 3.4: Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
STT Tên khu công
nghiệp
Diện tích quy hoạch (ha)
Tổng vốn đầu tư (tỷ) Tỷ lệ lấp đầy (%) 1 KCN Thụy Vân 306 411.219 77.23 2 KCN Trung Hà 400 226.177 96.67 3 KCN Phú Hà 400 4 KCN Lâm Thao 400 5 KCN Tam Nông 400 6 KCN Cẩm Khê 350 7 KCN Phù Ninh 400
Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ
3.1.2.2. Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút vốn đầu tư
Trong số 07 KCN được Chính phủ phê duyệt quy hoạch có 02 KCN đã hoàn thành giai đoạn I đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng của các dự án là KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà. Ban quản lý các KCN Phú Thọ
đã nhận được sự ủng hộ của các cấp các ngành đã tích cực vận động thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy các KCN là khá cao, đạt bình quân gần 80%. Qua 15 năm đầu tư, xây dựng và phát triển các KCN đã đạt được kết quả khả quan.
Tổng số dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận vào các KCN tỉnh Phú Thọ đến 31/12/2011 là 89 dự án trong đó 60 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký là 6.137 tỷ đồng, 29 dự án có vốn đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư đăng ký là 113,4 triệu USD. Trong đó có 52 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ( 25 dự án nước ngoài, 27 dự án trong nước).
Trong năm 2011, vốn đầu tư của các doanh nghiệp thực hiện đạt 652 tỷ đồng, bằng 65% so với kế hoạch, giảm 8% so với năm 2010. Việc đầu tư mới và đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp giảm sút là do suy thoái kinh tế toàn cầu, khó khăn về vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ, một số dự án phải giãn tiến độ hoặc giảm quy mô đầu tư.
Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh của các dự án đã tạo tiền đề xác lập các ngành công nghiệp mới; góp phần hình thành các khu đô thị, dịch vụ, khu dân cư thúc đẩy quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động, ổn định an sinh xã hội.
3.1.2.3. Công tác bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp để đảm bảo phát triển KCN bền vững. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào ngành nghề đầu tư mà còn liên quan đến công tác quy hoạch KCN, quản lý của Ban quản lý KCN theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng về môi trường.
Trong tổng số 50 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đến nay đã có 50 dự án có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định được duyệt. 31 doanh nghiệp đã thực hiện quan trắc môi trường định kỳ và báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ theo quy định. Các quy định khác về bảo vệ môi trường hầu hết các
doanh nghiệp đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật, một số doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định về môi trường thường xuyên được hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra bởi các cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, một vấn đề còn tồn tại xảy ra không chỉ ở các KCN Phú Thọ mà đó là tình trạng chung của các KCN là vấn đề xử lý nước thải. Mặc dù đã có biện pháp xử lý cục bộ nhưng do chưa có hệ thống xử lý tập trung nên chất lượng nước thải vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Mức độ ô nhiễm do nước thải còn ảnh hưởng đến một số khu vực dân cư lân cận.
3.1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu
Mặc dù từ năm 2008 trở lại đây, nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, song các doanh nghiệp vẫn khắc phục đảm bảo thị trường ổn định sản xuất, thực hiện thu nộp ngân sách đầy đủ và đảm bảo xuất khẩu theo đúng đơn hàng. Riêng năm 2011, tuy bị tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi đến nền kinh tế nước ta nhưng kết quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ các KCN vẫn có mức tăng trưởng cao.
Kết quả năm 2011: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn các KCN Phú Thọ đạt 6.033 tỷ đồng, bằng 103% so với kế hoạch và tăng 39% so với năm 2010; tổng doanh thu đạt 6.106 tỷ đồng, bằng 104% so với kế hoạch và tăng 40% so với năm 2010; thu nộp ngân sách tỉnh đạt 245 tỷ đồng, vượt 22% so với kế hoạch, tăng 3,8 lần so với năm 2010. Thuế xuất nhập khẩu qua cảng ICD là 184 tỷ đồng, trong đó của doanh nghiệp KCN là 22 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2010.
Giá trị xuất nhập khẩu của các KCN tăng đều qua các năm. Năm 2011, giá trị xuất khẩu đạt 247 triệu USD, đạt 102% so với kế hoạch, tăng 14% so với năm 2010. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm may mặc, bao bì vải PP, PE, bao cao su, găng tay y tế …Giá trị xuất khẩu sản phẩm may mặc năm 2011 đạt 165,4 triệu USD, tăng 12,5% so với năm 2010; bao bì, vải PP, PE năm 2011 đạt 77,5%, tăng 23,5% so với năm 2010; bao cao su, găng tay y tế năm 2011 đạt 4,2 triệu USD tăng 33,3% so với năm 2010.
Giá trị nhập khẩu năm 2011 là 176,3 triệu USD, giảm so với năm 2010. Chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất may mặc, bao bì và bao cao su xuất khẩu, một số khác là máy móc thiết bị phục vụ cho dây chuyền sản xuất mới.
3.1.2.5. Giải quyết việc làm cho lao động
Các KCN hình thành đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp của thành phố Việt Trì, huyện Tam Nông và các huyện lân cận như Lâm Thao, Phù Ninh …và lao động di cư từ các tỉnh gần kề như Tuyên Quang, Hà Tây…thay đổi thói quen làm việc của người lao động từ tiểu nông, sản xuất nhỏ, công nghiệp địa phương sang môi trường lao động mới với phong cách quản lý, tác phong công nghiệp, đặc biệt là lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI buộc phải tự mình trau dồi, rèn luyện cho phù hợp với công việc một cách chuyên nghiệp.
Trong giai đoạn 2001 – 2005 đã tạo việc làm cho 5.200 lao động, giai đoạn 2006 – 2011 đã tạo việc làm mới cho 11.400 lao động. Tốc độ tăng lao động giai đoạn 2006 – 2011 là 134,33% là tương đối cao cho thấy ở giai đoạn này các nhà máy đi vào hoạt động sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng tăng cao Hiện nay, tổng số lao động làm việc trực tiếp trong các KCN là 19.923 người trong đó lao động làm việc trong các doanh nghiệp Việt Nam là 3.283 người chiếm 16,5%, lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI là 16.576 người chiếm 83,5%.
Bên cạnh đó còn hàng ngàn lao động gián tiếp làm các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động của khu công nghiệp, cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp như: dịch vụ vận tải, ngân hàng, bưu điện, văn phòng phẩm, kinh doanh ăn uống, cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ cho thuê nhà trọ, kinh doanh các nhu cầu thiết yếu hàng ngày phục vụ người lao động, các hoạt động giải trí …
3.2. Nguồn nhân lực của các Khu công nghiệp Phú Thọ giai đoạn 2006-2011
3.2.1. Tốc độ tăng và cơ cấu lao động
Hiện nay, Phú Thọ có hai KCN đang hoạt động là KCN Thụy Vân và KCN Trung Hà. Tuy nhiên, sự phân chia lao động trong hai khu này có sự chênh lệch, lao động chủ yếu tập trung trong KCN Thụy Vân do Thụy Vân bắt đầu hoạt động năm 2001 với 49 doanh nghiệp đang sản xuất còn KCN Trung Hà mới đi vào hoạt động năm 2010, đã có 05 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư của Ban quản lý KCN Phú Thọ trong đó mới chỉ có 01 dự án đầu tư xong cơ sở hạ tầng đi vào hoạt động sản xuất, còn các dự án khác đang trong quá trình triển khai.
Bảng 3.5: Phân bố lao động các KCN Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2011
Đơn vị: Người
STT Lao động KCN 2006 2010 2011
1 KCN Thụy Vân 8.502 18.026 19.824
2 KCN Trung Hà 0 72 99
Tổng lao động 8.502 18.098 19.923
Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ
Năm 2001, số lao động làm việc trong KCN chỉ có 386 người ở 05 doanh nghiệp trong nước tập trung chủ yếu vào sản xuất vật liệu xây dựng nhưng năm 2005 số lao động đã lên tới 5.591 người. Các dự án FDI bắt đầu đi vào hoạt động đã thu hút một lượng lao động lớn vào làm việc trong KCN. Đặc điểm của các dự án đầu tư nước ngoài là sử dụng công nghệ thâm dụng lao động cao như dệt may, bao bì… để tận dụng được nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.