- Quan điểm của Đảng, Nhà nước:
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, quan điểm của Đảng về con người được bổ sung, hoàn thiện dần cho phù hợp với yêu cầu phát huy nhân tố con người trong điều kiện mới. Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguồn lực con người là: “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại”. Nối tiếp quan điểm về con người và nguồn lực con người đã được khẳng định từ các kỳ Đại hội, Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò chiến lược của nhân tố con người, đồng thời xác định một số nội dung mới về vấn đề này.
Thứ nhất, đó là mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.
Thứ hai, để đạt được mục tiêu tổng quát đã đề ra tại Đại hội XI là: “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” một trong ba khâu đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để phát triển nhanh nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao, Đại hội XI đã đề ra một số giải pháp căn bản như xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới, chăm lo bồi dưỡng thể lực, trí tuệ, đạo đức, nhân cách, phẩm chất... của con người để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời chỉ rõ phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Việc khẳng định đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt xuất phát từ thực trạng giáo dục – đào tạo của Việt Nam và yêu cầu đổi mới của thời đại đối với giáo dục – đào tạo. Trong nhiều năm qua, mặc dù giáo dục nước ta đạt được những thành tựu nhất định, song nhìn chung, chưa theo kịp trình độ giáo dục thế giới.
Do vậy cần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các ngành, các lĩnh vực. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Rà soát hoàn thiện quy hoạch, mạng trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trong cả nước
- Quan điểm của tỉnh:
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã xác định: “tập trung đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trọng điểm” ; “tạo bước đột phá về đào tạo nguồn nhân lực; giải quyết tốt các vấn đề lao động, việc làm, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội” phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo nhu cầu thị trường.
Coi phát triển nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phát triển nhân lực một cách toàn diện, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe, giáo dục – đào tạo, dạy
nghề và tạo việc làm; quản lý và sử dụng nhân lực theo nhu cầu phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, dạy nghề, khuyến khích phát triển thị trường lao động, dịch vụ đào tạo, giới thiệu việc làm và hợp tác đào tạo phát triển nhân lực.
Một số chỉ tiêu phát triển xã hội tỉnh Phú Thọ định hướng đến 2020: Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao nhất thế giới, tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%, lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm trên 55% tổng lao động xã hội, số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần 2010. Con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.