3.2.1. Tốc độ tăng và cơ cấu lao động
Hiện nay, Phú Thọ có hai KCN đang hoạt động là KCN Thụy Vân và KCN Trung Hà. Tuy nhiên, sự phân chia lao động trong hai khu này có sự chênh lệch, lao động chủ yếu tập trung trong KCN Thụy Vân do Thụy Vân bắt đầu hoạt động năm 2001 với 49 doanh nghiệp đang sản xuất còn KCN Trung Hà mới đi vào hoạt động năm 2010, đã có 05 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư của Ban quản lý KCN Phú Thọ trong đó mới chỉ có 01 dự án đầu tư xong cơ sở hạ tầng đi vào hoạt động sản xuất, còn các dự án khác đang trong quá trình triển khai.
Bảng 3.5: Phân bố lao động các KCN Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2011
Đơn vị: Người
STT Lao động KCN 2006 2010 2011
1 KCN Thụy Vân 8.502 18.026 19.824
2 KCN Trung Hà 0 72 99
Tổng lao động 8.502 18.098 19.923
Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ
Năm 2001, số lao động làm việc trong KCN chỉ có 386 người ở 05 doanh nghiệp trong nước tập trung chủ yếu vào sản xuất vật liệu xây dựng nhưng năm 2005 số lao động đã lên tới 5.591 người. Các dự án FDI bắt đầu đi vào hoạt động đã thu hút một lượng lao động lớn vào làm việc trong KCN. Đặc điểm của các dự án đầu tư nước ngoài là sử dụng công nghệ thâm dụng lao động cao như dệt may, bao bì… để tận dụng được nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Trong giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng lao động 1.131,8% là tương đối cao. Giai đoạn này các doanh nghiệp trong và ngoài nước bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất và có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn. Tốc độ tăng của lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI cao hơn tốc độ tăng của lao động làm việc ở khu vực trong nước.
Giai đoạn 2006 – 2011, tốc độ tăng lao động là 134,3%. Năm 2006, số lao động trong KCN 8.502 người thì đến 2011 số lao động lên tới 19.923 người. Mặc dù tốc độ tăng ít hơn so với giai đoạn 2001 -2005 nhưng về số lượng thì lao động 2011 tăng gần 2,5 lần với năm 2006. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất ổn định, mở rộng dây chuyền sản xuất và một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.
Bảng 3.6: Lao động các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: người
Năm Lao động Tốc độ tăng(%)
2006 8502 52.07 2007 16682 96.21 2008 19501 16.90 2009 19413 -0.45 2010 18098 -6.77 2011 19923 10.08
Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ
Lao động từ 2006 đến 2011 tăng thêm là 11.421 người nhưng những năm 2008 - 2010 lao động bị giảm 1.403 người cho thấy sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới tới kinh tế trong nước, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến từng địa phương trong đó có Phú Thọ. Kinh tế thế giới suy thoái đã tác động vào kinh tế Việt Nam: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát tăng cao…
Năm 2011, lao động các KCN là 19.923 người tăng 10,8% so với năm 2010 cũng đồng thời cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế. Lao động nữ làm việc trong KCN là 14.755 người chiếm 74%, tăng 1,9% so với năm 2010 (lao động nữ năm 2010 là 14.478 người). Lao động làm việc trong các doanh nghiệp trong nước năm 2011 là 3.283 người chiếm 16,5%, tăng 33,9% so với năm 2010 (lao động năm 2010 là 2.451 người). Lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI là 16.576 chiếm 83,5% tăng 5,9% so với năm 2010. Tổng
số lao động nước ngoài làm việc trong các KCN là 140 người chiếm 0,7% trong đó chủ doanh nghiệp là 20 người còn lại là các chuyên gia kỹ thuật, quản lý…
So với lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế của Phú Thọ, lao động các KCN năm 2010 chiếm 2,57%, năm 2011 chiếm 2,77%. Mặc dù tỷ lệ % lao động các KCN có tăng lên so với lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn tỉnh nhưng vẫn còn rất thấp. Các doanh nghiệp trong các KCN những năm gần đây rất khó khăn trong khâu tuyển dụng đầu vào nhưng các KCN vẫn chưa thực sự tạo được điểm hấp dẫn đối với người lao động trong tỉnh.
Lực lượng lao động làm việc trong các KCN chủ yếu là lao động trẻ, tuổi đời từ 18 – 35 tuổi. Khoảng 5% là lao động trên 40 tuổi và lao động đã về hưu có kinh nghiệm quản lý hoặc có nhu cầu làm thêm tăng thu nhập ở các vị trí như bảo vệ, tạp vụ…
Tổng số lao động làm việc trong các KCN năm 2011 là 19.923 người tăng so với năm 2006 là 11.421 người, bình quân tăng 2,3 nghìn người/năm trong đó chủ yếu lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp. Năm 2011, tỷ lệ lao động làm việc trong công nghiệp 99,6%, dịch vụ 0,4%. Năm 2006, lao động làm việc trong ngành công nghiệp 99,5%, dịch vụ 0,5%. Lao động trong ngành dịch vụ tại các KCN ngày càng thu hẹp nhường chỗ cho lao động sản xuất công nghiệp.
Bảng 3.7: Lao động các KCN phân theo ngành giai đoạn 2006 - 2011
Đơn vị: Người
STT Lao động theo ngành 2006 2010 2011
1 Công nghiệp – xây dựng 8.460 18.024 19.843
2 Dịch vụ 42 74 80
Tổng lao động 8.502 18.098 19.923
Cơ cấu lao động các KCN chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các nhóm ngành thâm dụng lao động, chủ yếu là may mặc, cơ khí, hóa chất. Nguyên vật liệu xây dựng ngày càng thu hẹp, ngành công nghiệp chế biến ổn định mang tính tương đối, nhóm ngành diện tử ngày càng thu hẹp sản xuất. Đến đầu năm 2011, một doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử mới vào hoạt động nhưng đang trong giai đoạn sản xuất thử, thăm dò thị trường.
Năm 2011, lao động làm việc trong nhóm ngành may mặc là 15.690 người, chiếm 79% lao động làm việc trong ngành công nghiệp và chiếm 78,7% lao động toàn KCN, bằng 105,4% so với 2010. Giai đoạn 2006 – 2011, lao động ngành may mặc tăng hơn 9,6 ngàn người, tốc độ tăng là 159,6%.
Lao động làm việc trong ngành cơ khí tăng nhanh, năm 2011 là 1.723 người tăng 2,28 lần so với năm 2010 do có doanh nghiệp cơ khí với quy mô lớn mới đi vào sản xuất.
Bảng 3.8: Lao động các KCN phân theo nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2006 - 2011 Đơn vị: Người STT Lao động nhóm ngành công nghiệp 2006 2010 2011 1 Ngành may mặc 6.044 14.884 15.690 2 Ngành chế biến 407 311 498 3 Ngành hóa chất 830 1.384 1.351 4 Ngành cơ khí 274 755 1.723 5 Ngành vật liệu xây dựng 725 690 569
6 Ngành linh kiện điện tử 180 0 12
Tổng lao động 8.460 18.024 19.843