Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 75 - 77)

Nguyên nhân của những tồn tại trên được thể hiện ở những khía cạnh sau: Trong công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh còn chưa đồng bộ với các công trình phụ trợ như nhà ở công nhân, trạm xá, trường học...và chưa gắn kết với kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp.

Các chế độ chính sách cho người lao động còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện. Người lao động chưa nhận được chế độ đãi ngộ thỏa đáng so với công sức lao động bỏ ra.

Đặc biệt, người lao động ở các huyện, tỉnh lân cận còn gặp nhiều khó khăn về nhu cầu nhà ở. Dự án nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp chưa được triển khai đúng tiến độ. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chưa có chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi cho người lao động trên địa bàn các KCN.

Trong công tác đào tạo nghề chưa có cơ chế phối hợp giữa các cơ sở giáo dục – đào tạo với doanh nghiệp để tạo mối liên kết chặt chẽ đảm bảo cung ứng lao động theo đúng nhu cầu. Các cơ sở đào tạo chưa thực sự quan tâm đến ngành nghề mà đào tạo theo khả năng của mình. Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn lạc hậu, trình độ giao viên còn yếu.

Về phía Ban quản lý các KCN Phú Thọ vẫn chưa xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cụ thể cho các KCN trong giai đoạn tới. Công tác quản lý lao động trên địa bàn các KCN còn chưa thực sự được chú trọng dẫn tới tình trạng thả nổi lao động. Lâu nay, các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến tuyển lao động khi cần, sử dụng lao động sẵn có mà chưa thực sự quan tâm tới việc đào tạo lao động có trình độ để đáp ứng nhu cầu lâu dài.

Về phía người lao động: do trình độ nhận thức còn thấp nền chưa có sự hiểu biết về chính sách pháp luật lao động để tự bảo vệ quyền lợi của mình, chưa rèn luyện được tác phong công nghiệp hiện đại, chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn cũng như áp lực công việc.

Tiểu kết chương 3

Phú thọ là một trong những địa phương có các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp tương đối phát triển. Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động ngày càng tăng. Tuy nhiên, lao động làm việc ở khu vực này thường đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng cao (được đào tạo, có trình độ chuyên môn môn, kỹ thuật, tay nghề, tác phong kỷ luật lao động công nghiệp...).

Nguồn nhân lực của tỉnh Phú Thọ tương đối dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động đáp ứng được yêu cầu làm việc trong các KCN chưa cao. Mối quan hệ giữa cung và cầu nhân lực cho các các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn tồn tại khoảng cách nhất định (Chủ yếu vì chất lượng nhân lực). Phát triển nguồn nhân lực cho các KCN trên địa bàn vẫn là bài toán cần tìm lời giải của tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Chương 4

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)