Khái quát một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 40 - 97)

Từ kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước ở khu vực châu Á cho thấy mặc dù Hàn Quốc, Malaysia và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về vị trí địa lý, truyền thống của người phương Đông song họ đã có những bước phát triển vượt bậc về phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mình và đã cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm về phát triển nhân lực như sau:

- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đầu tiên là đầu tư – phát triển hệ thống giáo dục trên mọi lĩnh vực. Không chỉ đào tạo con người về ngành nghề, ứng dụng khoa học công nghệ mà giáo dục con người cả về nhân cách để hình thành được phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

- Phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện thông qua các chương trình, mục tiêu quốc gia về nhân lực của từng ngành, nghề, địa phương cụ thể gắn với chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

- Phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên việc nghiên cứu thông tin thị trường lao động và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

- Phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên sự phát triển ổn định của hệ thống pháp luật lao động; các chế độ chính sách, đãi ngộ người lao động phù hợp nâng cao đời sống người lao động.

- Nâng cao vai trò của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, đa dạng các ngành nghề; hình thành các trung tâm nghiên cứu thị trường lao động tại các khu vực trọng điểm.

- Tạo mọi điều kiện cho lao động nông thôn, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp làm KCN có cơ hội chuyển nghề tham gia vào lực lượng lao động KCN phù hợp với nhu cầu và năng lực.

Tiểu kết chương 1

Về lý luận, tuy vẫn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau nhưng dù theo cách lý giải nào thì về bản chất nguồn nhân lực vẫn là nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia được xem xét dưới góc độ số lượng, chất lượng, cơ cấu cả hiện tại và tương lai.

Về thực tế, nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp thường có tính đặc thù là lực lượng lao động trẻ, tuổi đời trung bình từ 18 đến 35 tuổi nên có: sức khỏe tốt, năng động, dễ tiếp thu cái mới, nắm bắt công việc nhanh, di chuyển dễ dàng. Chính vì vậy, chuẩn bị (hay phát triển) nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp nhằm phát huy được sức mạnh của lực lượng lao động trẻ đồng, thu hút được nguồn lao động lớn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển của các KCN đồng thời tập trung vào giáo dục và đào tạo nghề một cách toàn diện từ trình độ chuyên môn đến nhân cách đạo đức, tính kỷ luật cao để đáp ứng với nền sản xuất công nghiệp hiện đại.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

2.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Phú Thọ và các KCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2011 bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2011

Để giải quyết được những vấn đề đặt ra cần phân tích thực trạng nguồn lao động của tỉnh Phú Thọ và trong KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2011 để thấy được cơ cấu, trình độ, khả năng đáp ứng nhu cầu của lao động tỉnh Phú Thọ, lao động KCN và khả năng thu hút lao động của KCN để có các giải pháp định hướng cho tương lai.

2.1.2. Nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ với nhu cầu phát triển của các KCN?

Trong giai đoạn 2006 – 2011, lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đáp ứng được cho KCN chưa: về lượng, chất, trình độ chuyên môn…

Dự báo lao động cho giai đoạn 2012 – 2020.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin là việc làm rất cần thiết trong phân tích các vấn đề về kinh tế - xã hội bao gồm thu thấp thông tin thứ cấp và thu thập thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ quan quản lý liên quan.

2.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp (đã công bố)

Là thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Thông tin thu thập

- Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Tổng quan về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số nước trong khu vực.

- Các số liệu về tình hình chung của KCN Việt Nam: tổng vốn đầu tư, lực lượng lao động, kết quả sản xuất kinh doanh, giá trị xuất nhập khẩu.

- Các số liệu về tình hình chung của tỉnh: Điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, lao động, kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ giai đoan 2006 – 2010, 2011.

- Các số liệu về tình hình chung của KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: tổng vốn đầu tư, số dự án đầu tư, kết quả sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu. Đặc biệt là tình hình lao động: số lượng, cơ cấu, tốc độ tăng, trình độ chuyên môn... giai đoạn 2006 – 2011.

- Số liệu về các trường đào tạo chuyên nghiệp và cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh. Số lượng, trình độ, cơ cấu đào tạo, số việc làm được tạo ra hàng năm...

Nguồn thu thập

- Thu thập qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo cáo của trung ương, địa phương và các website liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Phòng Đào tạo nghề, phòng Việc làm – an toàn lao động, báo cáo tổng kết hàng năm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh Phú Thọ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các báo cáo, tổng kết của Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu – Lao động, Ban quản lý các KCN Phú Thọ, doanh nghiệp KCN Phú Thọ.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Là các thông tin được thu thập trực tiếp thông qua các cuộc phỏng vấn không theo bảng hỏi mà dựa vào tình hình của từng doanh nghiệp mà có các câu hỏi cho phù hợp các cán bộ nhân sự, công đoàn của doanh nghiệp, cán bộ trung tâm tư vấn...

Dựa trên những thông tin thu được và căn cứ vào tình hình thực tế nắm bắt trên địa bàn KCN Phú Thọ làm cơ sở phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp định hướng phù hợp.

2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê

Dựa trên các số liệu thống kê về nguồn nhân lực trong các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua để phân tích, so sánh tăng, giảm, số tương đối, tuyệt đối, sự biến động hàng năm ...

Phương pháp thống kê mô tả

Mô tả những chỉ tiêu về định lượng, định tính giúp cho quá trình nghiên cứu hiểu hơn về sự thay đổi về cơ cấu, trình độ của nguồn nhân lực KCN Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2011 để rút ra những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế của nguồn nhân lực và sự ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc đồng thời thấy được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và KCN nói riêng từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của KCN.

Phương pháp thống kê so sánh

So sánh thực trạng sử dụng nguồn lao động giữa các năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trong KCN dựa trên các tiêu thức lao động địa phương, lao động ngoại tỉnh; lao động có trình độ chuyên môn và không có trình độ chuyên môn; lao động phân theo giới tính....qua đó tìm ra những nguyên nhân tồn tại vì sao nguồn lao động KCN chưa thực sự phát huy hết tiền năm của mình, lao động dồi dào nhưng lại chưa đáp ứng nhu cầu của KCN.

2.2.3. Phương pháp Ma trận SWOT (phân tích: Điểm mạnh – Điểm yếu –

Cơ hội – Thách thức)

* Phương pháp ma trận SWOT

Phương pháp này tập hợp những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và nguy cơ của nguồn nhân lực KCN Phú Thọ trong quá trình đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN và khả năng thu hút nguồn

lao động trong KCN, bằng cách kết hợp các yếu tố để tìm ra biện pháp để nâng cao vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển KCN.

Cơ hội được ký hiệu là O, nguy cơ ký hiệu là T, những điểm mạnh ký hiệu là S, những điểm yếu ký hiệu là W. Trên cơ sở này thiết lập mô hình ma trận SWOT cho nguồn nhân lực KCN Phú Thọ bằng cách kết hợp S - T (phát huy những điểm mạnh để đẩy lùi nguy cơ) và kết hợp W-O (tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu).

Bảng: Ma trận SWOT

Ma trận SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội Phối hợp S/T Tận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức (nguy cơ) Điểm yếu (W) Phối hợp W/O

Giảm điểm yếu để nắm bắt cơ hội

Phối hợp W/T

Tối thiểu điểm yếu để ngăn

chặn nguy cơ

2.2.4. Phương pháp sử dụng hàm excel dự báo

Căn cứ vào số lượng lao động tăng hàng năm, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp (số doanh nghiệp đầu tư vào các KCN) sử dụng hàm excel phù hợp để dự báo lao động KCN.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu:

2.3.1. Cơ cấu dân số và lao động (theo số lượng, chất lượng)

- Dân số: Tổng dân số tỉnh Phú Thọ: bao gồm cả dân số trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động.

- Tốc độ tăng dân số = DS2011 DS2010

DS2010  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*100

- Dân số trong độ tuổi lao động (lao động trong độ tuổi): là những người trong độ tuổi theo quy định của Luật Lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình ra làm việc (nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi).

- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động: là tỉ lệ phần trăm giữa số người trong độ tuổi lao động so với tổng dân số.

Tỷ lệ DS trong độ tuổi lao động = DStrongtuoiLD*100 TongDS

- Lực lượng lao động: hay còn gọi dân số hoạt động kinh tế, bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp trong thời gian quan sát.

- Lao động ngoài độ tuổi là những người chưa đến hoặc đã quá tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn tham gia lao động.

- Lao động KCN Phú Thọ: là tổng số lao động trong và ngoài độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong địa bàn các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Tỷ lệ lao động KCN= LDKCN*100 TôngLD - Tốc độ tăng LĐ KCN= LDKCN2011 LDKCN2010 LDKCN2010  *100

- Tỷ lệ lao động nữ KCN: là tỷ lệ phần trăm giữa số LĐ nữ làm việc trong KCN so với tổng LĐ KCN.

Tỉ lệ lao động nữ = LDnuKCN x100%

TongLDKCN

- Lao động được đào tạo là lao động được đào tạo thông qua các trường nghề, trung cấp nghề, các cơ sở đào tạo, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học.

- Tỷ lệ LĐ được đào tạo=LDduocdaotaox100% TongLD

- Cơ cấu lao động làm việc theo ngành kinh tế: công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp

- Cơ cấu lao động làm việc phân theo các ngành công nghiệp: may mặc, chế tạo, cơ khí, hoá chất, bao bì, vật liệu xây dựng, điện tử...

2.3.2. Nhu cầu và những vấn đề đặt ra đối với lao động cho phát triển kinh tế và cho các KCN tế và cho các KCN

- Tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động/Tổng DS - Tăng tỷ lệ lao động trong KCN/tổng LĐ Phú Thọ - Giảm tỷ lệ LĐ nữ KCN/tổng LĐ KCN

- Tăng tỷ lệ LĐ qua đào tạo/ tổng LĐ (cả trong KCN).

- Tăng tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp cơ khí, điện tử (cả trong KCN)

Tiểu kết chương 2

Việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên giúp tác giả làm rõ thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ nói chung và nguồn nhân lực KCN nói riêng trong giai đoạn 2006 – 2011 qua đó định hướng cho giai đoạn 2012 – 2020.

Để có được các chỉ tiêu định tính và định lượng phân tích trong đề tài, ngoài phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin, phân tích thống kê, ma trận Swot làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực KCN giai đoạn 2006 – 2011, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng, những điểm mạnh điểm yếu của nhân lực KCN còn sử dụng các công thức cụ thể để tính các chỉ tiêu so sánh tốc độ tăng trưởng, sự phát triển hay suy giảm giữa các năm so với nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ, tốc độ tăng dân số của tỉnh, kế hoạch đào tạo để cung cấp nhân lực cụ thể nhất…

Bên cạnh đó, nhấn mạnh việc sử dụng phương pháp ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của nguồn nhân lực các KCN phối kết hợp với hàm dự báo để có giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực trong tương lai để hướng tới phát triển KCN bền vững.

Chương 3

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Giới thiệu chung về KCN Phú Thọ

3.1.1. Những nét chung về tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc, được tái lập năm 1997 theo Nghị quyết Quốc hội kỳ họp thứ 10, khóa IX. Là tỉnh có điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai, tài nguyên môi trường của cả ba vùng sinh thái, là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích là 3.532,9 km2, nằm tiếp giáp với các vùng Tây Bắc, Đông Bắc vùng Đồng bằng Bắc bộ. Là tỉnh có hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường sắt thuận lợi từ các tỉnh Tây Bắc về thành phố Việt Trì (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh) rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước; là cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc thông qua các tuyến quốc lộ số 2, quốc lộ 32, quốc lộ 70, tuyến đường sắt Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai – Côn Minh. Ngoài ra về đường thủy trên các sông: Sông Hồng, Sông Đà, Sông Lô nối các tỉnh Phú Thọ với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc.

Phú Thọ là nơi giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật với các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ bao gồm các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lao Cai, Sơn La, Hà Tây, Hà Nội. Trong đó các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ là thị trường lớn tiêu thụ nông lâm sản, giấy và các sản phẩm hoá chất công nghiệp do các nhà máy công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sản xuất ra. Đặc biệt thủ đô Hà Nội rất gần Phú Thọ, đây chính là nơi hỗ trợ, cung cấp thông tin, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công nghệ cho tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi và lợi thế đã và đang được phát huy đáp ứng yêu cầu cho phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 40 - 97)