So sánh cung, cầu về lao động cho các KCN

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 71 - 72)

Với những con số thống kê và phân tích trên về lực lượng lao động trong tỉnh, nhu cầu giải quyết việc làm hàng năm, quy mô ngành nghề đào tạo

và lực lượng lao động ra trường gia nhập vào thị trường lao động cho thấy Phú Thọ có một nguồn lao động rất dồi dào, tuy nhiên lao động có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp FDI) trong các KCN lại còn rất thiếu. Mặc dù vậy, lực lượng lao động làm việc trong KCN mới chỉ giải quyết được phần nào lao động trong tỉnh và một số lao động ngoài tỉnh lân cận di cư vào.

Theo phân tích thống kê cho thấy giai đoạn 2006 – 2011, hàng năm nhu cầu lao động có chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề trong KCN Phú Thọ tăng thêm là 2,3 ngàn người trong khi đó mục tiêu Phú Thọ mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 20 ngàn người và tạo việc làm mới cho 12 ngàn lao động lại phần đông là lao động phổ thông. Như vậy, còn một lực lượng lao động rất lớn có nhu cầu làm việc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhưng thực tế trong KCN lại rất khó khăn trong công tác tuyển dụng lao động. Đây chính là điểm bất cập mà bản thân doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý lao động địa phương và Ban quản lý KCN Phú Thọ cần phải xem xét và tìm cách tháo gỡ để cung cầu lao động được gặp nhau. Vừa tạo việc làm cho người lao động ổn định đời sống vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp đủ nguồn lao động để sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng nguồn thu ngân sách địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đến năm 2020 tỉnh Phú Thọ cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)