Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 39 - 40)

Theo niên giám về khả năng cạnh tranh toàn cầu năm 2010, Malaysia đứng thứ tư về mức ngân sách dành cho giáo dục với tổng thu nhập quốc nội (GDP). Chính phủ muốn tạo ra một nguồn nhân lực có sức cạnh tranh, có tay nghề và có tri thức nhằm đảm bảo đất nước sẽ đạt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2020. Các giải pháp Malaysia sử dụng để cung ứng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp là:

- Malaysia thành lập Bộ nguồn nhân lực để phát triển nguồn nhân lực. Bộ nguồn nhân lực có vai trò: Cập nhật và triển khai các chính sách về lao động, phát triển nguồn nhân lực, an toàn lao động và sức khỏe của người lao động; Quản lý và giải quyết chanh chấp lao động; quản lý các quan hệ quốc tế trong lao động; hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực; phân tích chính sách thị trường lao động; tạo cơ hội việc làm cho người lao động; cập nhật và triển khai chính sách đào tạo nghề trong nước…

- Quá trình đào tạo nghề của Malaysia thường thông qua phân tích nhu cầu dựa trên phân tích thị trường lao động, phân tích công việc, phân tích thực hiện công việc, phân tích cấu trúc công việc, xây dựng tiêu chuẩn đào tạo. Sau đó cục phát triển kỹ năng chứng nhận lao động đã qua đào tạo sau đó chuyển tới nhà tuyển dụng. Thời gian đào tạo nghề thường là 2 năm phụ thuộc vào các cấp độ nghề khác nhau.

- Phát triển hệ thống cung ứng lao động, nâng cao vai trò của hệ thống các đơn vị giới thiệu việc làm của nhà nước và tư nhân để thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020 (Trang 39 - 40)