chất lượng nguồn nhân lực
Với truyền thống đoàn kết, quyết tâm vượt khó thoát nghèo, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Ninh Bình luôn xác định đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng yếu trong sự nghiệp CNH, HĐH; và trên thực tế đã cố gắng kết hợp hài hòa giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển.
Bảng 2.6: Thực trạng lao động đang làm việc tại các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Dân số 1000người 890,9 892,2 893,5 894,6 896,1 898,1 599,6 Lao động 1000người 443,0 449,6 455,2 458,8 463,2 480,3 501,6 + CN - XD % 16,8 17,3 17,8 22,6 27,9 27,9 30,3 + NL - Tsản % 70,4 70,0 69,3 61,7 54,9 54,0 49,5 + DVụ % 12,8 12,8 12,8 15,7 17,2 18,1 20,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2011
Phân tích số liệu trên đây, có thể nhận thấy cho đến cuối năm 2011 số lao động nông nghiệp còn khoảng 49,5% trong tổng số lao động của Ninh Bình, tương đương với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng; tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng (30,3%) và dịch vụ (20,2%) là còn thấp. Tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị trong giai đoạn 2006 -2011 của Ninh Bình khá thấp (3,7%). Trong giai đoạn này, bình quân bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết được trên 15 nghìn chỗ làm việc.
Do chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên đáng kể, cơ sở vật chất được tăng cường, hệ thống các trường ĐH, CĐ và dạy nghề được mở rộng… nên nguồn nhân lực của Ninh Bình có chất lượng khá trong vùng ĐBSH. Bình quân 1.000 người dân có gần 300 người đi học, trong đó số sinh viên, học sinh học nghề chiếm tỷ lệ lớn. Đây là kết quả của việc đầu tư cho giáo dục, và xã hội hóa giáo dục và chính sách thu hút nhân tài của tỉnh.
Bảng 2.7: Số học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, CĐ, THCN, CNKT Đơn vị tính: Người Năm 2006 - 2007 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 Tổng số 843.327 16.843 24.333 32.083 29.631 26.378 CNKT 8.500 9.704 16.544 18.064 13.799 2.866 Trung học 4.827 4.361 4.331 8.012 7.616 12.648 CĐ-ĐH 830 2.778 3.458 6.007 8.216 10.864
Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Ninh Bình năm 2011
Có thể nhận thấy nguồn nhân lực của Ninh Bình phát triển khá cả về số lượng, chất lượng do đang nằm trong giai đoạn "thời kỳ dân số vàng", tạo điều kiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hiện tại, tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 501,6 nghìn người, trong đó lao động công nghiệp là 152.200 người và lao động đã qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ khoảng 28%, là tỷ lệ khá trong vùng.
Những năm vừa qua tình hình kinh tế của tỉnh Ninh Bình phát triển tương đối nhanh là nhờ vào yếu tố chính sách; trong đó chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có vai trò nổi trội.
Biểu 2.1: Kết quả đào tạo cán bộ, công chức của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 – 2010 theo chƣơng trình đào tạo
- 10,000 20,000 30,000 40,000 LL chính trị QLNN CM,NV Tổng LL chính trị 373 1.09% QLNN 21,776 63.74% CM,NV 12,014 35.17% Tổng 34,163 100.00% số lượng Tỷ lệ
* Một số nhận xét, đánh giá về cơ chế, chính sách của tỉnh trong việc đào tạo, bồi dưỡng lao động và thu hút nhân tài
Tỉnh Ninh Bình luôn coi phát triển giáo dục - đào tạo là biện pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, Ninh Bình đã chú trọng các vấn đề:
- Tăng cường đào tạo nhân lực có trình độ CMKT cao ở cấp đại học, trên đại học, phục vụ cho sự phát triển của các ngành kinh tế chủ đạo có hàm lượng tri thức cao, các ngành công nghệ cao, ngành dịch vụ trình độ và chất lượng cao, ngành kinh tế mũi nhọn.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác khuyến học, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, gắn với quy hoạch cán bộ kế cận lâu dài.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng chủ động, tích cực tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo và kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo.
- Phát triển mạng lưới tạo nghề của tỉnh, khắc phục tình trạng bố trí không đồng đều giữa các huyện, thị trấn.
- Xây dựng mới các trường đào tạo nghề CNKT bậc cao với cơ cấu đa ngành nghề, có công nghệ ngày càng hiện đại, có đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy ngày càng phù hợp với yêu cầu thực tế. Tăng cường đào tạo CNKT lành nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xuất khẩu lao động.
- Có cơ chế đầu tư, cơ chế huy động cơ sở vật chất, cơ chế đãi ngộ để phát triển đào tạo nghề. Phát triển thêm các cơ sở đào tạo các ngành nghề dịch vụ chất lượng cao theo yêu cầu xã hội; các cơ sở đào tạo nghề để phát triển các làng nghề truyền thống và các nghề mới.
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo, dạy nghề.
Tỉnh uỷ Ninh Bình cũng đã ban hành Chương trình số 14-CTr/TU ngày 1/12/2010 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011- 2020, trong đó xác định:
- Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng để củng cố, phát triển quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện quan hệ phân phối phù hợp với sự phát triển của lượng sản xuất và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện để hình thành các quan hệ quản lý và quan hệ phân phối mới phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, theo hướng khai thác ngày càng cao và có hiệu quả năng lực sản xuất.
- Phát triển nguồn nhân lực là động lực để thực hiện thành công xây dựng các ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, bưu chính viễn thông, du lịch, thương mại, y tế, giáo dục; dịch vụ thương mại, vận tải hành khách công cộng, cấp nước, dịch vụ ẩm thực…
* Một số nhận xét về kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài của tỉnh Ninh Bình những năm gần đây
Trong những năm gần đây, ngoài việc triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tỉnh Ninh Bình cũng đã ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích người lao động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng và thu hút lao động chất lượng cao về làm việc tại tỉnh .
Kết quả đào tạo và hỗ trợ kinh phí tham gia các khoá đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài như sau:
Bảng 2.8: Kết quả đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài giai đoạn 2007-2010
Tổng số
2007 2008 2009 2010
1, Đào tạo sau đại học 924 101 192 220 411
Tiến sỹ 12 03 01 02 06
Thạc sỹ 788 97 164 207 320
Bác sỹ chuyên khoa cấp I 110 49 22 33 06
Bác sỹ chuyên khoa cấp II 14 01 10 01 02
2, Thu hút nhân tài 47 40 07
Tiến sỹ 01 01
Thạc sỹ 03 01 02
Đại học 43 38 05
Nguồn: Báo cáo của Sở Nội vụ Ninh Bình
Nhận xét chung: Thời gian qua số CB, CC-VC được cử đi đào tạo sau đại học trở về địa phương công tác và những cán CB, CC-VC được tuyển dụng theo cơ chế thu hút nhân tài đã góp phần vào công cuộc phát triển KT-XH của tỉnh. Đội ngũ CB, CC-VC của tỉnh đã từng bước đáp ứng được trình độ chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu của việc kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước trên địa bàn.
2.2.3.Tình hình sử dụng lao động và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế