Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020
Vai trò của nguồn nhân lực trong các nguồn lực ngày nay được nhận thức như một yếu tố năng động nhất. Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, vì vậy trong quá trình phát triển KT-XH phải đặt con người vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của cá nhân.
Phát triển nguồn nhân lực phải nhằm tạo ra sự phân công lao động xã hội theo hướng tiến bộ, toàn xã hội có công ăn việc làm, lao động có tay nghề, sản phẩm có hàm lượng KH&CN ngày càng cao. Vai trò của lực lượng lao động chất lượng cao thực sự được phát huy; ngăn chặn nạn chảy máu chất xám và tận dụng được chất xám từ bên ngoài vào. Quan tâm không chỉ hiệu quả kinh tế - kỹ thuật mà cả hiệu quả xã hội và nhân văn.
Từ định hướng, mục tiêu phát triển KT-XH, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh và mục tiêu, quan điểm, chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 và thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh mà tác giả đã phân tích ở chương 2, việc phát triển nguồn nhân lực của Nình Bình giai đoạn 2011-2020 cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Cần nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.Gắn kết giữa quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực với các chương trình phát triển kinh tế, với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 của tỉnh phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển bền vững và chủ động hội nhập quốc tế.
- Phát triển nhanh và có chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ lao động trong lĩnh vực KH&CN bằng cả biện pháp kinh tế và chính trị.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.
Từ những định hướng trên, trong phạm vi của luận văn, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020 như sau: