KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG NƢỚC VỀ NÂNG CAO

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 48)

lƣợng nguồn nhân lực và vấn đề rút ra cho tỉnh Ninh Bình

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.3.1.1.Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây rất chú trọng chính sách thu hút nhân tài, thu hút LLLĐ có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố. Thực tế cho thấy, do có chính sách hấp dẫn hơn các địa phương khác, Thành phố Đà Nẵng đã thu hút được đông đảo những người có trình độ cao, các chuyên gia, các nhà khoa học... từ các địa phương khác trong cả nước về phục vụ, đặc biệt là sinh viên con em của thành phố.

Thành phố Đà Nẵng đã ban hành quy định về một số chính sách đối với người có trình độ cao, chuyên gia giỏi làm việc trên địa bàn Thành phố. Chẳng hạn như tuyển dụng, bố trí, sử dụng không phân biệt tôn giáo, hộ khẩu…; trả lương đúng với tài năng và trình độ, được ưu tiên đề bạt vào những chức vụ quan trọng trong đơn vị doanh nghiệp từ cấp trưởng phòng, ban trở lên; người chưa có nhà ở được ưu tiên giải quyết mua nhà ở khu chung cư và có chính sách miễn, giảm; những người ở xa thành phố được bố trí nơi ở không phải trả tiền thuê; bố trí phương tiện đi lại thuận tiện; được chọn trường cho con đi học; những người phải nuôi dưỡng cha mẹ già yếu được trợ cấp hàng tháng...

Với chính sách chiêu hiền đãi sỹ như trên, Thành phố Đà Nẵng đang thể hiện quyết tâm đẩy mạnh CNH, HĐH để trở thành một trung tâm mạnh về nhiều mặt của cả nước, chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo NNL chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.

Hà Nội là địa phương có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lớn nhất cả nước. Số người có trình độ chuyên môn của Hà Nội cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất so với cả nước. Đặc biệt, người có trình độ trên đại học chiếm tới 40% của cả nước (cao hơn nhiều so với thành phố Hồ Chí Minh). Trong tổng số cán bộ giảng dạy đại học cao đẳng có trình độ trên đại học của cả nước thì Hà Nội chiếm tới 65,7% (trong khi đó Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 16,3%). Hà Nội không thiếu nhân tài là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, các nhà khoa học-công nghệ, các nhà quản lý, các nhà chuyên gia giỏi.

Trong những năm qua Thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút, trọng dụng nhân tài với một số cơ chế: quỹ ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi; ưu đãi về nhà ở (thưởng nhà, bán nhà theo cơ chế trả dần); các ưu đãi về phụ cấp, thưởng bằng tiền, trợ cấp mua tài liệu nghiên cứu…Bên cạnh đó, để thu hút tài năng trẻ, dần hình thành NNL chất lượng cao, Thành phố chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc mọi thành phần kinh tế đưa ra những phương án thu hút, sử dụng tài năng trẻ; khuyến khích các doanh nghiệp cấp học bổng để đào tạo cán bộ nguồn và khuyến khích cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ sau đại học, xây dựng cơ chế thưởng cho người có công đào tạo tài năng trẻ…Tại Hà Nội, với chủ trương “thu hút tài năng trẻ, thành phố đã tổ chức khen thưởng xứng đáng mỗi năm gần 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học trên địa bàn thủ đô….Chính vì vậy, NNL chất lượng cao này đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.

Tuy nhiên thành phố Hà Nội vẫn chưa có cơ chế chính sách đãi ngộ một cách hợp lý NNL chất lượng cao chưa sử dụng hết những tri thức và kinh nghiệm quý báu của họ. Do đó, Hà Nội hiện nay đang xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, ban hành cơ chế chính sách mới thực sự hấp dẫn cả vật chất lẫn tinh thần bao gồm từ tuyển dụng, bố trí, sử dụng đến chính sách tiền lương, chính sách đề bạt, giao trọng

trách, chính sách nhà ở trên cơ sở học tập kinh nghiêm của các nước ASEAN như Singaporo, Malaisia, Thái Lan; kinh nghiệm của một số địa phương trong nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và áp dụng phù hợp với điều kiện đặc thù của mình nhằm thu hút những người hiền tài đem hết tri thức và kinh nghiệm mà họ có vào phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.

1.3.1.3. Mô hình đào tạo hướng cầu của trường Đại học Công nghiệp Hà nội

Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường hợp điển hình cho mô hình hợp tác giữa một đại học trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài trong đào tạo hướng cầu. Ông Hà Xuân Quang, Phó hiệu trưởng, nói rằng phát triển hợp tác giữa hai bên là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật.

Sự hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên: công ty có nguồn nhân sự tốt, chủ động trong tuyển dụng, tiết kiệm chi phí đào tạo. Nhà trường được hỗ trợ từ doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, còn sinh viên - nguồn nhân lực tương lai cho nền kinh tế, được học tập trong môi trường tốt và có việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Trong năm học 2009-2010, Đại học Công nghiệp Hà Nội đào tạo 18 ngành đại học, 20 ngành cao đẳng, 14 ngành trung cấp chuyên nghiệp, 5 ngành cao đẳng nghề... Trên 80% sinh viên của trường có việc làm đúng nghề trong thời gian sáu tháng từ ngày tốt nghiệp. Hiện có hơn 400 doanh nghiệp trên cả nước hợp tác để đào tạo sinh viên ngay trên ghế nhà trường.

Tập đoàn Foxconn của Đài Loan đã ký hợp đồng hợp tác đào tạo nhân lực kỹ thuật với trường trong thời gian 15 năm từ năm 2008, nhằm cung cấp 1.200-1.500 lao động/năm cho các nhà máy của Foxconn tại Việt Nam. Hình thức hai bên áp dụng là Foxconn cung cấp trang thiết bị đào tạo trị giá 5 triệu đô la Mỹ, cấp chi phí đào tạo và hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên được chọn đào tạo.

Toyota Việt Nam (TMV) cũng hợp tác với Đại học Công nghiệp Hà Nội từ năm 2007 để đào tạo hai đến ba khóa/năm, mỗi khóa 40-50 thợ sửa chữa thân vỏ và sơn ôtô cho các trạm sửa chữa xe của TMV. Trong hợp đồng này, TMV cấp thiết bị trị giá 80.000 đô la, chuyển giao công nghệ và cung cấp một số vật tư đào tạo cho trường. Đặc biệt, trường còn liên kết với 15 nghiệp đoàn Nhật Bản nhằm đưa thợ kỹ thuật sang làm việc cho các công ty tại Nhật, và đã có hơn 1.000 sinh viên sang Nhật theo chương trình này…

1.3.2. Những vấn đề rút ra có thể tham khảo cho tỉnh Ninh Bình

Xã hội hóa công tác giáo dục và đào tạo nhằm huy động và khai thác các nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển NNL, tăng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng NNL. Thông qua các chương trình về giáo dục và đào tạo, chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình, …nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. XHH trong giáo dục là một bước đi đúng hướng để huy động toàn xã hội cho công tác phát triển sự nghiệp giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Đây là mô hình có khả năng thực hiện cao ở các địa phương vì mục tiêu có một nguồn lao động có chất lượng ở địa phương, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là công việc quan trọng đối với mọi quốc gia và mọi địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Công việc này phải “đi trước” trong tiến trình CNH, HĐH. Ninh Bình có lợi thế trong việc học tập kinh nghiệm các tỉnh, thành phố đi trước trong việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong sản xuất cũng như các kinh nghiệm về phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây chính là điều kiện thuận lợi để địa phương này có thể rút ngắn thời gian CNH, HĐH. Từ những kinh nghiệm nêu trên, có thể rút ra những bài học có tham khảo cho Ninh Bình.

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực là trọng tâm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đưa ra được các giải pháp chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có ý nghĩa to lớn và cần được chú trọng nhất. Trong đó, việc đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là công việc đi đầu cần được thực hiện trước. Chỉ có thế chúng ta mới có được nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Để làm được điều này trước hết phải xây dựng được những cơ chế hữu hiệu cho giáo dục đào tạo, coi trọng phát triển chất lượng giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng văn hóa người dân nói chung và người lao động nói riêng. Giáo dục phổ thông là công việc phải được quan tâm hàng đầu trong giai đoạn đầu, bên cạnh đó cũng phải chú trọng đến vấn đề dạy nghề cho người lao động

Thứ hai, cần có định hướng và chính sách phát triển đúng đắn các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa. Vấn đề này có ý nghĩa trong việc tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần vào tăng trưởng bền vững. Để thực hiện điều này, Ninh Bình phải chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó ưu tiên các loại hình doanh nghiệp nhỏ. Bởi vì ngoài tác dụng tạo việc làm với số lượng lớn thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn trước những thay đổi của thị trường, có thể tạo ra nhiều công ăn việc là cho người lao động. Ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là hạt nhân của kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, giảm chênh lệch trình độ người lao động giữa nông thôn và thành thị.

Thứ ba, trong các chính sách về thị trường lao động, trước hết Tỉnh phải quan tâm đến chế độ tiền lương cho người lao động, bảo đảm cho người lao động có được thu nhập hợp lý để nâng cao mức sống. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách đào tạo và chính sách

trong sử dụng lực lượng lao động được đào tạo, gắn kết chặt chẽ cơ cấu đào tạo, cơ cấu của lực lượng lao động với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều này làm cho việc đào tạo sát với thực tế, tăng hiệu quả của cả nền kinh tế.

Thứ tư, thu hút và trọng dụng nhân tài là kinh nghiệm rất đáng được nghiên cứu và vận dụng vào điều kiện hiện nay nhằm phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh kinh tế Ninh Bình đang phát triển mạnh theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

Tỉnh Ninh Bình cần có những chính sách mới phù hợp về giáo dục, về đầu tư, về thu hút và sử dụng nhân tài để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH.

* * *

Trong Chương 1, luận văn đã hệ thống hóa, góp phần làm rõ hơn những khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực; vai trò chất lượng của nguồn nhân lực đối với quá trình CNH, HĐH. Đồng thời, nêu lên một số kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH và rút ra những vấn đề có thể tham khảo cho tỉnh Ninh Bình. Các địa phương trên cũng như Ninh Bình, đều nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển đất nước; tầm quan trọng của việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng lao động trong khu vực nông thôn. Vì vậy, tất cả các Tỉnh, Thành phố này đều rất quan tâm đến việc đào tạo, phát triển lực lượng lao động có đủ năng lực để tiếp thu những kiến thức tiên tiến của thế giới và giải quyết được những vấn đề đặt ra cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chương 2

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 - 2010 phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 - 2010

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Ninh Bình

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực nam đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà Hội 93km về phía Nam, có tọa độ địa lý từ 19050’ đến 20027’ vĩ độ Bắc và 105032’ đến 106033 kinh độ Đông. Về phía Bắc, tỉnh Ninh Bình giáp tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp tỉnh Nam Định và phía Đông nam giáp biển Đông. Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Ninh Bình (trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh), thị xã Tam Điệp và 6 huyện: Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Gia Viễn, Hoa Lư và Nho Quan.

- Địa hình: Nằm trong vùng tiếp giáp giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây, lại nằm trong vùng trũng tiếp giáp biển Đông nên về địa hình phân thành 3 vùng khá rõ: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển. Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.390 km2

, trong đó, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 96.797,2 ha (chiếm 69,7%), đất phi nông nghiệp là 28.466,56 ha (chiếm 20,5%) và đất chưa sử dụng là 13,7 ha (chiếm 9,8%), Đất đai tương đối mầu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại và lâm nghiệp, bao gồm các loại đất như: đất phù sa (vùng đồng bằng ven biển), thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây cói; đất phù sa cũ tập trung ở vùng đồng bằng trũng, thích hợp cho thâm canh hoa màu, cây lương thực có chất lượng cao; đất feralitic đỏ - vàng ở vùng nửa đồi núi

thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu.

- Dân số của Ninh Bình là 100,7 vạn người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm 61,03%, mật độ dân số 674 người/km2. Dân tộc Kinh chiếm đa số; dân tộc Mường là dân tộc thiểu số (chiếm 1,7% dân số), sống ở huyện miền núi Nho Quan, đây là dân tộc còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá truyền thống hấp dẫn du lịch.

- Về khoáng sản: Ninh Bình có một khối lượng đá vôi khổng lồ, với trên 12.000 ha núi đá vôi có trữ lượng hàng chục tỷ m3

đá vôi, hàng chục triệu tấn đô-lô-mít và đất sét phân bổ rải rác ở các vùng đồi núi thấp. Đây là tiềm năng to lớn để sản xuất vật liệu xây dựng như: Xi măng, gạch, ngói, đá xây dựng... Ninh Bình có hệ thống suối nước khoáng có vị mặn, thành phần magiêbicarbonat cao, trữ lượng lớn, nhiệt độ 53 - 540C, có thể đưa vào khai thác để sản xuất nước giải khát và tắm ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch (suối khoáng nóng Kênh Gà và Cúc Phương). Bên cạnh đó, còn có một số tài nguyên khoáng sản khác như: than bùn (trữ lượng nhỏ, khoảng 2 triệu tấn), cát xây dựng, sét gốm sứ, sét xi măng... Với hơn 15 km bờ biển, được bồi đắp hàng năm từ 80 - 100m, thuận tiện để phát triển kinh tế ven biển bao

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 48)