Nguyên nhân của những hạn chế lớn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 80)

* Quy mô ngành nghề và chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý giữa

các bậc, ngành đào tạo. Hệ thống định hướng nghề nghiệp, đào tạo và đào tạo lại chưa theo kịp với những đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc dạy nghề vẫn theo hướng cung, chưa gắn với nhu cầu sử dụng, chất lượng dạy nghề còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động.

- Quy mô các cơ sở dạy nghề còn nhỏ, một số các cơ sở dạy nghề chưa đủ điều kiện diện tích theo quy định, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.

- Hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh phát triển chưa đồng bộ, phân bố không đều, hầu hết tập trung ở TP Ninh Bình và thị xã Tam Điệp.

- Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lý: cơ sở dạy nghề chủ yếu đăng ký các ngành nghề đơn giản, đầu tư ít, cơ sở vật chất trang thiết bị đơn giản (thêu ren, mây tre đan, may mặc…). Chỉ có một số ít cơ sở tổ chức dạy các nghề đòi hỏi trang bị kỹ thuật hiện đại như: hàn công nghệ cao, cắt gọt kim loại, điện tử công nghiệp…, nên không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động có trình độ kỹ thuật trong tỉnh. Điều này làm cho cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của tỉnh chưa hợp lý, thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.

- Sự yếu kém từ chính ngay đội ngũ nghiên cứu khoa học, giáo viên ở các trường cao đẳng, trung cấp nghề cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

* Chi ngân sách đầu tư cho giáo dục, dạy nghề, khoa học công nghệ chưa tương xứng trước yêu cầu phát triển.

* Điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh còn khó khăn; chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân tài vẫn còn bất hợp lý; môi trường làm việc chưa thuân lợi để phát huy hết năng lực, khả năng sáng tạo của người lao động... nên chưa khuyến khích được người lao động hăng say làm việc và khó thu hút được lao động có trình độ cao về làm việc tại tỉnh.

* Sự yếu kém trong công tác quản lý nguồn nhân lực: Việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa có sự phân cấp rõ ràng, mỗi ngành, mỗi bộ phận quản lý riêng mà chưa có ngành nắm chung toàn bộ nguồn nhân lực để đề xuất kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp.

* Việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và kế hoạch, chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường cũng như chưa gắn chặt với yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa hội nhập.

* * *

Dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, chương 2 luận văn tập trung phân tích toàn cảnh về nguồn nhân lực của Ninh Bình, những nhân tố về KT-XH, vị trí địa lý, dân số, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Trong những năm gần đây, mặc dù Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh bằng nhiều giải pháp; tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực vẫn rất thấp. Luận văn đã phản ánh, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 – 2010 về quy mô, cơ cấu, chất lượng, kết quả giáo dục - đào tạo; phân tích những thành tựu, nguyên nhân của những hạn chế, đồng thời nêu lên được những vấn đề đặt ra hiện nay đối với chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Đó là cơ sở để đưa ra những định hướng và giải pháp thiết thực ở Ninh Bình.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH NINH BÌNH

GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 80)