Nhóm giải pháp đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 94)

chuyên môn kỹ thuật cho người lao động

Nhìn chung, việc đào tạo, dạy nghề ở Ninh Bình giai đoạn 2006 – 2010 khá sôi động với nhiều hình thức phong phú, nhưng cũng bộc lộ tính chắp vá, tự phát, thiếu đồng bộ, nhiều khi gây thiệt hại cho người học, mà hiệu quả xã hội không cao. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề vẫn còn tương đối cao, chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển KT-XH. Thể hiện ở một số điểm sau:

- Tốc độ phát triển các cơ sở dạy nghề còn chậm, chưa đồng bộ, quy mô đào tạo nhỏ. Phân bố chưa phù hợp, tập trung chủ yếu ở thành phố Ninh Bình và các thị xã, thị trấn (20/27cơ sở), vì vậy công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn.

- Cơ cấu trình độ nghề đào tạo chưa hợp lý, chủ yếu đào tạo trình độ sơ cấp nghề (72%). Nghề đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề trên địa bàn chưa được phân định rõ ràng, nhiều nghề hoặc nhóm nghề đơn giản.

- Số giáo viên của các cơ sở dạy nghề so với tiêu chuẩn hiện nay (theo Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH) còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm).

- Chương trình, giáo trình chậm được cập nhật, sửa đổi bổ sung để phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và yêu cầu hội nhập; trang thiết bị dạy nghề chưa được đầu tư đồng bộ, phương tiện kỹ thuật dạy và học của các cơ sở dạy nghề tuy có được cải thiện nhưng vẫn thiếu nghiêm trọng, phần lớn các trang thiết bị dạy nghề lạc hậu so với thực tế sản xuất (các nghề như: hàn công nghệ cao, cắt gọt kim loại, điện tử công nghiệp).

Hiện nay lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong lực lượng lao động, chủ yếu là lao động ở vùng nông thôn, lao động trong các hộ nghèo (chiếm 80,28%), vì thế khả năng chuyển đổi nghề, tự tìm việc làm có thu nhập cao hơn là rất khó đối với họ (hiện tại, chưa có cơ sở nào đào tạo nông dân, ngoài các lớp khuyến nông). Đồng thời việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa lao động trong ngành nông nghiệp, thiếu lao động có tay nghề trong các ngành công nghiệp, dịch vụ sẽ tạo áp lực về việc làm cho người lao động, mà đặc biệt lao động nông thôn (hiện nay, lực lượng lao động trong ngành nông, ngư nghiệp và thuỷ sản chiếm 65,07% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế).

Dự báo đến năm 2020, dân số từ 15 tuổi trở lên ở khu vực nông thôn chiếm 79,48%, nhu cầu lao động trong ngành nông, ngư nghiệp và thuỷ sản chỉ chiếm 52% lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Như vậy, nhu cầu để tào tạo nâng cao trình độ CMKT cho lực lượng lao động là rất lớn,

với mục đích đặt ra là phải hỗ trợ cho các đối tượng lao động này có thể hoà nhập vào thị trường lao động, tạo cơ hội cho họ tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm công ăn, việc làm.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội về vai trò của dạy nghề đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo điều kiện cho thanh niên lập thân, lập nghiệp.

- Trong đào tạo, tái đào tạo đội ngũ lao động phải chú trọng đồng bộ các lĩnh vực: chuyên môn, tay nghề, trình độ luật pháp, trình độ quản lý, khả năng ngoại ngữ, tính kỷ luật và tác phong làm việc khoa học. Tạo điều kiện cho người học có thể chọn thầy, chọn lớp, chọn nghề phù hợp để học; và ngược lại, thầy và các nhà trường cũng có thể chọn người học để truyền nghề.

- Triển khai quá trình hướng nghiệp, đào tạo, dạy nghề ngay từ trường phổ thông cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên bước vào học nghề sau khi tốt nghiệp phổ thông và cả học nghề trong quá trình học phổ thông.

- Trong công tác đào tạo, cần chú ý đến đào tạo lao động có chất lượng cao, cho các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Để đạt được điều này cần phải xác định rõ ràng các lĩnh vực, ngành nghề đang cần lao động, thiếu lao động có tay nghề; tiêu chuẩn hoá các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề; phối hợp chặt chẽ hơn nữa các bên tham gia hoạch định chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

- Gắn bó chặt chẽ việc đào tạo kỹ thuật với quá trình lao động sản xuất, thực hiện “học” đi đôi với “hành”, gắn cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất với nhiều hình thức thích hợp, hiệu quả. Thực hiện sự gắn bó, liên kết giữa các trung tâm xúc tiến, giới thiệu việc làm với các cơ sở lao động, dạy nghề để đảm bảo phù hợp giữa cung và cầu về lao động.

- Tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động không có trình độ tay nghề để họ có cơ hội nâng cao kỹ năng, tìm việc làm và nâng cao mức thu nhập.

- Hằng năm tăng mức đầu tư từ ngân sách tỉnh cho dạy nghề đảm bảo tỷ trọng từ 5% - 6% trong ngân sách chi cho sự nghiệp đào tạo; tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp, xây dựng mới các công trình phục vụ dạy và học nghề của các cơ sở dạy nghề công lập.

Một số biện pháp cụ thể

(1) Về phát triển mạng lưới đào tạo nghề

Mục đích: Khắc phục tình trạng các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề tập trung quá nhiều tại địa bàn thành phố, trong khi tại các khu công nghiệp tập trung và các vùng nông thôn lại thiếu vắng hệ thống các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề.

Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có 27 cơ sở tham gia đào tạo nghề nhưng phân bố không đều, chỉ có 14/27 trung tâm đào tạo nằm rải rác trên địa bàn 7 huyện, thị trấn với quy mô đào tạo nhỏ, phần nhiều đào tạo các ngành nghề đơn giản. Trong khi theo dự báo về cung, cầu lao động giai đoạn 2011-2015 thì nhu cầu đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn phục vụ cho việc dịch dịch cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu về lao động trong các ngành kinh tế trong phát triển kinh tế của tỉnh là rất lớn. Vì vậy, tỉnh cần phải nghiên cứu để đầu tư, nâng cấp những cơ sở dạy nghề hiện có, khuyến khích phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo.

(2) Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

- Tăng cường sự gắn kết giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề. Để làm việc này cần thực hiện một số việc như:

+ Tăng cường sự kết nối thông tin giữa sở dạy nghề với doanh nghiệp. Trên cơ sở thống kê, cập nhật thường xuyên thực trạng lao động và thu thập thông tin nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của các

doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, định kỳ 3 tháng, 6 tháng... cơ quan chuyên ngành thông báo số liệu cụ thể cho các cơ sở dạy nghề nắm được để chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo của đơn vị mình sát với yêu câu tuyển dụng lao động kỹ thuật của doanh nghiệp, đồng thời liên hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động kỹ thuật tạo điều kiện cho học sinh đến thực tập những nghề doanh nghiệp cần, từ đó doanh nghiệp có cơ hội xem xét lựa chọn, tuyển dụng những học sinh này sau khi tốt nghiệp.

(3) Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội

Từ thực tế tồn tại tình trạng chưa có sự cân đối trong cung cấp và sử dụng nguồn nhân lực, vừa thừa, vừa thiếu, cho nên cần thiết có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Vì thế, viêc đào tạo phải phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động nền kinh tế. Để thực hiện được điều này cần:

- Đối với cơ quan quản lý chuyên ngành của tỉnh (Sở GD-ĐT, Sở LĐ,TB&XH):

+ Cần tính toán nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh để quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề.

+ Nắm chắc nhu cầu tổng thể của toàn tỉnh để phân bổ chỉ tiêu đào tạo hợp lý cho các cơ sở đào tạo.

- Đối với các cơ sở đào tạo:

+ Quan tâm tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu xã hội để có kế hoạch đào tạo hợp lý. + Thường xuyên và nhanh chóng đổi mới chương trình, nội dung, đào tạo khoa học, hiện đại, luôn cập nhật những thông tin, tri thức mới; đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực.

+ Trong quá trình đào tạo phải thật sự coi trọng việc thực tập, ứng dụng, thực hành. Phải khắc phục triệt để thói quen học vẹt, lý thuyết suông, kém hiểu biết thực tiễn, thiếu kỹ năng thực hành.

+ Bên cạnh việc hiện đại hoá dạy nghề, khuyến khích các hoạt động đào tạo nghề truyền thống theo lối kèm cặp đối với các ngành nghề đặc trưng của địa phương như chạm, khảm, thêu nhằm gìn giữ và đẩy mạnh việc sản xuất các mặt hàng truyền thống phục vụ cho các hoạt động thương mại, quảng bá văn hoá...

Giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động cần có mối liên hệ mật thiết với nhau: cơ sở sử dụng lao động có thể đặt hàng, cơ sở đào tạo có sản phẩm theo đúng yêu cầu sử dụng.

3.2.4. Nhóm giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực khoa học công nghệ

Không phải đến hôm nay chúng ta mới nói đến việc trọng dụng nhân tài, mà từ xưa cha ông ta đã đặc biệt quan tâm, trọng dụng nhân tài, coi nhân tài là rường cột của quốc gia và có chính sách trọng dụng rất cụ thể thống nhất từ trung ương đến địa phương (làng, xã):

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì nước thịnh, nguyên khí yếu thì nước suy" bởi thế các bậc thánh đế, minh vương xưa nay không ai là người không lo chăm sóc, vun xới…”

(Trích văn bia Quốc Tử Giám – Hà Nội)

Trong tất cả các nỗ lực này, trọng dụng và thu hút tài năng là vấn đề cốt tử và cấp bách nhất. Điều đáng lưu tâm là trọng dụng tài năng hiện có trong từng tổ chức phải là bước đi đầu tiên. Một cơ quan sẽ không thể thực sự thu hút được tài năng chân chính nếu họ không trọng dụng được những tài năng đã có trong tay.

Nhiều năm nay, Ninh Bình là một trong những tỉnh thường xuyên bị chảy máu chất xám. Một bộ phận lao động có trình độ cao đã và đang di chuyển về Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, các vùng khác. Một bộ phận sinh viên, học viên theo học ở các trường trong nước và nước ngoài sau khi tốt nghiệp đã tìm cơ hội làm việc ở các nơi khác mà không trở về tỉnh. Những năm gần đây, tỉnh cũng đã có những chính sách thu hút

nguồn nhân lực có trình độ cao về làm việc tại tỉnh nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn.

Để có thể giữ vững lực lượng đang có, đồng thời thu hút thêm lực lượng từ những nơi khác tham gia vào quá trình xây dựng KT-XH của tỉnh, tỉnh Ninh Bình cần có những chính sách, biện pháp thiết thực hơn, thoả đáng hơn, hấp dẫn hơn nữa, tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi, trọng thị, trọng dụng phát huy năng lực của người giỏi, người tài bao gồm cả cơ chế chính sách, sự khuyến khích về tài chính và tinh thần như những đãi ngộ về lương bổng, thuế, nhà cửa, sự tôn vinh....

Các chính sách và biện pháp thu hút, đào tạo và sử dụng tài năng nói trên phải mạnh mẽ, linh hoạt, nằm trong hệ thống chính sách đồng bộ và phải nhất quán trong tổ chức thực hiện.

Việc trọng dụng không phải chỉ ra vài chính sách về nhà, về lương, về tiền cho người có hàm cấp, chỉ làm vậy chưa chắc đã thu hút được người tài. Người tài thực họ cần sự tôn trọng, sự cầu thị và môi trường làm việc cho phép họ phát huy sáng tạo.

Một số biện pháp cụ thể

(1) Đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại để khai thác có hiệu quả tiềm năng đội ngũ cán bộ KH&CN của tỉnh.

- Định kỳ đào tạo lại cho cán bộ KH&CN để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới. Mạnh dạn đào tạo cán bộ KH&CN tại các cơ sở nước ngoài có trình độ KH&CN tiên tiến. Có cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả cán bộ KH&CN sau khi đào tạo.

- Khuyến khích việc cấp học bổng của các doanh nghiệp cho các tài năng từ cấp phổ thông trung học, đại học và sau đại học trong và ngoài nước. Khuyến khích du học tự túc; tạo điều kiện cho cán bộ đi tham quan học tập nước ngoài.

- Cần xác định rõ các ngành mà tỉnh đang thiếu cán bộ có trình độ đại học trở lên, trên cơ sở đó làm tốt công tác tuyển sinh đại học để định hướng

cho học sinh phổ thông chọn thi vào các ngành này. Cử tuyển những sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi cho đi đào tạo tiếp bằng đại học thứ hai hoặc cao học.

- Có kế hoạch đưa cán bộ KH&CN (trước hết là số đang công tác) luân phiên tham dự các lớp bổ sung kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ ngắn hạn ngoài lĩnh vực được cử đi đào tạo theo quy định. Nội dung học là cập nhật hoá kiến thức chuyên môn, kiến thức về quan điểm đường lối chính trị của Đảng, kiến thức về luật... với nhiều hình thức như tập huấn, hội thảo theo chuyên đề.

(2) Có chính sách đãi ngộ thoả đáng cho cán bộ KH&CN có thành tích cao.

- Bảo đảm thực thi nguyên tắc thu nhập của cán bộ KH&CN gắn với hiệu quả lao động. Không giới hạn mức thu nhập đối với cán bộ KH&CN; miễn hoặc giảm thuế thu nhập từ hoạt động KH&CN. Bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ nhằm khích lệ sáng tạo và đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng rộng rãi.

- Thực hiện các hình thức biểu dương, đề cao, tôn vinh địa vị xã hội của các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ hàng đầu, nhằm khích lệ thế hệ trẻ say mê nghiên cứu khoa học.

- Thực hiện chế độ tài chính ưu đãi cho các nhà khoa học đầu đàn, các tài năng đặc biệt như:

+ Áp dụng chế độ tăng lương, nâng ngạch trước thời hạn cho những cán bộ KH&CN có đóng góp nổi bật trong nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật của tỉnh.

+ Thưởng tiền mức từ 25 - 50% tổng lợi ích thu được trên thực tế từ việc áp dụng giải pháp sáng tạo kỹ thuật của cá nhân hay tập thể cán bộ KH&CN sau khi được Hội đồng khoa học thẩm định.

+ Có giải thưởng riêng của tỉnh cho các cá nhân là công dân của tỉnh được giải thưởng quốc gia và quốc tế về các lĩnh vực KH&CN.

- Trên cơ sở đánh giá, cần tiến hành sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ KH&CN cho phù hợp với sở trường, chuyên môn được đào tạo và yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, trước hết ở cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành. Đồng thời nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng đối với những trường hợp trình độ không tương xứng với yêu cầu công tác và các trường hợp bố trí trái ngành, trái nghề nhưng không thể thuyên chuyển, sắp xếp lại được để họ có điều kiện phát huy tốt hơn năng lực của mình.

- Muốn trọng dụng được người tài, vấn đề tiên quyết là tỉnh phải tuyển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)