quả thực hiện và quan hệ với nguồn nhân lực
Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây kinh tế của tỉnh Ninh Bình đã có nhiều khởi sắc với những dấu ấn đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 - 2010 bình quân tăng 15,35%/năm. Thu ngân sách toàn tỉnh đạt trên 2.500 tỷ đồng.
Công tác đầu tư và xây dựng cơ bản được quan tâm. Trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều hơn những công trình kết cấu hạ tầng vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Điển hình là công trình Bệnh viên đa khoa tỉnh quy mô 700 giường với nhiều trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất khu vực, các cơ sở y tế tuyến huyện, công trình đê hữu sông Hoàng Long… Đời sống nhân dân ổn định và nhiều mặt được cải thiện, công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách được quan tâm. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã có nhiều hoạt động thiết thực hướng về cơ sở, chăm lo đời sống nhân dân nhằm hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. Hầu hết các vùng nghèo trong tỉnh được ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất. Người nghèo được tỉnh hỗ trợ vay vốn ưu đãi, được ưu tiên đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, khám chữa bệnh khi ốm đau, miễn giảm học phí…Trung bình mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho từ 16.200 - 16.500 lao động…
Trong thời kỳ đổi mới kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá, có ảnh hưởng tích cực đến phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn.
- Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005, đạt 11,9%/năm, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,5%); và có bước cải thiện rõ rệt về chất lượng tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,5% (NN, LN, TS: 4,3%; CN - XD: 24,1%; DV: 19,5%). Bình quân
GDP/người năm 2005 đạt 5,6 triệu đồng, nhưng chỉ bằng 53% so với mức chung của cả nước và bằng 54,2% của vùng ĐBSH. Giai đoạn 2006 - 2010, GDP/người tăng mạnh do quy mô nền kinh tế tăng nhanh và thực hiện tốt chủ trương phát triển dân số hợp lý, đến 2010 đạt 20,6 triệu đồng, gấp 3,7 lần so với năm 2005, bằng 92% bình quân vùng ĐBSH và bằng 94% bình quân chung cả nước.
- Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 32,9%/năm giai đoạn 2001 - 2005; giai đoạn 2006 - 2011 tăng bình quân trên 40,7%/năm; năm 2011 thu ngân sách đạt 3.046,8 tỷ đồng, gấp 5,6 lần so với 2005 qua đó đã đưa Ninh Bình trở thành tỉnh có thu nhập khá trong cả nước.
- Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội: Giai đoạn 2006 - 2011 tốc độ tăng vốn bình quân 47,7%/năm, đạt 52.150 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với giai đoạn trước. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng từ 20,2% năm 2000 lên 103,1% năm 2011. Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 90% tổng số vốn đầu tư, giữ vai trò chủ đạo để phát triển kinh tế - xã hội; vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế. Cơ cấu đầu tư đã có những chuyển biến tích cực, tập trung cho những dự án kinh doanh và thực hiện các mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội, nhiều dự án đầu tư vào sản xuất công nghiệp làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm có sức cạnh tranh, nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được hoàn thành làm tăng cơ sở vật chất của kinh tế - xã hội
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Ninh Bình so với vùng ĐBSH và cả nƣớc Chỉ tiêu ĐVT 2001 2006 2011 Cả nƣớc ĐBSH N.Bình Cả nƣớc ĐBSH N.Bình Cả nƣớc ĐBSH N.Bình Tốcđộ tăng GDP % 6,9 9,4 9,6 7,5 11,0 11,9 6,9 10,5 16,04 SLlương thực có hạt Kg 444,8 390,9 500,7 480,9 356,0 466,0 489,4 387,0 566,2 GDP/người (Giá TT) 1000đ 5.689 4.839 2.535 10.169 9.937 5.573 22.200 22.800 20.623 Tổng thu NS Tỷ đồng 90.749 24.698 454 194.605 39.198 563 142.272 109.252 3.047 Tổng ĐTXH Tỷ đồng 151,183 37.796 391 343.135 85.784 2.748 805.352 201.340 19.292
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình, năm 2010
Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2006 đạt 11,9%/năm, vốn đầu tư tăng 41,7% - tức là để tăng thêm 1% GDP thì cần tốc độ tăng vốn đầu tư là 3,5%. Giai đoạn 2006 - 2011, con số này đã giảm xuống còn 2,54% và hiện là cao hơn so với mức TB của vùng (tăng vốn/tăng GDP là 1,77%). Năm 2011, chỉ số năng lực cạnh tranh (CPI) của tỉnh đứng thứ 11 cả nước, nhưng độ mở của nền kinh tế khoảng 8,6% khá thấp so với bình quân cả nước (68,5%).
- Về cơ cấu kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm nhanh (năm 2000 là 46,3%, đến 2011 còn 16,2%). CN - XD tăng mạnh (21,6% năm 2000, đến năm 2011 đạt 47,3%). Tuy nhiên, tỷ trọng dịch vụ tăng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh (từ 32,1% năm 2000 lên 36,5% năm 2011).
Tuy đạt được một số tiến bộ nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thật sự hợp lý, cơ cấu kinh tế mới đang được hình thành, chưa thực sự bền vững, tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu là do đóng góp của yếu tố lao động,
chiếm tới 76% (cả nước và vùng ĐBSH là 66%) và đóng góp của các yếu tố vốn, trong khi các yếu tố khác tuy có chiều hướng tăng nhưng còn nhỏ. Diễn biến này được thể hiện trong các số liệu về giá trị sản xuất các ngành của tỉnh trong bảng thống kê dưới đây.
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 2006 - 2011 của tỉnh Ninh Bình
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng số
Nông - Lâm - Thủy
sản CN - Xdựng Dịch vụ GDP TL% GDP TL% GDP TL% GDP TL% 2006 3.825.435 100 1.028.855 27,5 1.739.565 38,7 1.057.015 33,8 2007 4.395.452 100 1.101.207 25,3 2.068.693 39,1 1.225.552 33,6 2008 5.228.475 100 1.126.945 22,2 2.676.542 43,6 1.424.988 34,2 2009 6.032.957 100 1.140.890 17,8 3.234.646 47,2 1.657.421 35,0 2010 7.006.765 100 909.684 17,5 3.852.899 47,7 2.244.182 34,8 2011 8.136.870 100 929.837 15,0 4.626.922 49,0 2.580.111 36,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2011
Qua bảng 2.2 ta thấy, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển tích cực theo hướng CNH, HĐH, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh nhưng không đều qua các năm, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm khá rõ. Cụ thể: GDP của tỉnh tăng lên qua các năm, với mức tăng bình quân hằng năm là 14,5%. Tuy GDP của tỉnh tăng, nhưng tốc độ của các ngành là khác nhau, do đó dẫn đến sự thay đổi cơ cấu của các ngành trong tỉnh là khác nhau. Đóng góp vào thành tựu đó, các ngành, các lĩnh vực đã cơ bản duy trì được tốc độ tăng GDP bình quân năm ở mức khá cao. GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 33,7%/năm, khu vực CN - XD là 23,5%/năm; riêng CN là 23,4%/năm; và dịch vụ là 16,11%/năm. Xu hướng này về cơ bản phù hợp với xu hướng tiến bộ ngày nay - xu hướng CNH, HĐH.
Bảng 2.3. So sánh cơ cấu kinh tế tỉnh Ninh Bình với cả nƣớc và các thành phố lớn khác năm 2010
Cơ cấu Ninh Bình Cả nƣớc Hà Nội Đà Nẵng Thanh Hóa
GDP chung 100% 100 100 100 100
CNXD 46,34 38,5 39,2 52,65 36
NN 11,09 21,4 2,6 5,62 12,6
Dịch vụ 42,57 40,1 58,2 43,32 51,4
Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Ninh Bình năm 2010
So sánh cơ cấu kinh tế của Ninh Bình với cả nước và 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hoá có thể nhận thấy, cơ cấu kinh tế Ninh Bình đã dịch chuyển đạt được sự tiến bộ chung của cả nước. Để đạt tốc độ tăng trưởng và cơ cấu như vậy, Ninh Bình đã phải huy động một lượng vốn đầu tư lớn và đã có chính sách, biện pháp phát triển công nghiệp đúng hướng. Tốc độ vốn đầu tư trung bình trong thời kì 2005-2010 là 15,3%/năm, tỷ lệ đầu tư phát triển trên địa bàn đạt khoảng 36% GDP…
2.1.3. Chủ trương, chính sách của tỉnh Ninh Bình về phát triển nguồn nhân lực ở giai đoạn 2006 - 2010
Ninh Bình đã nắm bắt được chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, từ đó đã tập trung huy động và khai thác tương đối có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của tỉnh, các nguồn lực trong nước và đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các công trình đầu tư trong nước có vốn đầu tư nước ngoài đã phát huy tác dụng làm tăng năng lực sản xuất và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, số lượng lao động được đào tạo và đào tạo lại tăng dần và có sự chuyển biến về chất lượng, quan hệ hợp tác được mở rộng… ,nhờ đó kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng ở mức khá so với cả nước.
Tuy nhiên như trên đã phân tích, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn chưa ổn định, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII đánh giá: “Trong nhiệm kỳ 5 năm (2005-2010), tỉnh đạt được một số thành tích trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công tác giáo dục vào đào tạo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động có chuyển biến tích cực… Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế”… Lĩnh vực đào tạo nghề tuy có cố găng nhưng chưa đáo ứng được yêu cầu của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá [2, tr. 23-40]…Cơ cấu lao động bước đầu thay đổi, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá … [23 , tr. 15]; Lao động thiếu việc làm còn nhiều, chất lượng lao động còn thấp…[23, tr. 15]; Năng lực, trách nhiệm của lực lượng cán bộ lãnh đạo các tổ chức đảng và chính quyền chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền của một số nơi còn thấp…” [23, tr. 41].
Từ thực tế trên, Đảng bộ tỉnh đề ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2006 – 2010, trong đó nhấn mạnh về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực được đưa ra là: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị toàn tỉnh, huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn nhân lực cho sự phát triển”, “Phát triển văn hoá đồng bộ với tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực” [23, tr. 48-49]; “Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”. “Tạo sự dịch chuyển kinh tế và cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”, “Phấn đấu hình thành cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Nông – lâm – ngư nghiệp: 30,6%; Công nghiệp và xây dựng: 36,0% ; Dịch vụ: 33,4%. Cơ cấu này ở năm 2005 là: Nông – lâm – ngư nghiệp: 40,9% Công nghiệp và xây dựng: 26,0%; Dịch vụ: 34,2%
Qua nghiên cứu nội dung nghị quyết Đại hội Đảng bộ địa phương, có thể thấy vấn đề phát triển nguồn nhân lực chưa được coi trọng. Trong khi quan điểm của Đảng ta tại Đại hội lần thứ X xác định: “Huy động và sử
dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; “Gắn đào tạo với sử dụng trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là chuyên gia đầu ngành: chú trọng phát triển, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài; nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý với ngành nghề, trình độ đào tạo, vùng miền…” [21 , tr. 96-97]. “Phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đến năm 2020 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội” [21 , tr. 93]. “Trọng dụng nhân tài các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở trong nước và nước ngoài”
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 – 2010, nhìn trên một số bình diện cơ bản
2.2.1. Đánh giá tổng thể về cơ cấu dân số và cơ cấu lao động xã hội
Một nền kinh tế muốn tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững thì cần dựa vào rất nhiều yếu tố, một trong các yếu tố đó là phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Quá trình phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi cả về số lượng và chất lượng và cơ cấu để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, càng cần phải nhận thức sâu sắc hơn vai trò của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực thường phải bắt đầu từ công tác dân số. Quy mô và chất lượng dân số vừa phản ánh tiềm năng, sức mạnh về nguồn nhân lực vừa là tiêu chí để xác định chỉ tiêu phát triển của địa phương.
Bảng 2.4. Dân số trung bình của tỉnh Ninh Bình Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 DS Trung bình 839.463 894.593 896.068 897.128 899.589 901.747 907.755 Nam 436.314 436.741 440.865 444.304 446.855 448.428 451.444 Nữ 457.122 457.879 455.203 453.824 452.734 453.319 456.855 Thành thị 139.324 144.359 149.634 155.502 170.707 171.218 172.399 N.Thôn 754.139 750.234 746.343 742.626 728.882 730.529 735.356
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2011
Qua bảng 2.4, có thể nhận thấy nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình có sự biến động không mạnh trong giai đoạn 2006- 2011. Trong giai đoạn này dân số
Ninh Bình tăng tuyệt đối là 68.292 người; tỷ lệ tăng trung bình 0,8% năm Cơ cấu dân số tiếp tục thay đổi theo hướng tiến bộ, duy trì được mức sinh thay thế và kéo dài thời gian của thời kỳ dân số vàng. Nâng cao toàn diện các thành tố cơ bản cả về số lượng và chất lượng dân số, đảm bảo từng bước nâng cao chỉ số phát triển con người tỷ lệ dân số giữa nông thôn và thành thị giảm dần.
Trong khi đó việc chuyển đổi, thu hút lao động việc làm trong các ngành của tỉnh có sự thay đổi, tăng liên tục khoảng 515 nghìn người vào năm 2011.
Nhận xét về nguồn nhân lực của Ninh Bình trong giai đoạn 2006- 2011
Nguồn nhân lực của tỉnh từ năm 2006 -2011 đựơc thể hiện ở bảng dưới đây
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Đơn vị tính: 1000 người
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
I. Dân số 839.463 894.593 896.068 897.128 899.589 901.747 907.755
II. Nguồn lao động
1. L.lượng LĐ 546.0 555.0 564.0 573.0 582.0 590.0 597.0
2.Học sinh - sinh
viên 57.421 59.055 57.266 61.171 62.171 62.123 62.141
3. Đối tượng khác 6.250 6.419 6.353 6.6.23 6.672 6.456 6.393
III. Tỷ lệ thất
nghiệp (%) 3,9 3,9 3,9 3,8 3,8 3,6 3,5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2011
Nguồn lao động của Ninh Bình tăng chậm từ 546 nghìn người năm 2006 lên 597 nghìn người năm 2011 tức là trong vòng 6 năm tăng 51 nghìn người, tỷ lệ này vẫn còn thấp so với các tỉnh khác thuộc ĐBSH. Để giải thích cho mức tăng nhỏ này là phải nói đến ngoài việc thanh niên thành phố đến tuổi lao động còn có lao động đến từ các địa phương khác. Song cũng