Xuất phát từ mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020 là phải đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Nguồn nhân lực phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng trên các mặt cơ bản: thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, phẩm chất đạo đức cũng như sự hiểu biết về luật pháp.
Mục tiêu của phát triển nguồn nhân lực là ổn định quy mô và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm cho toàn thể dân cư phát huy được các nhân tố tích cực của mình, để mọi người lao động đều có việc làm và làm việc với chất lượng cao nhằm nâng cao đời sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ với chương trình giải quyết việc làm để đạt 2 mục tiêu: nhân lực phục vụ cho CNH, HĐH và giải quyết việc làm cho xã hội. Trong giai đoạn tới, cả Nhà nước và xã hội phải tạo ra môi trường và các cơ hội thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác theo đúng quy định của pháp luật. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tập trung các nguồn lực và khả năng để giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế thấp nhất tỷ lệ thất nghiệp.
Một trong những mục tiêu tổng quát của phát triển nguồn nhân lực là phân bổ nguồn lao động hợp lý giữa khu vực sản xuất và phi sản xuất, giữa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế quốc dân và các vùng dân cư.
3.1.2. Định hướng cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.1.2.1. Định hướng về nâng cao thể lực nguồn nhân lực
Người Việt Nam nói chung và người Ninh Bình nói riêng trong độ tuổi lao động hiện nay có chiều cao và trọng lượng cơ thể vào loại trung bình thấp của thế giới. Sự tăng trưởng thể lực của người lao động hiện vẫn đang là một vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Vì vậy, nâng cao thể lực nguồn nhân lực (với các chỉ tiêu về chiều cao và trọng lượng cơ thể, chỉ số Pignet và chỉ số QVC tương đương với mức trung bình khá của thế giới) là một trong các yêu cầu chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3.1.2.2. Định hướng về nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật
Muốn có nguồn nhân lực với trình độ cao, có thể so sánh được với các tỉnh khác trong vùng và cả nước, trước hết tỉnh Ninh Bình phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ học vấn của người dân, nâng tỷ trọng nhân lực được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực. Cụ thể, đến năm 2020, Ninh Bình phải đạt được những chỉ tiêu như sau:
- Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi. Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về trường chuẩn quốc gia ở từng cấp học.
- Từ năm 2011 đến 2015 mỗi năm tăng thêm 4% số lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc. Từ năm 2016 đến 2020 mỗi năm tăng thêm 2% số lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc. Đến năm 2020 số lao động qua đào tạo chiếm trên 75%.
- Nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và kỹ năng cho người lao động. Từng bước đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho khâu dạy nghề.Tăng cường chất lượng giáo viên, trường dạy nghề để đạt chất lượng dạy nghề cao.
- Từng bước hợp lý hoá cấu trúc của đội ngũ lao động được đào tạo theo các bậc học theo cơ cấu: đại học, cao đẳng 1 - trung học chuyên nghiệp 3 - công nhân kỹ thuật 15 đối với các doanh nghiệp, và 5-2-3 trong ngành Văn hoá - Y tế - Giáo dục vào năm 2020.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên, công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ các nhà quản trị kinh doanh giỏi, có bản lĩnh và tinh thần dân tộc, có kiến thức chuyên môn vững vàng và có chí hướng vươn lên không ngừng.
- Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động cũng như việc đào tạo lại, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho người lao động để phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế.
- Tăng nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước hình thành nguồn nhân lực tinh hoa. Đặc biệt coi trọng phát triển và trọng dụng những nhân tài trên mọi lĩnh vực khoa học, văn hoá, xã hội và quản lý, các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực, các nghệ nhân, đội ngũ sinh viên tài năng và đội ngũ học sinh thông minh có năng khiếu, có khả năng nắm bắt nhanh chóng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, có khả năng cạnh tranh quốc tế.
3.1.2.3. Định hướng về giải quyết việc làm
Đến năm 2020 giải quyết việc làm cho người lao động bình quân mỗi năm 45.000 - 50.000 người. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ổn định từ 3-4% tổng số lao động trong độ tuổi giai đoạn đến năm 2020.
Từng bước đảm bảo đủ việc làm cho người lao động. Nâng cao tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động khu vực nông thôn.
3.1.3. Dự báo về dân số, nguồn nhân lực và cung - cầu lao động của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020 Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020
3.1.3.1. Dự báo về dân số, nguồn nhân lực
Theo tính toán của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, với tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 0,8%/năm, dự báo thời kỳ 2011 - 2015 bình quân 0,92%/năm, thời kỳ 2016 - 2020
bình quân 0,9%/năm. Dự kiến dân số tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 là 937,2 nghìn người và đến năm 2020 là 975,3 nghìn người.
Như vậy, quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng dân số, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động so với tổng số dân đang có xu hướng tăng lên.
Bảng 3.1: Dự báo dân số và nguồn lao động đến năm 2020
Đơn vị tính: ngàn người
Chỉ tiêu Năm 2010 Đến năm
2015
Đến năm 2020
Dân số 900,6 937,2 975,3
Lực lượng lao động trong các ngành, lĩnh vực
515,4 571,7 623,7
+ Nông - lâm - thủy sản 255,1 226,4 202,7
Tỷ trọng (%) 49,5 39,6 32,5
+ Công nghiệp, xây dựng 163,9 122,7 269,4
Tỷ trọng (%) 31,8 37,2 43,2
+ Dịch vụ du lịch 96,4 132,6 151,6
Tỷ trọng (%) 18,7 23,2 24,3
3.1.3.2. Dự báo về cung - cầu lao động
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, thị trường sức lao động Việt nam nói chung và Ninh Bình nói riêng đã dần được hình thành và phát triển theo hướng thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. Trên địa bàn tỉnh, việc xây dựng và phát triển thị trường sức lao động, nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán sức lao động, là điều kiện quyết định để giải quyết việc làm, sử dụng lao động trong cơ chế mới.
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên
là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thỏa thuận trên cơ sở các mối quan hệ lao động như tiền công, tiền lương, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội, thông qua một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng.
Như vậy, thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động. Giữa ba yếu tố này có mối liên quan, ảnh hưởng lẫn nhau. Nói tới sự vận động của thị trường lao động cũng tức là nói đến sự vận động của các yếu tố cung, cầu và giá cả sức lao động.
Điều kiện có tính chất quyết định cho việc hình thành và phát triển thị trường sức lao động là sự hình thành cung và cầu về sức lao động. Quy mô, cơ cấu và chất lượng của cung về lao động phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu và chất lượng của dân số và lực lượng lao động. Còn quy mô và cơ cấu của cầu về lao động phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế.
Khi nói về cung trên thị trường lao động phải kể đến cung thực tế và cung tiềm năng. Ở nước ta, Bộ Luật Lao động quy định lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi), có khả năng lao động đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu việc làm. Đây chính là lượng cung thực tế trong thị trường lao động. Còn cung lao động tiềm năng bao gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc và đang thất nghiệp, những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình mình hoặc không có nhu cầu làm việc.
Những người lao động từ các khu vực lân cận xâm nhập vào tỉnh cũng sẽ là một bộ phận tạo thành lượng cung lao động cho Ninh Bình. Tuy nhiên lực lượng lao động này chủ yếu là các lao động giản đơn theo thời vụ.
Cầu về lao động cũng phải được xem xét trên hai khía cạnh: cầu thực tế và cầu tiềm năng. Cầu lao động thực tế là nhu cầu thực tế cần sử dụng lao động tại một thời điểm nhất định (bao gồm cả chỗ làm việc trống và
chỗ làm việc mới). Cầu lao động tiềm năng là nhu cầu sử dụng số lao động tương ứng với tổng số chỗ làm việc có được sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng tạo việc làm trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ, chính trị, xã hội. Dự báo cầu lao động chính là xác định cầu tiềm năng của thị trường lao động.
Dự báo cầu lao động tại Ninh Bình trước hết phải dựa vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới là công nghiệp - thương mại, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp với một số mục tiêu chủ yếu là:
- GDP hằng năm bình quân tăng trưởng với tốc độ 14,5%/năm giai đoạn 2011-2015 và 11,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt khoảng 18%/năm;
- Tỷ trọng các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ trong GDP chiếm khoảng 35,3% năm 2015 và khoảng 48,0% vào năm 2020 với nhịp độ tăng trưởng bình quân 12,6%/năm trong giai đoạn đến năm 2020;
- Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 48,9% năm 2015 và khoảng 45,0% năm 2020 với nhịp độ tăng trưởng bình quân 14%/năm;
- Tỷ trọng nông nghiệp đến năm 2020 sẽ chỉ còn khoảng 7% với tốc độ tăng trưởng sản xuất đạt 4,0%/năm giai đoạn 2011-2015 và 15,8% giai đoạn 2016-2010.
Hiện nay, Nhà nước không trực tiếp lo chỗ làm việc và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước theo kiểu “biên chế” như trước đây, mà là toàn xã hội, mỗi tổ chức, mỗi người đều tham gia tạo việc làm cho mình, cho cộng đồng. Tạo ra cầu lao động, giải quyết việc làm, sử dụng lao động không còn là nhiệm vụ chỉ của riêng Nhà nước mà là của toàn xã hội. Khu vực quản lý hành chính nhà nước có thể thu hút thêm một lượng lao động, nhưng rất nhỏ. Giải quyết việc làm, sử dụng lao động sẽ chủ yếu là
việc của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các gia đình, thậm chí mỗi cá nhân thuộc tất cả các lực lượng, các thành phần kinh tế.
Nhà nước sẽ kích cầu trong thị trường lao động, góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới trên phương diện các cân đối vĩ mô như tăng tích luỹ, khuyến khích đầu tư, liên kết, hợp tác quốc tế trong và ngoài nước. Thêm vào đó, Nhà nước tạo điều kiện môi trường pháp lý, môi trường xã hội, môi trường kinh tế, môi trường thông tin, cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng thời động viên cho mọi tổ chức, mọi người tự tạo việc làm và phát triển sản xuất, kinh doanh.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020 Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020
Vai trò của nguồn nhân lực trong các nguồn lực ngày nay được nhận thức như một yếu tố năng động nhất. Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, vì vậy trong quá trình phát triển KT-XH phải đặt con người vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của cá nhân.
Phát triển nguồn nhân lực phải nhằm tạo ra sự phân công lao động xã hội theo hướng tiến bộ, toàn xã hội có công ăn việc làm, lao động có tay nghề, sản phẩm có hàm lượng KH&CN ngày càng cao. Vai trò của lực lượng lao động chất lượng cao thực sự được phát huy; ngăn chặn nạn chảy máu chất xám và tận dụng được chất xám từ bên ngoài vào. Quan tâm không chỉ hiệu quả kinh tế - kỹ thuật mà cả hiệu quả xã hội và nhân văn.
Từ định hướng, mục tiêu phát triển KT-XH, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh và mục tiêu, quan điểm, chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 và thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh mà tác giả đã phân tích ở chương 2, việc phát triển nguồn nhân lực của Nình Bình giai đoạn 2011-2020 cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Cần nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.Gắn kết giữa quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực với các chương trình phát triển kinh tế, với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 của tỉnh phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển bền vững và chủ động hội nhập quốc tế.
- Phát triển nhanh và có chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ lao động trong lĩnh vực KH&CN bằng cả biện pháp kinh tế và chính trị.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.
Từ những định hướng trên, trong phạm vi của luận văn, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020 như sau:
3.2.1. Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
Đất nước phát triển đòi hỏi mỗi ngành, mỗi địa phương phải quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong việc định hướng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong từng giai đoạn phát triển.
Việc lập quy hoạch phát triển nguồn nhân lực là giải pháp căn bản để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH trong một giai đoạn cụ thể và đặt nền móng cơ bản cho những bước phát triển ổn định và bền vững. Những hoạch định dài hơi và có tầm bao quát về lực lượng lao động có giá trị khá vững vàng và có quan hệ với tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, vừa là điều kiện để phát triển kinh tế, cải tạo xã hội, vừa là kết quả của sự phát