Về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 75)

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi cơ cấu lao động phải phù hợp, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc phân bổ và sử dụng lao động phải bám sát thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế để triển khai hoạt động tổ chức, quản lý và tuyển dụng lao động hợp lý, hiệu quả.

Trong giai đoạn 2005-2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình tuy có chuyển dịch theo hướng tiến bộ nhưng còn chậm, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cũng ở tình trạng tương tự. Trong giai đoạn 2005- 2010 năm, tỷ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở Ninh Bình giảm từ 8,22% (năm 2005) xuống còn 4,23% (năm 20010). Bình quân mỗi năm giảm 0,6%. Tỷ lệ này cho thấy tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế

nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở các địa phương trong tỉnh là rất chậm. Trong khi đó, đây là vấn đề rất quan trọng trong chủ chương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở địa phương, bởi lẽ kinh tế của Ninh Bình chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nếu có quy hoạch phát triển kinh tế phù hợp, phát huy được mọi tiềm năng của các nguồn lực, nhất là nguồn lực con người tỉnh Ninh Bình sẽ tạo được sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong đó có cơ cấu lao động nhanh hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Vấn đề cốt yếu là cần phải tăng cường đầu tư cho công nghiệp chế biến, chuyển mạnh các hoạt động sản xuất công nghiệp nhẹ có quy mô vừa và nhỏ vào địa bàn nông thôn để có thể khai thác nguồn lực lao động tại chỗ theo hướng “ly nông bất ly hương”. Đây chính là khâu đột phá để phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, giải quyết tối đa việc làm cho lực lượng lao động vốn đã dư thừa ở nông thôn…

Mặt khác tốc độ dịch chuyển cơ cấu lao động trong hai ngành công nghiệp và dịch vụ ở Ninh Bình rất chậm, trong giai đoạn 2005 -2010, tỷ lệ gia tăng lực lượng lao động ở cả hai ngành kinh tế quan trọng này chỉ đạt bình quân trên 1%/năm. Điều này phản ánh sản xuất công nghiệp và hoạt động dịch vụ của địa phương chưa phát triển; sự dịch chuyển chậm của ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ đã tác động tới tính hiệu quả sử dụng lao động và tạo nên tình trạng mất cung - cầu lao động. Trung bình mỗi năm còn trên 3000 lao động qua đào tạo không tìm được việc làm ở địa phương. Nếu xét trên góc độ cơ cấu trình độ lao động của lực lượng lao động được sử dụng trong giai đoạn 2005 – 2010 ở tỉnh Ninh Bình, ta thấy sử dụng lao động qua đào tạo có sự mất cân đối giữa các bậc đào tạo.

Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong những năm tới đây tỉnh cần phải có kế hoạch, tăng cường đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật và hệ trung cấp chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng lao động và sử dụng lao động một cách hiệu quả.

Việc phân bổ và sử dụng đội ngũ lao động đã qua đào tạo là chưa hợp lý, tuy nhiên xét riêng trong từng ngành kinh tế địa phương thì quan hệ tỷ lệ giữa bậc cao đẳng - đại học – trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật có sự cải thiện theo hướng tỷ trọng tuyệt đối của lực lượng công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất tăng lên.

2.3. Những vấn đề lớn đang đặt ra về chất lƣợng nguồn nhân lực ở tỉnh Ninh Bình và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 75)