Những vấn đề rút ra có thể tham khảo cho tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 51)

Xã hội hóa công tác giáo dục và đào tạo nhằm huy động và khai thác các nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển NNL, tăng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng NNL. Thông qua các chương trình về giáo dục và đào tạo, chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình, …nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. XHH trong giáo dục là một bước đi đúng hướng để huy động toàn xã hội cho công tác phát triển sự nghiệp giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Đây là mô hình có khả năng thực hiện cao ở các địa phương vì mục tiêu có một nguồn lao động có chất lượng ở địa phương, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là công việc quan trọng đối với mọi quốc gia và mọi địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Công việc này phải “đi trước” trong tiến trình CNH, HĐH. Ninh Bình có lợi thế trong việc học tập kinh nghiệm các tỉnh, thành phố đi trước trong việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong sản xuất cũng như các kinh nghiệm về phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây chính là điều kiện thuận lợi để địa phương này có thể rút ngắn thời gian CNH, HĐH. Từ những kinh nghiệm nêu trên, có thể rút ra những bài học có tham khảo cho Ninh Bình.

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực là trọng tâm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đưa ra được các giải pháp chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có ý nghĩa to lớn và cần được chú trọng nhất. Trong đó, việc đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là công việc đi đầu cần được thực hiện trước. Chỉ có thế chúng ta mới có được nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Để làm được điều này trước hết phải xây dựng được những cơ chế hữu hiệu cho giáo dục đào tạo, coi trọng phát triển chất lượng giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng văn hóa người dân nói chung và người lao động nói riêng. Giáo dục phổ thông là công việc phải được quan tâm hàng đầu trong giai đoạn đầu, bên cạnh đó cũng phải chú trọng đến vấn đề dạy nghề cho người lao động

Thứ hai, cần có định hướng và chính sách phát triển đúng đắn các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa. Vấn đề này có ý nghĩa trong việc tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần vào tăng trưởng bền vững. Để thực hiện điều này, Ninh Bình phải chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó ưu tiên các loại hình doanh nghiệp nhỏ. Bởi vì ngoài tác dụng tạo việc làm với số lượng lớn thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn trước những thay đổi của thị trường, có thể tạo ra nhiều công ăn việc là cho người lao động. Ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là hạt nhân của kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, giảm chênh lệch trình độ người lao động giữa nông thôn và thành thị.

Thứ ba, trong các chính sách về thị trường lao động, trước hết Tỉnh phải quan tâm đến chế độ tiền lương cho người lao động, bảo đảm cho người lao động có được thu nhập hợp lý để nâng cao mức sống. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách đào tạo và chính sách

trong sử dụng lực lượng lao động được đào tạo, gắn kết chặt chẽ cơ cấu đào tạo, cơ cấu của lực lượng lao động với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều này làm cho việc đào tạo sát với thực tế, tăng hiệu quả của cả nền kinh tế.

Thứ tư, thu hút và trọng dụng nhân tài là kinh nghiệm rất đáng được nghiên cứu và vận dụng vào điều kiện hiện nay nhằm phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh kinh tế Ninh Bình đang phát triển mạnh theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

Tỉnh Ninh Bình cần có những chính sách mới phù hợp về giáo dục, về đầu tư, về thu hút và sử dụng nhân tài để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH.

* * *

Trong Chương 1, luận văn đã hệ thống hóa, góp phần làm rõ hơn những khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực; vai trò chất lượng của nguồn nhân lực đối với quá trình CNH, HĐH. Đồng thời, nêu lên một số kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH và rút ra những vấn đề có thể tham khảo cho tỉnh Ninh Bình. Các địa phương trên cũng như Ninh Bình, đều nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển đất nước; tầm quan trọng của việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng lao động trong khu vực nông thôn. Vì vậy, tất cả các Tỉnh, Thành phố này đều rất quan tâm đến việc đào tạo, phát triển lực lượng lao động có đủ năng lực để tiếp thu những kiến thức tiên tiến của thế giới và giải quyết được những vấn đề đặt ra cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chương 2

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 51)