Về tình hình sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 71)

Trong giai đoạn 2005 – 2011, lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được thống kê cụ thể như sau:

Bảng 2.9: Lao động đƣợc sử dụng trong các ngành kinh tế

(Đơn vị: người)

TT Ngành 2005 2010 2011

Tổng số 43.732 89.047 113.134

1 Nông , Lâm -Ngư nghiệp và thuỷ sản 1.232. 6.366 6.099

2 CN khai khoáng 2.299 2.218 2.838

3 CN chế biến, chế tạo 19.126 28.282 38.415

4 Sản xuất phân phối điện, nước và khí đốt 2.360 2.131 2.097

5 Xây dựng 10.851 33.280 44.438

6 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân

2.574 6.377 8.401

7 Khách sạn, nhà hàng 325 735 853

8 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 3.498 6.303 6.614

9 Tài chính, tín dụng, NH, BH 304 282 314

10 Hoạt động khoa học và công nghệ 376 916 1.407

11 Hoạt động kinh doanh bất động sản 3 12 22

12 QL Nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc

- - -

13 Giáo dục và đào tạo 13 304 329

14 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội - 31 28

15 Hoạt động văn hoá, thể thao 76 142 89

16 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng - - -

17 Làm thuê công việc gia đình - - -

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 của tỉnh Ninh Bình

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ sản của tỉnh lao động trong các ngành nghề nông lâm nghiệp có xu hướng giảm dần (giảm 0,46%), trong khi ngành thuỷ sản tăng mạnh (tăng17,98%). Việc tăng nhanh lao động trong ngành thuỷ sản cho thấy Tỉnh ủy, Ủy ban nhân

dân tỉnh ninh Bình đã có chủ trương phát huy thế mạnh kinh tế biển, ven biển phù hợp với đặc điểm kinh tế của địa phương Ninh Bình.

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sự phân bổ lao động và sử dụng lao động có xu hướng tích cực, có mức tăng tỷ lệ lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp theo thứ tự tăng 0,98% trong lĩnh vực khai thác mỏ và 6,25% trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; 15,6% trong lĩnh vực điện - nước; 3,94% trong lĩnh vực xây dựng… Và như vậy, cơ cấu kinh tế của tỉnh bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, số tăng tuyệt đối trong sản xuất còn hạn chế, việc đầu tư mở rộng sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tỉnh luôn đề ra chính sách thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư từ các địa phương khác, nhưng đến nay do nhiều yếu tố nhất là cơ sở hạ tầng còn nhiều mặt yếu kém, vị trí giao thương không thuận lợi, vì vậy số lượng đầu tư nước ngoài vào địa phương rất thấp. Vào cuối năm 2011, ở tỉnh Ninh Bình chỉ có khoảng gần 3.000 người.

Vấn đề đạo tạo và sử dụng lao động đã qua đào tạo ở tỉnh Ninh Bình những năm qua được biểu hiện qua những con số thống kê sau:

Bảng 2.10: Lao động qua đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo

(Đơn vị: người) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm

Tổng số lao động đã qua đào tạo

Tổng số lao động qua đào tạo được sử dụng

Tỷ lệ % 2006 497 205 74,1 2007 275 089 74,6 2008 852 824 71,3 2009 233 564 69,9 2010 701 629 70,8 2011 931 048 69,2

Số lao động qua đào tạo bình quân các năm so với tổng nguồn nhân lực là rất thấp, chỉ chiếm trên 7%; nếu so với tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại địa phương chỉ chiếm gần 10%. Bảng thống kế cho thấy sự gia tăng lao động qua đào tạo trung bình khoảng gần 5000 lao động, số còn lại trên 3.500 lao động qua đào tạo hoặc không tìm được việc làm, hoặc phải chuyền đi nơi khác. Mặt khác, chỉ số tỷ lệ lao động được sử dung so với lao động qua đào tạo có xu hướng tăng mạnh, điều này có thể đưa ra kết luận việc sản xuất không được mở rộng, vấn đề giải quyết việc làm còn nan giải … kinh tế của địa phương phát triển chậm, hiểu qua sự dụng lao động không cao.

Trong số lao động đã qua sử dụng, nổi lên hai ngành sử dụng đúng chuyên môn là ngành giáo dục – đào tạo, ngành y tế, tuy nhiên trong hai lĩnh vực này vẫn còn tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo. Con số tuyệt đối về bộ phận lao động không qua đạo tạo nhưng vẫn được sử dụng ở hai ngành này là 2781 người/945.188 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở địa phương.

Mặt khác việc tuyển dụng, sử dụng lao động trong hai ngành này vẫn có một số bất cấo như tuyển dụng lao động yếu kém chuyên môn, trong khi một bộ phận được đào tạo có chất lượng vẫn còn tồn đọng không tìm được việc làm, việc chậm giải quyết những tồn đọng của một bộ phận lao động dưới chuẩn không đáp ứng được đúng chuẩn nghề nghiệp đã tác động gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đồng thời làm cho một bộ phận sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên môn đã phải chuyển sang làm việc trái ngành, hoặc phải tìm hướng đào tạo mới, học thêm một số chuyên ngành khác để có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp. Những hiện tượng trên gây ra tình trạng vừa lãng phí về kinh tế không chỉ cho cá nhân mà còn lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.

Những năm gần đây, một bộ phận lao động đã qua đào tạo, do bắt kịp xu thể vận động của cơ chế thì trường, nắm bắt nhanh chóng quan điểm sử dụng lao động của nhà nước đã yên tâm tìm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác … với quan điểm sử dụng lao động trên phương châm “thực học, thực nghiệp” của các doanh nghiệp, vì vậy những doanh nghiệp được tuyển dụng đại bộ phận được sắp xếp đúng chuyên môn, đúng việc, tâm lý người lao động yên tâm, từ đó phát huy tối đa về năng lực hiệu quả công tác.

Số lượng lao động đào tạo ngắn hạn có xu hướng gia tăng, loại hình đào tạo này phong phú về lĩnh vực đào tạo đa dạng về tổ chức đào tạo cấp tốc, đào tạo theo tín chỉ, đào tạo theo đơn đặt hang, đào tạo theo phương pháp truyền nghề trực tiếp; những năm qua tỉnh Ninh Bình đã phát huy tốt các phương pháp này vì vậy hàng nămcó một lực lượng lớn lao động có nghề được giải quyết việc làm… Hình thức này góp phần tích cực vào hoạt động phân bổ và sử dụng lao động của địa phương. Tuy chưa đáp ứng được yêu cầu, nhưng hướng đào tạo và sử dụng lao động theo quan điểm đa dạng hoá, xã hội hoá, được Đảng bộ và chính quyền khuyến khích, trở thành một trong những chủ chương đào tạo và sử dụng lao động của địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Ninh Bình (Trang 71)