1.2.1.1.Nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH rút ngắn
Quá trình CNH, HĐH sẽ thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển, thay đổi về nhiều mặt. Chẳng hạn, nó làm thay đổi cơ cấu NNL, làm chuyển biến từ một cơ cấu lạc hậu sang một cơ cấu tiến bộ hơn; cơ cấu các khu vực lớn trong kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế kỹ thuật, cơ cấu trong nội bộ mỗi ngành, cơ cấu NNL ở từng vùng, từng địa phương cho đến cơ cấu NNL trong nội bộ từng doanh nghiệp. CNH, HĐH là một yếu tố tác động rất mạnh đến NNL và phát triển NNL.
Đối với Việt Nam, bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó cần phát triển mạnh nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực. Đây là điều kiện có ảnh hưởng quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững. Trong giai đoạn hiện nay,Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, riêng về kinh tế, mục tiêu thiết yếu là ngày càng mở rộng được thị trường, bán được nhiều hàng hóa dịch vụ. Muốn thế, phải có sức mạnh trong cạnh tranh, tức là chất lượng và giá cả. Chất lượng và giá cả hàng hóa lại phụ thuộc vào hai yếu tố chủ chốt - đó là trình độ công nghệ của sản xuất và trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực. Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình giao lưu, trao đổi giữa Việt Nam và các nước trên thế giới về hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, công nghệ mới, NNL… theo hai chiều ra và vào. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ mới vào Việt Nam kéo theo công việc làm, các nghề mới, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý…Những diễn biến này tác động trực tiếp vào NNL và phát triển NNL chất lượng cao của Việt Nam.
Như vậy, phát triển NNL ở Việt Nam đặc biệt quan trọng cho sự thành công của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế, cần tạo ra và cải thiện tất cả các điều kiện cần thiết để phát triển NNL nhanh, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới, của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.1.2.Nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng trưởng nhanh
Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về NNL chất lượng cao. Tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp so với nhu cầu của thực tế. Trong giai đoạn 2006 -2010 năm 2010, lao động qua đào tạo có tăng, song tỷ lệ nay tính bình quân trong cả nước mới chỉ vào khoảng trên 30%.
Trong khi dư thừa rất lớn lao động phổ thông, thì lại thiếu hụt nghiêm trọng lao động có trình độ cao, nhất là lao động cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động. Đây là tình trạng đáng báo động, không phù hợp với quy luật tăng trưởng là tỷ lệ tăng trưởng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bao giờ cũng phải cao hơn tốc độ tăng GDP để đảm bảo tăng GDP một cách vững chắc.
Với mục tiêu phát triển NNL đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ cấu công, nông và dịch vụ trong GDP chiếm khoảng 85-90%, nông nghiệp chỉ còn 10-15% thì nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng theo như sau:
Bảng 1.1: Nhu cầu đào tạo lao động qua các năm Năm Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo(%) Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề(%) 2000 20 13,4 2005 30 18-19 2010 40 26,6 2020 60 44
Nguồn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Nguyễn Đình Luận, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 7/2005.
1.2.1.3.Nguồn nhân lực là động lực chủ yếu tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức
Thực tế, quá trình CNH ở các quốc gia trên thế giới cho thấy, trong tiến trình CNH, nếu nước nào biết dựa vào việc khai thác và sử dụng năng lực của nguồn nhân lực, thì luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Nhật Bản, Phần Lan, Ireland...là những nước nghèo tài nguyên nhất, nhưng đã vươn lên thành những quốc gia giàu có hàng đầu.
Không ai nhiều dầu lửa hơn các nước Trung Đông, nhưng chưa có quốc gia nào ở đó vượt lên để gia nhập nhóm “các nước phát triển” mà sau nhiều thập kỷ vẫn chỉ dừng lại ở “các nước đang phát triển”. Không đâu đất đai rộng lớn hơn châu Phi, nhưng hầu hết các quốc gia đó vẫn đang ở mức "kém phát triển”.
Như vậy, nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của các quốc gia chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, chứ không chỉ là nguồn của cải vật chất. Do vậy, hình thành và phát triển NNL có chất lượng cao là yếu tố quan trọng nhất không chỉ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mà còn tạo cơ hội tiếp cận kinh tế tri thức.
Ngày nay, kinh tế tri thức đã trở thành một xu thế phát triển mới có tính toàn cầu, và đương nhiên Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế này. Nền kinh tế tri thức có những đặc trưng cơ bản: (1) Tri thức trở thành yếu tốt chủ yếu nhất của nền kinh tế; (2) cơ cấu các ngành kinh tế chuyển đổi ngày càng nhanh theo hương tăng nhanh giá trị gia tăng; (3) tốc độ đổi mới nhanh, sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất đặc biệt quan trọng; (4) công nghệ thông tin và viễn thông được ứng dụng rộng và ngày càng sâu trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội; (5) nền kinh tế tri thức dựa chủ yếu vào nguồn nhân lực được đào tạo tốt, có năng lực sáng tạo, không ngừng học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng …
1.2.1.4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa của sự thành công, là giải pháp mang tính chất đột phá
Sự nghiệp CNH, HĐH yêu cầu chúng ta phải sử dụng tối ưu tất cả các nguồn lực xã hội hiện có để có thể tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế xã hội. Các nguồn lực đó bao gồm nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn tài nguyên thiên nhiên… Tuy nhiên lý luận về vai trò của nhân tố con người ở phần trước đã cho chúng ta thấy rằng nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định. Và vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò là chìa khóa để chúng ta có thể hoàn thành sự nghiệp của mình, thiếu “chìa khóa” đồng nghĩa với việc chúng ta không thể đi tiếp được con đường phát triển đất nước. Như vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu tiên là điều kiện không thể thiếu để chúng ta thực hiện CNH, HĐH đất nước.
Quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng đòi hỏi phải có lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề, có kỷ luật và trình độ văn hoá cao, có thể tiếp thu và sử dụng hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại của thế giới. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta (tháng 1 – 2011) xác định: trong giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020, nước ta phải tập trung các điều kiện cần thiết để thực hiện thành công việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững.
Cùng với quá trình tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một hệ thống các loại thị trường trong đó có thị trường sức lao động sẽ tiếp tục hình thành và ngày càng phát triển. Đây là một xu hướng tất yếu, có ảnh hưởng lớn tới việc đào tạo và sử dụng nguồn lao động của đất nước. Sự hình thành, phát triển thị trường sức lao động, quan hệ thuê mướn lao động bị chi phối bởi quy luật cung - cầu và các quy luật khác của thị trường sẽ làm thay đổi rất cơ bản và sâu sắc quan hệ lao động “biên chế” của cơ chế cũ. Thị trường sức lao động sẽ làm cho cả người lao động làm thuê cũng như người sử dụng sức lao động thuộc các
thành phần kinh tế chủ động hơn, sáng tạo hơn, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.
Nhưng thị trường sức lao động cũng sẽ tất yếu đưa đến những mặt tiêu cực, tự phát, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, có hiệu quả của Nhà nước. Cơ chế thị trường chỉ có thể vận hành tốt trên cơ sở có hệ thống các loại thị trường phát triển đầy đủ và đồng bộ, trong đó có thị trường sức lao động. Cơ chế thị trường càng phát triển càng đòi hỏi sự quản lý có hiệu lực của Nhà nước.