Phương thức chăn nuôi:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella và tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 58)

Tỷ lệ mắc bệnh thương hàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phương thức chăn nuôi. Mỗi một phương thức chăn nuôi lại có những lợi ích khác nhau nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định tới tỷ lệ mắc bệnh thương hàn ở gà. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo phương thức chăn nuôi STT Phƣơng thức chăn nuôi Số gà kiểm tra (con) Số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Thả vườn 650 79 12,15

2 Nuôi công nghiệp 550 52 9,45

Tính chung 1.200 131 10,91

Qua bảng kết quả 3.4 cho thấy:

Phương thức chăn nuôi thả vườn cho đàn gà có chất lượng thịt ngon hơn, giá thành cao hơn tuy nhiên lại dễ mắc bệnh hơn so với nuôi công nghiệp. Qua theo dõi tỷ lệ mắc bệnh thương hàn ở phương thức nuôi chăn thả (12,15%) cao hơn phương thức nuôi công nghiệp (9,45% ) là 2,7%.

Nguyên nhân có thể là do gà thả vườn thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài và khi gà tự kiếm thức ăn sẽ đào bới làm tăng nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh sẵn có trong phân là cao hơn. Còn trong chăn nuôi công nghiệp thức ăn được cung cấp đầy đủ nên gà ít khi vận động cũng tránh tiếp xúc với mầm bệnh hơn.

3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn salmonella

3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ các mẫu bệnh phẩm

Quin và cs (2002)[60] cho thấy mầm bệnh sau khi nhiễm vào đường tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột non và kết tràng, chúng nhanh chóng đi vào hệ lâm ba của ruột gây viêm sưng hạch, từ đó vào hệ tuần hoàn, gây bại huyết, ở đây chúng sản sinh độc tố làm tổn thương gan và lách. Trên cơ sở đó, để tìm hiểu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn ở gà, chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy phân lập vi khuẩn Salmonella từ mẫu phân của các gà và bệnh phẩm gồm: máu, gan, lách, mang tràng của các gà ở 3 xã của huyện Yên lạc. Sau khi thu thập mẫu thí nghiệm được xử lý, nuôi cấy và phân lập tại Bộ môn Công nghệ vi sinh, Công nghệ phân tử, Viện Khoa học sự sống Đại học Thái Nguyên. Kết quả phân lập được trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.2

Bảng 3.5 và hình 3.2 cho thấy: trong tổng số 150 mẫu phân và phủ tạng thu thập được, có 35 mẫu đã phân lập được vi khuẩn Salmonella, chiếm tỷ lệ trung bình là (23,33%). Tỷ lệ phân lập được Salmonella cao nhất ở các mẫu lấy từ xã Tam Hồng (30%), tiếp đến là xã Trung Nguyên (24%) và thấp nhất là ở xã Tề Lỗ (16%).

Bảng 3.5: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp. từ các mẫu phân và phủ tạng

TT Địa điểm lấy mẫu Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) 1 Xã Tề Lỗ 50 8 16,00 2 XãTrung Nguyên 50 12 24,00 3 XãTam Hồng 50 15 30,00 Tính chung 150 35 23,33

Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella này của chúng tôi có cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước đây.Nguyễn Văn Chiến (2007)[1] điều tra tại 3 cơ sở chăn nuôi gà ở Bắc Ninh cho biết: Tỷ lệ nhiễm Salmonella là 9,66%, 2%, 6%. Trần Quang Diên (2002)[5] tìm thấy vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum

tại một số xí nghiệp chăn nuôi gà công nghiệp từ năm 1996-2000: Tỷ lệ nhiễm cao nhất là 13,18% ở xí nghiệp N Hà Nội và thấp nhất là 0,79% thuộc xí nghiệp M Hòa Bình, 2 cơ sở sản xuất còn lại là 7,4% và 5,33% thuộc xí nghiệp M Hà Tây và xí nghiệp D Hải Dương. Theo chúng tôi, sự khác nhau này có thể do rất nhiều nguyên nhân như thức ăn, chuồng trại, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng; do các vùng địa lý nghiên cứu khác nhau, thời điểm lấy mẫu khác nhau...Kết quả nghiên cứu này tiếp tục khẳng định vai trò của vi khuẩn Salmonella trong bệnh thương hàn của gà. Vấn đề do Salmonella và bệnh do chúng gây ra đã được thế giới khẳng định từ thế kỷ 18, song đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị, thậm chí ngày càng trở lên phức tạp hơn. Bởi vậy, những nghiên cứu này vẫn là vấn đề cần thiết đối với mỗi quốc gia..

Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trên gà có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán, cho phép xác định bệnh và có biện pháp nhanh chóng trong phòng trị bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra nhằm giảm thiệt hại trong chăn nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi gà. Việc tìm thấy vi khuẩn Salmonella hay không trong mẫu nghiên

cứu còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà để phòng trị bệnh. Sử dụng kháng sinh không thích hợp, cũng như không đúng liệu trình sẽ ảnh hưởng đến quá trình lây lan cũng như thời gian thải vi khuẩn Salmonella ở gà.

Theo nguyên tắc chung để khống chế và phòng chống các bệnh truyền nhiễm có hiệu quả thì điều kiện kiên quyết là chúng ta phải xác định được chính xác tác nhân gây bệnh, phải nắm được đầy đủ bản chất của mầm bệnh. Phải hiểu được tính gây bệnh của mầm bệnh theo mùa vụ trong năm đối với động vật nghiên cứu. Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001)[34], Nguyễn Quang Tuyên (2008)[38] trong điều kiện bình thường Salmonella có trong đường ruột của người và động vật khỏe. Trong trường hợp sức đề kháng của cơ thể tốt, hệ vi sinh vật ở trạng thái cân bằng thì bệnh không xảy ra. Khi điều kiện chăm sóc, quản lý kém làm cho sức đề kháng của con vật giảm thì Salmonella xâm nhập vào nội tạng gây bệnh. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trên gà thể hiện rõ hơn trên hình 3.2.

3.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella spp. ở một số cơ quan phủ tạng của gà bệnh phủ tạng của gà bệnh

Qua mẫu bệnh phẩm của gà mắc bệnh, chúng tôi có thể xác định được tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra chúng ta cón có thể biết được những tác hại và tổn thương do vi khuẩn gây ra ở bệnh phẩm từ đó ta có thể chẩn đoán xác định được vi khuẩn gây bệnh ở gia cầm.

Để tiến hành xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella, chúng tôi tiến hành lấy mẫu gan, lách, ruột và phân của gà chết nghi mắc bệnh thương thu thập ở 3 xã của huyện Yên Lạc. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6: Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella spp. ở bệnh phẩm

TT Phủ tạng Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ nhiễm (%) 1 Gan 25 4 16,00 2 Lách 25 7 28,00 3 Manh tràng 25 11 44,00 Tính chung 75 22 29,33

Bảng 3.6 cho thấy với tổng số 75 mẫu cơ quan nội tạng của gà đã thu thập ở 3 xã tại huyện Yên Lạc có 22 mẫu phân lập được Salmonella, chiếm tỷ lệ 29,33%. Trong đó có 11/25 mẫu phân lập được Salmonella ở manh tràng, chiếm tỷ lệ cao nhất 44%, sau đó là mẫu bệnh phẩm ở lách 7/25 chiếm tỷ lệ là 28%, thấp nhất là ở mẫu bệnh phẩm ở gan 4/25 chiếm tỷ lệ 16%.

Với kết quả phân lập Salmonella từ các nguồn bệnh phẩm như manh tràng, lách, gan của gà mang trùng Salmonella, gà bệnh. Khi gà nhiễm bệnh, vi khuẩn

Salmonella thường cư trú ở phần lớn nội tạng của gà bệnh như: gan, lách, manh tràng, đặc biệt là ở trong manh tràng thì tỷ lệ Salmonella là cao nhất. Vì Salmonella

là vi khuẩn thường trực ở đường ruột nên manh tràng thường có Salmonella và khi cơ thể giảm sức đề kháng hoặc nhiễm các bệnh khác thì Salmonella càng có điều kiện phát triển và gây bệnh cho vật nuôi.

Kết quả được thể hiện rõ hơn ở hình 3.3.

Hình 3.3. : Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella ở bệnh phẩm

3.3. Kết quả giám định một số đặc tính nuôi cấy và sinh hóa của các chủng

salmonella phân lập

Mỗi loài vi khuẩn có một đặc tính sinh học khác nhau như tính chất nuôi cấy trên các môi trường thông thường, môi trường đặc hiệu, đặc tính chuyển hoá các loại đường và khả năng sản sinh các hợp chất sinh học trung gian trên các môi trường nuôi cấy.

Để khẳng định các chủng vi khuẩn phân lập được có phải là Salmonella hay không, chúng tôi đã tiến hành giám định một số đặc tính nuôi cấy của chúng trên các môi trường: BPW, RV, thạch DHL, Thạch CHROMTM Salmonella, thạch TSI, thạch LIM và môi trường Malonate. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7

Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra một số đặc tính nuôi cấy của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được

Chỉ tiêu kiểm tra Số

chủng Đặc điểm Kết

quả (+)

Tỷ lệ (%)

BPW 35 Mọc tốt, đục đều 35 100,0

RV 35 Mọc tốt, làm nhạt màu môi trường 35 100,0

Thạch DHL 35

Khuẩn lạc ở giữa đen, xung quanh trong suốt, hoặc khuẩn lạc trong suốt

không màu, dạng S

35 100,0

Thạch CHROMTM

Salmonella 35 Khuẩn lạc có màu tím hồng, dạng S 35 100,0

Thạch TSI 35

Phần môi trường mặt nghiêng có màu đỏ; dưới đáy có màu vàng; phần giữa có màu đen hoặc không đen, sinh hơi

35 100,0

Thạch LIM 35 Môi trường có màu tím 35 100,0

Malonate 35 Không chuyển màu môi trường 35 100,0

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy:

- 100% số chủng vi khuẩn khi nuôi cấy vào môi trường tăng sinh như BPW, RV đều mọc rất tốt, chúng làm đục môi trường, dưới đáy ống nghiệm có cặn, sau 24 giờ mặt môi trường có màng mỏng.

-100% số chủng vi khuẩn khi nuôi cấy trên môi trường thạch DHL tạo khuẩn lạc ở giữa màu đen, xung quanh trong suốt hoặc khuẩn lạc trong suốt không màu. Trên môi trường thạch CHROMTMSalmonella, khuẩn lạc có màu tím hồng, dạng S.

- Tất cả 35 chủng Salmonella đều mọc và phát triển tốt trên môi trường TSI, có hoặc không sản sinh H2S.

- Tất cả các chủng không chuyển màu môi trường thạch LIM (môi trường LIM vẫn có màu tím), có nghĩa là dương tính đối với phản ứng Lysine.

- 100% số chủng không làm chuyển màu môi trường Malonate.

Sau khi xác định đặc tính nuôi cấy của các chủng vi khuẩn Salmonella trên, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra một số đặc tính sinh hóa của chúng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8

Bảng 3.8. Kết quả xác định một số đặc tính sinh hoá của vi khuẩn Salmonella phân lập được

Số

TT Các chỉ tiêu kiểm tra

Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) 1 Sinh hơi 35 20 57,14 2 Catalaza 35 35 100 3 Oxydaza 35 0 0 4 Lysine 35 0 0 5 Phản ứng sinh H2S 35 35 100 6 Phản ứng sinh Indol 35 0 0

7 Phân giải ure 35 0 0

8 Simmon‟s citrate 35 35 100 9 Lactose 35 0 0 10 Glucose 35 35 100 11 Mantolse 35 29 82,86 12 Galactose 35 35 100 13 Manitolse 35 35 100 14 Saccarrose 35 0 0

Sau khi tiến hành kiểm tra đều thu được tính chất đặc trưng của vi khuẩn

Salmonella. H2S (+) làm cho thạch Kligler chuyển từ màu đỏ sang màu đen, môi trường Simmon‟s citrate (+) làm đổi màu môi trường từ màu xanh lá cây sang màu xanh nước biển, urease (-) giữ nguyên màu vàng chanh của môi trường, lysine (-) giữ nguyên màu tím của môi trường. 100% có phản ứng dương tính với catalaza và Simmon‟s citrate, 20/35 lên men sinh hơi chiếm 57,14%. 100% số chủng kiểm tra không phân giải ure và lysine. 100% số chủng kiểm tra không có phản ứng với oxydaza. Các chủng Salmonella

sinh hơi làm phần thạch bị đẩy lên từ phía dưới ống nghiệm.

Kết quả ở bảng 3.8. cho biết 100% số chủng Salmonella phân lập được không lên men lactose và saccarrose. 100% số chủng lên men glucose, galactose, manitolse

và có 29/35 số chủng Salmonella phân lập được lên men mantolse chiếm 82,86%. Lên men glucose làm mặt thạch nghiêng có màu vàng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% các chủng Salmonella phân lập được lên men glucose nhưng trong đó chỉ có 57,14% các chủng có khả năng sinh hơi. Nhưng kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các tài liệu kinh điển cho thấy đa phần các chủng Salmonella đều lên men sinh hơi glucose, 100% không len men lactose, đa số có khả năng sinh H2S.

Như vậy, đặc tính sinh vật hoá học của các chủng Salmonella phân lập được mang đặc điểm chung của giống Salmonella và phù hợp với những đặc điểm về hình thái, nuôi cấy, đặc tính sinh hoá của vi khuẩn này theo như mô tả của Quinn và cs (2002)[56], cũng như của nhiều tác giả khác như: Phùng Quốc Chướng (1995)[3]; Cù Hữu Phú và cs (2000)[24]; Nguyễn Quang Tuyên (2008)[38], Văn Thị Hường (2009)[20] khi nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella.

3.4. Kết quả xác định serotype của các chủng salmonella phân lập đƣợc

Việc xác định type vi khuẩn Salmonella gây bệnh là một vấn đề quan trọng. Vì chỉ xác định được đúng các type gây bệnh cho vật nuôi chúng ta mới có hướng đúng đắn để phòng và chống bệnh một cách hiệu quả nhất (Selbitz H-J. và cs, 1995)[61].

Sau khi kiểm tra các đặc tính nuôi cấy, sinh hóa của các chủng salmonella

phân lập được chúng tôi tiến hành hành xác định serotyp của các chủng Salmonella

phân lập được bằng các phản ứng ngưng kết trên phiến kính và trong ống nghiệm, sử dụng kháng huyết thanh chuẩn (của hãng Denka Seiken Co., Ltd. Tokyo, Nhật Bản) đối với kháng nguyên thân O và kháng nguyên lông H của vi khuẩn

Salmonella và đối chiếu theo sơ đồ của Kauftman – White.

Theo Quinn và cs (2002)[60] để xác định serotyp của vi khuẩn Salmonella, nên lấy khuẩn lạc phát triển ở phần nghiêng của thạch TSI hoặc từ môi trường thạch thường. Trước hết, kiểm tra với kháng nguyên nhóm O, sau đó là kháng huyết thanh nhóm H.

Bảng 3.9: Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được Số chủng kiểm tra Serotype Công thức kháng nguyên Kết quả KN O KN H Số chủng (+) Tỷ lệ (%) Pha 1 Pha 2 35 S. pullorrum 9,12 - - 11 31,43 S. gallinarum 1,9,12 - - 9 27,71 S. enteritidis 1,9,12 g, m 1,5 5 14,28 S. typhimurium 1,4,5,12 i 1,2 4 11,42 Các serotype chưa xác định 6 17,14

Qua bảng 3.9. và biểu đồ 3.3. cho thấy, trong 35 chủng nghiên cứu có 11 chủng là Salmonella pullorum, chiếm 31,43%; 9 chủng Salmonella gallinarum

chiếm 27,71%; có 5 chủng chủng S . enteritidis, chiếm 14,28%; có 4 chủng S. typhimurium, chiếm 11,42%, còn lại 6 chủng là các serotyp khác, chiếm 17,14%.

Tỷ lệ Salmonella pullorumvà Salmonella gallinarum từ các chủng salmonella

phân lập được chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 31,43% và 27,71%. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum là vi khuẩn gây bệnh chủ yếu ở gà. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với tác giả như Nguyễn Văn Chiến (2007)[1] tỷ lệ Salmonella gallinarum pullorum phân lập được chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,82%, S. enteritidis (17,69%) , S. typhimurium (26,54%, các serotyp khác (15,92%) .

Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1978)[25] Salmonella gây bệnh cho gà chủ yếu là

S. gallinarum-pullorum, S. enteritidis, S .typhimurium trong đó S. gallinarum- pullorum gây nên bệnh tích đặc trưng là chủ yếu còn S. enteritidis, S .typhimurium

thường gây bệnh ở thể ẩn mang trùng.

Taunay và cs (1996)[66] cho biết S. enteritidisS. typhimurium được biết đến trên thế giới là hai type Salmonella gây bệnh chủ yếu trên gà thịt và trứng.

Việc phát hiện ra một tỷ lệ cao Salmonella gallinarum pullorum ở gà bị tiêu chảy và chết đã thể hiện được vai trò của các serotype này trong bệnh thương hàn của gà. Sự phát triển bệnh do các serotype này gây ra chính là sự tương tác giữa vi khuẩn và cơ thể, đồng thời có sự tham gia của yếu tố ngoại cảnh.

Trong điều kiện bình thường, sức đề kháng của vật nuôi khỏe sẽ ngăn cản sự hình thành của những vi sinh vật gây bệnh trong cơ thể. Nhưng khi có yếu tố bất lợi của ngoại cảnh, sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, nhân lên nhiều lần, các yếu tố gây bệnh như yếu tố bám dính, yếu tố xâm nhập, khả năng sinh sản độc tố… dẫn đến gà bị bội nhiễm Salmonella và phát bệnh.

Như vậy, việc phân lập và định type vi khuẩn Salmonella có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở cho việc quyết định biện pháp phòng và chống bệnh thương hàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella và tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 58)