Tình hình nghiên cứu salmonella ở gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella và tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 26)

Chủng Salmonella được phát hiện đầu tiên vào năm bởi D.E Salmon cùng T.Smith, đó chính là Salmonella cholerae suis. Năm 1990 Lignieres đặt tên vi khuẩn Salmonella để kỉ niệm cho Salmon chính là người đầu tiên phát hiện ra nó. Theo Sam và cộng sự thì mãi đến năm 1934 bệnh mới chính thức được công nhận do các công trình nghiên cứu của White và Kauffmanm về cấu trúc kháng nguyên của Salmonella.

Theo số liệu công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O) hiện nay người ta đã phân lập được 2.324 chủng Salmonella khác nhau. Theo Bengtson (1994), thực tế chỉ có khoảng 4-5% số chủng có khả năng gây bệnh cho người và động là các chủng mang độc lực (pathogen).

Bệnh thương hàn gà (1895) được More đặt tên là Infectious leucemia fouls, còn Lucet gọi tên bệnh là Dysenteria epizootique des poules. Đến năm 1902 bệnh do S. gallinarum gây ra được lấy tên chính thức là Fowl typhoid (thương hàn gà), từ năm 1954 chương trình khống chế và thanh toán bệnh này được đưa vào chương trình của NPIP (National Poultry Improvenment Plan).

Theo Shivaprasad và Richard (1997)[63] bệnh Pullorum(Pullorum disease) do

S.pullorum gây ra ở gà con và gà lớn dưới dạng cấp tính, thường được gọi là bệnh bạch lỵ (ỉa phân trắng). Bệnh Pullorum lần đầu tiên được mô tả bởi Rettger năm 1899. Bệnh thương hàn gà do S. gallinarum gây ra ở gà trưởng thành dưới dạng cấp tính và mãn tính. Bệnh Fowl typhoid do Klein xác định được lần đầu tiên tại nước Anh vào năm 1888.

Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001)[34] vi khuẩn được Klein phân lập năm 1889 (S. gallinarum) và Rettger phân lập năm 1909 (S. pullorum). Trước đây người ta cho rằng đây là hai loại vi khuẩn gây ra hai bệnh khác nhau trên gà. Salmonella pullorum gây bệnh bạch lỵ ở gà con và Salmonellagallinarum gây bệnh thương hàn ở gà lớn. Đến khi Jones cùng Taylor xác định được chính S. pullorum cũng gây bệnh ở gà trưởng thành và S. gallinarum cũng gây bệnh ở gà con với cùng bệnh tích giống nhau, thì quan niệm cho rằng bệnh thương hàn gà chỉ gây ra ở gia cầm trưởng thành mới được xóa bỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella và tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 26)