3.6.1.1. Sinh trưởng tích lũy
Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể qua từng tuần tuổi là tiêu chuẩn đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn gà. Khối lượng cơ thể còn phản ánh chế độ chăm
sóc, nuôi dưỡng, tình trạng sức khỏe, chất lượng con giống. Qua theo dõi số liệu cân gà mỗi tuần chúng tôi tính toán được khối lượng trung bình của gà qua các tuần tuổi qua bảng 3.12.
Qua bảng chúng tôi thấy gà cùng sử dụng một loại thức ăn hỗn hợp, cùng một phương thức nuôi dưỡng, cùng điều kiện chăm sóc và điều kiện sống nhưng gà ở lô thí nghiệm có bổ sung men Biovet có chứa các vi sinh vật hữu hiệu, các vitamine, và các axit amin có tác dụng tăng sức đề kháng, phòng bệnh tiêu chảy, tăng tính thèm ăn và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng,… Khi bổ sung men Biovet vào thức ăn cho gà thí nghiệm thì khối lượng cơ thể gà đạt 2070,67 gam ở 12 tuần tuổi, trong khi đó gà ở lô đối chứng ăn thức ăn bình thường đạt 1981,65 gam, như vậy tại thời điểm 12 tuần tuổi gà lô thí nghiệm có khối lượng lớn hơn gà lô đối chứng là 89,02 gam.
Bảng 3.12. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm
Khối lƣợng Kỳ cân
Lô thí nghiệm (gam) Lô đối chứng (gam)
X ± mx X ± mx Bắt đầu thí nghiệm 39,23 ± 0,10 38,91 ± 0,10 Tuần 1 105,55 ± 0,81 105,00 ± 0,68 Tuần 2 194,85 ± 0,54 193,14 ± 0,90 Tuần 3 321,85 ± 1,48 293,21 ± 1,05 Tuần 4 466,53 ± 2,25 429,26 ± 1,10 Tuần 5 625,48 ± 1,24 569,64 ± 1,57 Tuần 6 820,39 ± 0,74 742,86 ± 1,77 Tuần 7 1062,45 ± 1,24 979,63 ± 1,43 Tuần 8 1334,69 ± 0,74 1231,48 ± 1,71 Tuần 9 1581,80 ± 0,89 1491,48 ± 1,05 Tuần 10 1772,93 ± 0,23 1720 ± 1,00 Tuần 11 1912,97 ± 0,21 1863,50 ± 0,68 Tuần 12 2070,67 ± 0,19 1981,65 ± 1,10
Như vậy bổ sung men Biovet vào thức ăn hỗn hợp cho gà có ảnh hưởng rất tốt tới khả năng tăng khối lượng của gà lô thí nghiệm. Khi trộn men vào thức ăn cho gà lô thí nghiệm thì gà ăn nhiều hơn, khả năng hấp thu cao hơn, sinh trưởng mạnh hơn, sức đề kháng cao với các bệnh đường ruột, gà ít mắc bệnh hơn so với lô đối chứng ở trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
Qua bảng 3.12 cho thấy khối lượng gà thí nghiệm ở giai đoạn bắt đầu thí nghiệm là tương đương nhau, khối lượng gà trung bình ở lô thí nghiệm là 39,23g lô đối chứng là 38,91g. Như vậy không có sự sai khác nhau về khối lượng giữa 2 lô vì ở giai đoạn này gà được ở 2 lô được sử dụng một khẩu phần như nhau. Sau một tuần nuôi thì mới bổ sung men Biovet vào cho đàn gà thí nghiệm. Sau 3 tuần thí nghiệm cả 2 lô đã có sự sai khác về khối lượng, sự sai khác khá đáng kể. Mặc dù lượng thức ăn tiêu thụ ở thời gian này chưa nhiều nhưng do thời gian này sức đề kháng của gà con còn yếu, dễ mẫn cảm với các mầm bệnh gây tiêu chảy. Khối lượng trung bình của lô thí nghiệm là 321,85g, Khối lượng trung bình của lô đối chứng là 293,21g. Khối lượng lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 28,64g.
Sau 6 tuần thí nghiệm lô đối chứng là 742,86g, lô thí nghiệm là 820,39g. So sánh thống kê cho thấy, khối lượng lô thí nghiệm cao hơn hẳn so với lô đối chứng. Trong khoảng thời gian này, do lượng thức ăn sử dụng tăng nên ta thấy khối lượng gà tăng rõ rệt, khối lượng lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 77,53g.
Sau 9 tuần bổ sung chế phẩm khối lượng trung bình ở lô đối chứng (1581,80g) và thí nghiệm (1491,48 g) đã có sự chênh lệch nhau rất rõ rệt. Trọng lượng trung bình lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 90,32g.
Sau 12 tuần bổ sung chế phẩm Biovet khối lượng trung bình của gà thí nghiệm là 2070,67g, còn lô đối chứng là 1981,65g. Sự chệnh lệnh về khối lượng trung bình giữa 2 lô là 89,02g. Đây cũng là thời điểm gà đủ điện kiện để xuất chuồng.
Theo Cumming và Mafarmlane (1997)[45] probiotic có chức năng kích thích trao đổi chất, sản sinh ra acid beo chuỗi ngắn, vitamin, lên men các thức ăn khó tiêu hóa…; như vậy, khi bổ sung Biovet ngoài khả năng giúp phòng tiêu chảy, các Lactobacillus trong Biovet còn kích thích gà tăng cường trao đổi chất,
tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, nhờ đó mà chỉ số tăng trọng bình quân ngày cũng được cải thiện rõ rệt so với lô đối chứng không sử dụng chế phẩm Biovet.
Kết quả trên chứng tỏ rằng chế phẩm sinh học Biovet có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng tăng trưởng khối lượng của đàn thí nghiệm. Do quá trình tiêu hóa và hấp thu ở đường tiêu hóa của gà được bổ sung chế phẩm tốt hơn gà không được bổ sung chế phẩm mà chỉ được ăn bằng khẩu phần cơ sở bình thường.
Ngoài khả năng tăng trọng vượt trội về khối lượng thì gà ở lô thí nghiệm còn có gây được sự chú ý đối với người chăn nuôi so với lô đối chứng bởi lông sáng và bóng, mào tích đỏ nhất là ở gà trống.
Ở lô gà đối chứng không sử dụng men Biovet do vậy chênh lệch khối lượng so với lô thí nghiệm là rất rõ, khối lượng cơ thể gà được biểu hiện qua biểu đồ 3.5.
Hình 3.5: Khối lượng bình quân của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
3.6.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (gam/con/ngày)
Trên cơ số liệu theo dõi về khối lượng của cơ thể gà qua các tuần tuổi, chúng tôi tính được sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (gam/con/ngày) Thời gian thí nghiệm Lô thí nghiệm (g/con/ngày) Lô đối chứng (g/con/ngày) Tuần 1 9,47 ± 0,03 9,17 ± 0,31 Tuần 2 12,77 ±0,44 12,32 ± 0,27 Tuần 3 18,13 ± 0,58 16,38 ± 0,80 Tuần 4 20,38 ± 0,79 20,03 ± 0,28 Tuần 5 22,99 ± 0,79 22,62 ± 0,47 Tuần 6 27,84 ± 2,38 24,11± 0,38 Tuần 7 34,58 ± 3,05 32,94 ± 0,47 Tuần 8 38,89 ± 4,02 36,42 ± 0,68 Tuần 9 35,30 ± 1,49 33,44 ± 0,57 Tuần 10 27,30 ± 4,53 25,95 ± 0,83 Tuần 11 20,00 ± 1,51 19,43 ± 0,55 Tuần 12 19,58 ± 1,27 17,75 ± 1,01
Qua bảng 3.13 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ở cả 2 lô có sự khác nhau nhưng nhìn chung đều tuân theo quy luật sinh trưởng của gia cầm ở cả 2 lô, sinh trưởng đều tăng dần từ 1-8 tuần tuổi, sau đó giảm dần. Gà ở lô thí nghiệm đạt cực đại ở mức 38,89 gam/con/ngày, còn ở lô đối chứng đạt cực đại tại 35,44gam/con/ngày. Sinh trưởng tuyệt đối của gà lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là do khi sử dụng men Biovet nên khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn lô đối chứng.
Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm được biểu hiện qua hình 3.6
Hình 3.6: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm
3.6.2. Tác dụng của chế phẩm Biovet đến tỷ lệ nuôi sống và phòng bệnh thương hàn ở gà