Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ các mẫu bệnh phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella và tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

Quin và cs (2002)[60] cho thấy mầm bệnh sau khi nhiễm vào đường tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột non và kết tràng, chúng nhanh chóng đi vào hệ lâm ba của ruột gây viêm sưng hạch, từ đó vào hệ tuần hoàn, gây bại huyết, ở đây chúng sản sinh độc tố làm tổn thương gan và lách. Trên cơ sở đó, để tìm hiểu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn ở gà, chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy phân lập vi khuẩn Salmonella từ mẫu phân của các gà và bệnh phẩm gồm: máu, gan, lách, mang tràng của các gà ở 3 xã của huyện Yên lạc. Sau khi thu thập mẫu thí nghiệm được xử lý, nuôi cấy và phân lập tại Bộ môn Công nghệ vi sinh, Công nghệ phân tử, Viện Khoa học sự sống Đại học Thái Nguyên. Kết quả phân lập được trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.2

Bảng 3.5 và hình 3.2 cho thấy: trong tổng số 150 mẫu phân và phủ tạng thu thập được, có 35 mẫu đã phân lập được vi khuẩn Salmonella, chiếm tỷ lệ trung bình là (23,33%). Tỷ lệ phân lập được Salmonella cao nhất ở các mẫu lấy từ xã Tam Hồng (30%), tiếp đến là xã Trung Nguyên (24%) và thấp nhất là ở xã Tề Lỗ (16%).

Bảng 3.5: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp. từ các mẫu phân và phủ tạng

TT Địa điểm lấy mẫu Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) 1 Xã Tề Lỗ 50 8 16,00 2 XãTrung Nguyên 50 12 24,00 3 XãTam Hồng 50 15 30,00 Tính chung 150 35 23,33

Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella này của chúng tôi có cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước đây.Nguyễn Văn Chiến (2007)[1] điều tra tại 3 cơ sở chăn nuôi gà ở Bắc Ninh cho biết: Tỷ lệ nhiễm Salmonella là 9,66%, 2%, 6%. Trần Quang Diên (2002)[5] tìm thấy vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum

tại một số xí nghiệp chăn nuôi gà công nghiệp từ năm 1996-2000: Tỷ lệ nhiễm cao nhất là 13,18% ở xí nghiệp N Hà Nội và thấp nhất là 0,79% thuộc xí nghiệp M Hòa Bình, 2 cơ sở sản xuất còn lại là 7,4% và 5,33% thuộc xí nghiệp M Hà Tây và xí nghiệp D Hải Dương. Theo chúng tôi, sự khác nhau này có thể do rất nhiều nguyên nhân như thức ăn, chuồng trại, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng; do các vùng địa lý nghiên cứu khác nhau, thời điểm lấy mẫu khác nhau...Kết quả nghiên cứu này tiếp tục khẳng định vai trò của vi khuẩn Salmonella trong bệnh thương hàn của gà. Vấn đề do Salmonella và bệnh do chúng gây ra đã được thế giới khẳng định từ thế kỷ 18, song đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị, thậm chí ngày càng trở lên phức tạp hơn. Bởi vậy, những nghiên cứu này vẫn là vấn đề cần thiết đối với mỗi quốc gia..

Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trên gà có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán, cho phép xác định bệnh và có biện pháp nhanh chóng trong phòng trị bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra nhằm giảm thiệt hại trong chăn nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi gà. Việc tìm thấy vi khuẩn Salmonella hay không trong mẫu nghiên

cứu còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà để phòng trị bệnh. Sử dụng kháng sinh không thích hợp, cũng như không đúng liệu trình sẽ ảnh hưởng đến quá trình lây lan cũng như thời gian thải vi khuẩn Salmonella ở gà.

Theo nguyên tắc chung để khống chế và phòng chống các bệnh truyền nhiễm có hiệu quả thì điều kiện kiên quyết là chúng ta phải xác định được chính xác tác nhân gây bệnh, phải nắm được đầy đủ bản chất của mầm bệnh. Phải hiểu được tính gây bệnh của mầm bệnh theo mùa vụ trong năm đối với động vật nghiên cứu. Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001)[34], Nguyễn Quang Tuyên (2008)[38] trong điều kiện bình thường Salmonella có trong đường ruột của người và động vật khỏe. Trong trường hợp sức đề kháng của cơ thể tốt, hệ vi sinh vật ở trạng thái cân bằng thì bệnh không xảy ra. Khi điều kiện chăm sóc, quản lý kém làm cho sức đề kháng của con vật giảm thì Salmonella xâm nhập vào nội tạng gây bệnh. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trên gà thể hiện rõ hơn trên hình 3.2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella và tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)