Phương pháp xác định tính mẫn cảm với một số kháng sinh của vi khuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella và tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 48)

Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn Salmonella spp, phân lập được kiểm tra bằng phương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch và đánh giá kết quả theo Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về các tiêu chuẩn lâm sàng phòng thí nghiệm

Dùng môi trường Muller Hinton Agar, cân môi trường 38 g pha với 1 lít nước cất sau khi pha môi trường thành màu vàng nhạt, để nguội môi trường sẽ đông lại.

- Cách tiến hành: Dùng pipet hút 0,1 ml canh khuẩn 24h ở môi trường BHI vào ống nghiệm trộn đều với 0,9 ml nước muối sinh lý 0,9% ta được nồng độ 10-1

, sau đó ta lại hút 0,1 ml sang ống nghiệm thứ 2 ta được nồng độ 10-2, tiếp tục hút 0,1 ml sang ống nghiệm thứ 3 ta được nồng độ 10-3, ống thứ 3 được sử dụng làm kháng sinh đồ.

Hút 0,5 ml đã pha loãng nồng độ 10-3

nhỏ toàn bộ dung dịch này lên mặt thạch sau đó dùng ống nghiệm đã hấp vô trùng láng đều dung dịch trên môi trường thạch đĩa.

Đặt nhẹ các khoanh giấy kháng sinh chế sẵn lên mặt thạch đĩa. Các khoanh giấy kháng sinh đặt cách nhau 2cm không quá 6 khoanh giấy kháng sinh trong một đĩa thạch. Sau đó bồi dưỡng ở tủ ấm 37o

C ở 24 h. Đánh giá tính mẫn cảm với kháng sinh dựa trên đường kính vòng vô khuẩn.

Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo CCLS (1999)

TT Loại kháng sinh Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm)

Mẫn cảm cao Mẫn cảm trung bình Kháng thuốc

1 Ceftiofur 21 18 – 20 < 17 2 Colistin ≥ 15 13 – 14 ≤ 12 3 Enrofloxacin 20 17 – 19 < 16 4 Gentamicin ≥ 13 - ≤ 12 5 Trimethoprim + Sulfamethoxozol ≥ 16 11 - 15 ≤ 10 6 Norfloxacin 17 13 – 16 < 12 7 Neomycin ≥ 15 13 – 14 ≤ 12 8 Kanamycin ≥ 18 14 – 17 ≤ 13 9 Tetracycline ≥ 23 19 – 22 ≤ 18

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella và tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 48)