Theo định nghĩa của FAO và WHO (2002) chế phẩm probiotic là các vi khuẩn (kể cả nấm men) sống, khi đưa vào cơ thể với một lượng thích hợp sẽ có tác dụng có lợi đối với cơ thể vật chủ.
Từ “probiotic” được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa là “dành cho cuộc sống”. Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của sinh vật chủ.
Probiotic cũng được nhận thấy là có những ảnh hưởng có lợi trên sức khỏe của sinh vật chủ (Fuller, 1989)[50]. Năm 1992 Havenaar đã mở rộng định nghĩa về probiotic: probiotic được định nghĩa như là sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các vi sinh vật sống mà có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa. Theo tổ chức y tế thế giới FAO/WHO: “Probiotics là các vi sinh vật sống khi được đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể vật chủ”.
Theo Fuller (1982)[49] các loài vi khuẩn dùng làm probiotic cần phải đáp ứng các yêu cầu là vi khuẩn phải được chế tạo theo cách còn sống với một quy mô lớn, bảo tồn đặc tính sống và ổn định trong quá trình sử dụng và bảo quản, có khả năng sống sót trong đường tiêu hóa, cơ thể vật chủ phải thu được các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ các probiotic (cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột) và hoàn toàn an toàn cho vật chủ.
Theo Fuller (1989)[50] các chế phẩm probiotic thường dùng trong chăn nuôi gồm 3 nhóm chính. Nhóm vi khuẩn sinh acid lactic, nhóm có nha bào của họ
Probiotic được chế tạo theo rất nhiều cách như ở dạng thức ăn viên, thức ăn lên men, dạng viên nang, dạng nhão, dạng bột hoặc dạng các viên nhỏ. Gần đây các nhà khoa học đã chứng minh được các các vi khuẩn đã bất hoạt cũng có.
Những nghiên cứu trên gia cầm tại tại các trường đại học của Maryland và phía Bắc bang Carolina, sử dụng một sản phẩm có tên là Primalac cho thấy là probiotic định cư ở ruột với những vi khuẩn có lợi và loại trừ bệnh gây ra bởi các sinh vật như E.coli, Salmonella và Clostridium ở những vị trí lông nhung của ruột non, nơi mà vi khuẩn có hại sẽ phá hủy lông nhung.
Probiotic gia tăng sự kháng bệnh bằng cách tăng độ cao của lông nhung và tăng độ sâu của các khe nằm giữa lông nhung, theo cách đó sẽ gia tăng được diện tích bề mặt hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy sẽ gia tăng hiệu quả hấp thụ thức ăn. Những nhà khoa học từ viện nghiên cứu thực phẩm ở Norwich, nước Anh báo cáo là những probiotic đặc biệt có thể tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn sống ở ruột gia cầm, do đó giúp loại bỏ mối đe dọa sự ngộ độc thực phẩm vi khuẩn từ chuỗi thức ăn.