Xây dựng phác đồ điều trị bệnh thương hà nở gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella và tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 52)

Sau khi hoàn thành việc sử dụng chế phẩm Biovet và xác định khả năng mẫn cảm với các kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được bằng phương pháp kháng sinh đồ. Trên cơ sở đó lựa chọn loại kháng sinh mẫn cảm nhất để xây dựng phác đồ điều trị bệnh thương hàn cho gà ở lô đối chứng và lô thí nghiệm.

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2008)[36].

- Sử dụng phần mềm trên máy tính: Microsoft Excell, Microsoft visual Foxpro và phần mềm Minitab 14

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả điều tra tình hình dịch tễ gà mắc bệnh thƣơng hàn nuôi trên một số xã của huyện Yên Lạc

3.1.1. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn ở một số xã

Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn rất nguy hiểm cho gà con, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người chăn nuôi. Để giảm tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn thì trong quá trình chăn nuôi phải tuân thủ quy trình chăn nuôi một cách nghiêm ngặt và đảm bảo vệ sinh thú y.

Để xác định được tỷ lệ mắc bệnh thương hàn ở gà tôi đã tiến hành điều tra ở 3 xã tại huyệnYên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả được thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn ở một số xã

STT Địa điểm (xã) Số gà điều tra Số gà con mắc Tỷ lệ (%)

1 Tề Lỗ 400 33 8,25

2 Tam Hồng 400 52 13,00

3 Trung Nguyên 400 46 11,50

Tính chung 1.200 131 10,92

Qua bảng 3.1 cho thấy trong tổng số 131 con gà mắc bệnh ở các cơ sở chăn nuôi ở huyện Yên Lạc thì các xã có tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn là khác nhau, xã Tam Hồng có tỷ lệ gà con mắc bệnh cao nhất 13,0%, sau đó đến xã Trung Nguyên là 11,50%, cuối cùng là xã Tề Lỗ 8,25%. Tỷ lệ mắc bệnh chung của 3 xã là 10,92%. Ở xã Tam Hồng có tỷ lệ gà con mắc bệnh cao nhất (13,00%) là do điều kiện chăm sóc còn kém do trong xã có nhiều hộ gia đình chăn nuôi gà nhưng kỹ thuật và kiến thức hiểu biết về quy trình chăn nuôi sạch của người chăn nuôi còn hạn chế. Mặt khác có nhiều hộ gia đình chuyên kinh doanh úm gà con để bán giống nhưng không

thực hiện tốt công tác khử trùng và thậm trí úm xong còn mang ra chợ bán đây là điều kiện để dịch bệnh lây lan.

Xã Trung Nguyên: Có tỷ lệ gà mắc bệnh (11,50%) thấp hơn so với xã Tam Hồng vì một số điều kiện vệ sinh thú y ở xã đã được thực hiện tốt hơn. Công tác thú y luôn thực hiện nghiêm túc trong việc khử trùng và tiêu độc chuồng trại. Tuy nhiên việc sử dụng thức ăn tự chế biến và sử dụng nguồn nước chưa đảm bảo vệ sinh nên nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch lỵ vẫn còn cao.

Xã Tề Lỗ: Có tỷ lệ gà mắc bệnh thấp nhất (8,25%) là do xã có nhiều trang trại chăn nuôi gà đã có sự đầu tư về trang thiết bị, sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp dạng viên, quy trình khử trùng chuồng trại được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi và có sự hỗ trợ của ban thú y xã nên người chăn đã có ý thức cao trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Kết quả của tôi cũng phù hợp với các tác giả như:

Nguyễn Thị Tuyết Lê (1999)[21] bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính tác giả đã xác định được tỷ lệ nhiễm Salmonella ở Gà Tam hoàng là 9,27 %, Gà ISA là 11,66 %. Trần Quang Diên (2002)[5] chứng minh khi điều tra tình hình nhiễm Salmonella ở gà giống chuyên thịt được nuôi tại Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây, Hoà Bình tác giả thấy ở Xí Nghiệp Hoà Bình mới hoạt động quy trình vệ sinh thú y được thực hiện nghiêm ngặt, công nhân ăn trưa tại Xí Nghiệp, công nhân không chăn nuôi gà tại nhà riêng, công nghệ chăn nuôi tự động nên tỷ lệ nhiễm

Salmonella chỉ ở mức 0,79 % trong khi đó các Xí Nghiệp khác không thực hiện tốt các biện pháp này như Hoà Bình tỷ lệ nhiễm Salmonella từ 5,33 - 13,18 %. Trần Thị Hạnh (1999)[9]; ShivapraSad (1997)[63] vi khuẩn Salmonella truyền qua nhiều đường trong đó chủ yếu là đường tiêu hoá, do thức ăn, nước uống, người chăm sóc nuôi dưỡng mang mầm bệnh và việc tiêu độc vệ sinh thú y sẽ giảm được mầm bệnh trong chuồng trong các cơ sở chăn nuôi do các gà mang mầm bệnh thải trừ ra.

Hình 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh thương hàn gà ở 3 xã của huyện Yên Lạc

3.1.2. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo lứa tuổi

Tỷ lệ mắc bệnh thương hàn ở gà phụ thuộc rất lớn vào lứa tuổi. Sau khi tiến hành theo dõi 1200 con gà của 3 xã thuộc huyện Yên Lạc thì có 131 con mắc bệnh thương hàn, tỷ lệ nhiễm bình quân là 10,92%. Qua điều tra tỷ lệ mắc bệnh thương hàn trên gà từ 1-12 tuần tuổi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh khác nhau ở các lứa tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất ở giai đoạn 3 tuần tuổi (18%), sau đó là tuần 2 và tuần 4 có tỷ lệ lần lượt là 11,33% và 16%.

Gà nở ra từ máy ấp bị lây nhiễm thì sau 5-10 ngày sẽ xuất hiện triệu chứng và chết tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2-3 tuần tuổi (Shivaprasd và cs, 1997)[63].

Mặt khác ở những độ tuổi khác nhau có đặc điểm sinh lý khác nhau, nên sự đáp ứng của cơ thể với các yếu tố gây bệnh cũng khác nhau, do đó tỉ lệ nhiễm bệnh thương hàn cũng khác nhau. Theo tôi, gà nuôi ở những ngày đầu có tỷ lệ nhiễm thấp là do gà vẫn đang trong giai đoạn nuôi úm, nên được người chăn nuôi quan tâm và chăm sóc cẩn thận, bên cạnh đó công tác giữ vệ sinh chuồng nuôi dễ dàng hơn so với giai đoạn gà lớn nên tỷ lệ nhiễm thấp. Ngược lại, ở các giai đoạn sau do tốc độ sinh trưởng của đàn gà nhanh, mật độ chuồng nuôi đông đúc, làm ảnh hưởng tới vệ sinh chuồng nuôi cũng như chăm sóc đàn gà, giai đoạn này khả năng thu nhận thức

ăn của gà cũng cao hơn so với giai đoạn đầu, gà có thói quen bới để tìm kiếm thức ăn, đây cũng là một trong những nguyên nhân khách quan làm lây nhiễm mầm bệnh.

Bảng 3.2. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo lứa tuổi

Lứa tuổi Xã Tề Lỗ Xã Tam Hồng Xã Trung Nguyên Tính chung Số con theo dõi Số con mắc Tỷ lệ mắc (%) Số con theo dõi Số con mắc Tỷ lệ mắc (%) Số con theo dõi Số con mắc Tỷ lệ mắc (%) Số con theo dõi Tỷ lệ (%) 1-7 50 2 4,00 50 4 8,00 50 3 6,00 150 6,00 8-14 50 3 6,00 50 8 16,00 50 6 12,00 150 11,33 15-21 50 6 12,00 50 10 20,00 50 11 22,00 150 18,00 22-28 50 7 14,00 50 8 16,00 50 9 18,00 150 16,00 29-35 50 6 12,00 50 9 18,00 50 8 16,00 150 15,33 26-42 50 3 60,00 50 5 10,00 50 4 8,00 150 8,00 43-56 50 3 6,00 50 4 8,00 50 3 6,00 150 6,67 57-84 50 3 6,00 50 4 8,00 50 2 4,00 150 6,00 Tính chung 400 33 8,25 400 52 13,00 400 46 11,50 1200 10,92

Tỷ lệ mắc bệnh thương hàn tăng theo ngày tuổi là do vi khuẩn Salmonella từ thức ăn, nước uống, từ gà bệnh thải ra nền chuồng, ra máng ăn, nước uống và con khác lại lây nhiễm. Cứ như vậy các con gà tự lây nhiễm trong đàn, thời gian càng dài thì mầm bệnh thải ra càng nhiều và tỷ lệ nhiễm càng cao.

Mặt khác công tác vệ sinh thú y có tác dụng quyết định đối với tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn. Khi công tác vệ sinh thú y và công tác tiêm phòng được thực hiện tốt thì tỷ lệ mắc bệnh thấp và ngược lại.

Trần Thị Lan Hương (1993)[19] đã phát hiện ra gà Hybro 5 tuần tuổi nhiễm

Salmonella pullorrum gallinarum là 28,1%; gà 30 ngày tuổi là 22,5%. Dương Thị Yên (1997)[39] kiểm tra tra 4 giống Gà AA, ISA, Lohmam, Goldline cho biết gà AA lúc 1-42 ngày tuổi nhiễm 3,12 %, 43-140 ngày tuổi 5,56 %, 141-280 ngày tuổi 10,62 %, ba giống còn lại cũng có tỷ lệ dương tính tăng dần theo tuổi. Nguyễn Thị

Tuyết Lê, (1999)[21] giống Tam Hoàng lúc 10 ngày tuổi có tỷ lệ dương tính 3,75 %, 40 ngày tuổi 6,67 %, 80 ngày tuổi 6,25 %, 140 ngày tuổi 8,75 %, 185 ngày tuổi 11,67 %, và lúc 252 ngày tuổi 14,8 %. Trần Quang Diên (2002)[5] cho biết tỷ lệ nhiễm ở gà Avian là 13,69%; gà AA là 12,63%; giúp các cơ sở loại thải những gà mang mầm bệnh. Như vậy có thể thấyrằng gà nuôi tập trung trong các cơ sở lớn hay nông hộ đều bị nhiễm Salmonella tương đối cao, tùy từng ngày tuổi và mùa vụ trong năm mà có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau.

3.1.3. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo mùa vụ

Do thời gian thực tập từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014 dương lịch nên chúng tôi chia thời gian thành 2 vụ: Thu Đông và Xuân Hè. Để xác định tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo mùa vụ tôi tiến hành điều tra 1200 con gà nuôi ở các hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc. Qua thời gian theo dõi đàn gà tại địa phương tôi nhận thấy thời tiết có ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ mắc bệnh thương hàn của gà. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.3

Bảng 3.3. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo mùa vụ

Mùa vụ theo dõi Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con chết (con) Tỷ lệ chết (%) Thu-Đông 600 50 8,33 7 14,00 Xuân -Hè 600 81 13,50 18 22,22 Tính chung 1.200 131 10,92 25 19,08

Qua bảng 3.3. cho thấy tỷ lệ mắc bệnh thương hàn vào vụ Thu-Đông (8,33%) thấp hơn vụ Xuân - Hè (13,50%). Và tỷ lệ gà chết vì bệnh thương hàn vào vụ Xuân -Hè (22,22%) cũng cao hơn vụ Thu-Đông (14%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả như: Nguyễn Văn Chiến (2007)[1] các đàn Gà ISA và Lương Phượng đều phát hiện thấy nhiễm

Salmonella gallinarum pullorum và vụ Xuân hè thì trên cả 2 đàn Gà ISA và Lương Phượng đều có tỷ lệ nhiễm Salmonella gallinarum pullorum cao hơn vụ Thu đông. Đàn gà ISA có tỷ lệ nhiễm Salmonella gallinarum pullorum vào mùa vụ Thu đông

và Xuân hè là 8,33 % và 12,66 %. Đàn Gà Lương Phượng có tỷ lệ nhiễm

Salmonella gallinarum pullorum và các vụ Thu đông và Xuân hè là 6,33 và 8,33 %. Nghiên cứu của Trần Văn Thành (2010)[32] cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella

trên vịt ở mùa Xuân-Hè (23,27%) cao hơn so với mùa Thu-Đông (17,07%). Điều này có thể là do trong vụ Xuân-Hè có sự biến đổi phức tạp của điều kiện ngoại cảnh, những đợt mưa xuân đầu mùa cùng với nhiệt độ môi trường tăng cao dần. Sự kết hợp của nhiệt độ môi trường cùng ẩm độ không khí là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella. Vì vậy, trong mùa Xuân-Hè cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh thương hàn cho gà.

Mặt khác, sự thay đổi về nhiệt độ cùng với ẩm độ môi trường là yếu tố stress gây tác động bất lợi tới cơ thể vật nuôi dễ gây ra nhiều hiện tượng bệnh lý phức tạp đặc biệt là bệnh đường tiêu hoá. Khí hậu ẩm ướt còn tạo điều kiện thuận lợi để nấm mốc và vi khuẩn phát triển làm thức ăn cho gà bị nhiễm mầm bệnh dẫn tới tăng tỷ lệ nhiễm Salmonella. Còn vụ Thu-Đông điều kiện khí hậu ổn định đàn gà không bị Stress do môi trường khí hậu nên sức đề kháng của cơ thể gà cao.

Phạm Khắc Hiếu (1997)[16] khi vật nuôi thường xuyên bị tác nhân stress tác động dễ dẫn tới viêm niêm mạc ruột là điều kiện tốt cho vi khuẩn gây hại như

E.coli, Salmonella cũng như nhiều loài vi khuẩn khác xâm nhập và gây bệnh.

Qua đó cho thấy tầm quan trọng của công tác vệ sinh, sát trùng tiêu độc trong việc ngăn ngừa sự nhiễm các vi khuẩn nói chung và Salmonella nói riêng. Vì vậy, cần khuyến cáo cho người chăn nuôi biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà sao cho đúng quy trình kĩ thuật để hạn chế tác động xấu của thời tiết từ đó sẽ hạn chế dịch bệnh xẩy ra.

3.1.4. Kết quả tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo phương thức chăn nuôi

Tỷ lệ mắc bệnh thương hàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phương thức chăn nuôi. Mỗi một phương thức chăn nuôi lại có những lợi ích khác nhau nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định tới tỷ lệ mắc bệnh thương hàn ở gà. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo phương thức chăn nuôi STT Phƣơng thức chăn nuôi Số gà kiểm tra (con) Số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Thả vườn 650 79 12,15

2 Nuôi công nghiệp 550 52 9,45

Tính chung 1.200 131 10,91

Qua bảng kết quả 3.4 cho thấy:

Phương thức chăn nuôi thả vườn cho đàn gà có chất lượng thịt ngon hơn, giá thành cao hơn tuy nhiên lại dễ mắc bệnh hơn so với nuôi công nghiệp. Qua theo dõi tỷ lệ mắc bệnh thương hàn ở phương thức nuôi chăn thả (12,15%) cao hơn phương thức nuôi công nghiệp (9,45% ) là 2,7%.

Nguyên nhân có thể là do gà thả vườn thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài và khi gà tự kiếm thức ăn sẽ đào bới làm tăng nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh sẵn có trong phân là cao hơn. Còn trong chăn nuôi công nghiệp thức ăn được cung cấp đầy đủ nên gà ít khi vận động cũng tránh tiếp xúc với mầm bệnh hơn.

3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn salmonella

3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ các mẫu bệnh phẩm

Quin và cs (2002)[60] cho thấy mầm bệnh sau khi nhiễm vào đường tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột non và kết tràng, chúng nhanh chóng đi vào hệ lâm ba của ruột gây viêm sưng hạch, từ đó vào hệ tuần hoàn, gây bại huyết, ở đây chúng sản sinh độc tố làm tổn thương gan và lách. Trên cơ sở đó, để tìm hiểu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn ở gà, chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy phân lập vi khuẩn Salmonella từ mẫu phân của các gà và bệnh phẩm gồm: máu, gan, lách, mang tràng của các gà ở 3 xã của huyện Yên lạc. Sau khi thu thập mẫu thí nghiệm được xử lý, nuôi cấy và phân lập tại Bộ môn Công nghệ vi sinh, Công nghệ phân tử, Viện Khoa học sự sống Đại học Thái Nguyên. Kết quả phân lập được trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.2

Bảng 3.5 và hình 3.2 cho thấy: trong tổng số 150 mẫu phân và phủ tạng thu thập được, có 35 mẫu đã phân lập được vi khuẩn Salmonella, chiếm tỷ lệ trung bình là (23,33%). Tỷ lệ phân lập được Salmonella cao nhất ở các mẫu lấy từ xã Tam Hồng (30%), tiếp đến là xã Trung Nguyên (24%) và thấp nhất là ở xã Tề Lỗ (16%).

Bảng 3.5: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp. từ các mẫu phân và phủ tạng

TT Địa điểm lấy mẫu Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) 1 Xã Tề Lỗ 50 8 16,00 2 XãTrung Nguyên 50 12 24,00 3 XãTam Hồng 50 15 30,00 Tính chung 150 35 23,33

Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella này của chúng tôi có cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước đây.Nguyễn Văn Chiến (2007)[1] điều tra tại 3 cơ sở chăn nuôi gà ở Bắc Ninh cho biết: Tỷ lệ nhiễm Salmonella là 9,66%, 2%, 6%. Trần Quang Diên (2002)[5] tìm thấy vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum

tại một số xí nghiệp chăn nuôi gà công nghiệp từ năm 1996-2000: Tỷ lệ nhiễm cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella và tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)