Tên của loài vi khuẩn quen thuộc ngày nay là S. cholerae suis, lần đầu xuất hiện trong báo cáo năm của phòng Chăn nuôi Công nghiệp Mỹ năm 1885 với sự nhìn nhận nhầm lẫn cho là tác nhân gây bệnh dịch tả lợn (Barnes D.M và Sorensen K.D, 1975). D.E. Salmon lúc bấy giờ là trưởng phòng nghiên cứu, vì vậy mà tên ông được lấy để đặt tên cho vi khuẩn mới này. Song người chính thức phát hiện ra loài vi khuẩn Salmonella lại là T. Smith, một cộng sự của ông.
Năm 1988 ở Anh, Klein đã chẩn đoán Salmonellosis từ 200 gà đẻ bố mẹ chết trong số 400 gà ốm. Đặc biệt Salmonella không chỉ gây bệnh cho động vật và một số chủng Salmonella còn gây bệnh cho người. Có lẽ vì thế mà từ lâu con người đã có ý thức rằng nghiên cứu Salmonellosis là hết sức cần thiết. Năm 1989 bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính, đã kiểm tra 753 mẫu huyết thanh của gà ở Sudan, kết quả có 6/753 mẫu dương tính (El Hassan và Kheir, 1989)[46].
Chart H. và cs (1989)[44] đã sử dụng phản ứng ELISA để phát hiện kháng thể chống Lypo polysaccaharide của Salmonella pollorum và Salmonella enteritidis
trên các đàn gà đẻ. Đồng thời sử dụng kháng nguyên chuẩn Salmonella pollorum để làm phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính trong cùng đàn gà đó. Các tác giả kết luận: Tuy kết quả ở phản ứng ELISA là cao hơn nhưng phản ứng này phức tạp, khó sử dụng còn phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính có thể kiểm tra
Salmonella với số lượng lớn máu gà ngay tại cơ sở chăn nuôi. Phương pháp này nhanh, ít tốn kém cho nên có thể sử dụng đại trà.
Javed I. và cs (1990)[52] đã kiểm tra Salmonella ở 753 mẫu bệnh phẩm (251 mẫu gan, 251 mẫu lách, 251 mẫu ruột) ở gà có biểu hiện bên ngoài thở mạnh lấy từ các cửa hàng tại Pakistan cho biết có 43 (5,7%) mẫu dương tính (25 mẫu ruột, 15 mẫu gan và 3 mẫu lách), trong đó với 31 mẫu là Salmonella gallinarum và 2 mẫu khác là Salmonella có khả năng di động.
Những nghiên cứu của Snoeyebos G.H. (1991)[65] cho biết, gà con mới nở ra từ những trứng bị nhiễm bệnh thường yếu ớt, chúng sẽ chết sau 5-10 ngày. Evans và cộng sự kết luận rằng, gà con bị nhiễm bệnh Salmonella sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương đùi và xương cánh. Ferguson và cộng sự còn cho biết thêm
Salmonella tác động làm sưng khớp của gà con. Doyle và Mathews đã nghiên cứu những bệnh tích ở gan, phổi, tim, manh tràng và thận của gà mắc bệnh. Các nghiên cứu cho biết gan gà con mắc bệnh bị thoái hóa. Sunganuma đã nghiên cứu bệnh tích của 459 trường hợp Salmonellosis trên nhiều loại gà (gà dò, gà mái, gà trống) thấy tế bào tăng sinh, phổi và ruột viêm cata. Shawabkeh.K, (1996)[62] đã công bố tình hình nhiễm Salmonella của các trại chăn nuôi ở Jordani. Tác giả tiến hành phân lập
vi khuẩn từ 604 gà chết và 150 gà sống nghi mắc Salmonellosi. Kết quả cho thấy 164 mẫu bệnh phẩm từ gà chết và 31 mẫu bệnh phẩm từ gà sống đã phân lập được
Salmonella. Trong đó có 94/604 và 22/150 là Salmonella gallinarum pullorum; 48/64 và 4/150 trường hợp là Salmonella enteritidis; 11 trường hợp Salmonella typhimurium…. Tỷ lệ nhiễm Salmonella cao nhất ở gà đẻ (20,5%), gà thịt 18,09% và gà con là 17,9%.
Cũng bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính với kháng nguyên chuẩn Salmonella pullorum, năm 1990. Mahota và cs đã kiểm tra 406 mẫu huyết thanh của gà đẻ, kết quả dương tính là 52-67% (ở 3 trung tâm lấy mẫu khác nhau), các vi khuẩn xác định là Salmonella gallinarum pullorum.
Theo Kim C.J. và cs (1991)[55] đã dùng phản ứng ELISA để phát hiện kháng thể chống Salmonella enteritidis ở gà, thấy kết quả của phản ứng ELISA nhanh và chính xác hơn các phương pháp chẩn đoán khác (ngưng kết nhanh, vi ngưng kết..). Các tác giả Minga U.M.; Semuguruka W.D. và Macda Machungu A.D., (1998), đã kiểm tra Salmonella của các đàn gà ở Morogoro bằng phương pháp ELISA, phản ứng ngưng kết huyết thanh và nuôi cấy. Khi kiểm tra 77 con gà nghi mắc bệnh thương hàn và 112 gà nghi mắc bệnh phó thương hàn với Salmonella nhóm D, thu được kết quả 94,8% gà nhiễm thương hàn dương tính khi kiểm tra bằng ELISA, so với 32,5% dương tính bằng phản ứng ngưng kết huyết thanh và 1,3% dương tính bằng phương pháp nuôi cấy. Tương tự có 71,4% gà mắc bênh phó thương hàn dương tính khi kiểm tra bằng ELISA.
Nicolas và cs (1991[58] đã tiến hành thí nghiệm phát hiện kháng thể IgG trong máu gà nhiễm Salmonella enteritidis bằng phương pháp ELISA. Sử dụng kháng nguyên Lypo polysaccaharide (LPS) và kháng nguyên chịu nhiệt Heat – Entracted Antigen (HE) nhưng sử dụng HE – ELISA phát hiện được hầu hết các kháng thể gà kiểm tra, còn LPS- ELISA chỉ phát hiện được 60% số gà bệnh.
Nghiên cứu, phát hiện Salmonella và bệnh do chúng gây ra, cùng với các bệnh dịch tả, lao, nhiệt thán, thương hàn thuộc những dịch bệnh đã được bắt đầu nghiên cứu cách đây trên 120 năm trong lĩnh vực vi sinh vật y học. Năm 1880 E berth lần đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn dưới kính hiển vi. Sau đó 4 năm, năm 1884 Gaffky đã
nuôi cấy thành công vi khuẩn. Loài vi khuẩn S. typhi lúc đầu được gọi với các tên như Bacillus typhous, Bacterium typhi và Eberthella typhy typhosa. Còn tên giống
Salmonella được Lignires sử dụng đặt cho trực khuẩn gây bệnh dịch tả “ Hog- cholera bacillus” vào năm 1900 (Selbitz và cs, 1995)[51].
Simko S. (1995)[64] đã phân lập được 1370 chủng Salmonella ở các trại có mầm bệnh. Trong đó Salmonella gallinarum pullorum chiếm 30,75%, Salmonella typhimurium chiếm 21,65%, Salmonella agona chiếm 9,18%, Salmonella infantis
chiếm 8,24%, Salmonella enteritidis chiếm 7,8%...
Tuchili LM và cs (1996)[70] đã sử dụng phương pháp PCR với một cặp primer đặc hiệu của Salmonella để phát hiện AND của Salmonella trong phôi gà. Kết quả kiểm tra 45 mẫu phôi gà ngạt đã phát hiện 20 mẫu dương tính (44,4%), với phương pháp phân lập vi khuẩn chỉ phát hiện được 11/45 mẫu dương tính (24,4%).
* Nghiên cứu về phòng bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra
Barrow (1990)[42] đã phát hiện ra loại vaccine Nobilis SG 9R khi sử dụng phòng bệnh thương hàn gà còn có tác dụng bảo vệ chéo đối với cả S. enteritidis
Bailey J.S. và cs (1996)[41] đã tiến hành thử nghiệm đánh giá hiệu quả của việc cải thiện điều kiện vệ sinh không khí máy ấp bằng tia cực tím (UV) hoặc Hydroperocide trong 3 ngày ấp. Sau khi xử lý tổng số khuẩn lạc Salmonella kiểm tra các mẫu không khí của tủ ấm giảm từ 75-95%. Tỷ lệ ấp nở không có dấu hiệu giảm khi xử lý bằng các phương pháp trên. Hydroperocide còn làm giảm
Salmonella nhiễm ở trứng.
Kháng nguyên Salmonella gallinarum pullorum được sử dụng để chẩn đoán phát hiện những cá thể gà bị nhiễm bệnh và có thể loại thải tất cả những gà nhiễm
Salmonella gallinarum pullorum ra khỏi đàn nhằm khống chế tỷ lệ nhiễm cũng như phòng tránh được sự lây lan mầm bệnh và ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà công nghiệp theo chương trình của NPIP (Natiol Poultry Improvement Plan) từ năm 1954 (Shivaprasad, 1997)[63]
* Nghiên cứu về kháng sinh điều trị bệnh do Salmonella gây ra
Sulfonamide là nhóm kháng sinh đầu tiên có hiệu quả phòng ngừa
Salmonellosis ở gà được chấp nhận. Sau đó, trong quá trình điều trị người ta ghép nhiều kháng sinh với nhau và thấy có hiệu quả hơn. Tuy nhiên sulfonamide thường
làm giảm tăng trọng, giảm hấp thu thức ăn và đặc biệt là ảnh hưởng đến sản lượng trứng nên cách điều trị bằng sulfonamide chỉ dùng trong thời gian ngắn.
Nhóm hóa dược nitrofurans được Smith kiểm tra, trong điều trị Salmonellosis với liều 0,04%. Furazolidone trong thức ăn dùng 10-14 ngày có hiệu quả rất cao. Cũng theo Smith thì trong điều kiện thí nghiệm, furazolidone có hiệu quả cao hơn chloramphenicol và sulfamerazine trong điều trị Salmonellosis.
Dùng furazolidone với liều 0,04% trong thức ăn liên tục 7 ngày đã làm giảm tỷ lệ chết của gà mắc Salmonellosis (Gordon và Tucker cùng Wilson).
Dùng furazolidone 0,01% trong thức ăn trong 5 tuần, bắt đầu từ thời gian gây nhiễm. Trong thời gian dùng thuốc không có trường hợp bệnh nào phát ra trên đàn gà thí nghiệm.
Dùng Chlotetracycine 200mg/kgP đã ngăn chặn được gà chết trong thí nghiệm gây nhiễm Salmonella qua đường miệng cho gà 1 ngày tuổi (Graugruber.W và Kissling.R). Kháng sinh Colistin được kết luận là có tác dụng tốt với gà bệnh và có khả năng tăng sức sống của gà nhiễm Salmonellosis.
Hiện nay một số kháng sinh dùng điều trị Salmonellosis như ampicillin, chloromycetin, chlophenicol, neomycin…cấm sử dụng ở Mỹ và Châu Âu.
Vaccine phòng bệnh Salmonellosisở gà đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên là vaccine keo phèn formol được chế từ chủng Salmonella
được làm giảm hoạt tính bằng formol bởi các nhf khoa học thuộc Liên Xô (cũ). Bouzuban và cộng sự (1989)[43] đã nghiên cứu sử dụng protein từ chủng
Salmonella gallinarum MS 61 và vaccine sống Salmonella gallinarum 9R để phòng Salmonellosis. Kết quả cho thấy sử dụng protein từ một chủng Salmonella gallinarum MS 61 trong tự nhiên có hiệu quả chống bệnh tốt hơn so với vaccine sống Salmonella gallinarum R.