Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 105 - 116)

8. Cấu trúc của đề tài

3.5.3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Đánh giá mức độ quan trọng, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi thu được kết quả qua bảng tổng hợp ở bảng 3.1 với mức độ cho điểm:

- Mức độ rất cần thiết và rất khả thi: 3 điểm - Mức độ cần thiết và khả thi: 2 điểm

- Mức độ không cần thiết và không khả thi: 1 điểm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi

RCT CT KCT X TB RKT KT KKT X TB

1

Đổi mới tư duy giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý dạy học cho Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh

97 3 0 2,97 2 90 10 0 2,90 2

2

Quản lý việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 93 7 0 2,93 4 82 18 0 2,82 3 3 Quản lý hoạt động tự học của học sinh 91 9 0 2,91 5 75 25 0 2,75 6 4

Quản lý công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy học, đổi mới công tác thi đua khen thưởng

100 0 0 3,00 1 95 5 0 2,95 1

5 Quản lý công tác xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hóa quản lý dạy học trong nhà trường

6

Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

95 5 0 2,95 3 80 20 0 2,80 4

Chú thích: RCT: Rất cần thiết; CT: Cần thiết; KCT: Không cần thiết; RKT: Rất khả thi; KT: Khả thi; KKT: Không khả thi; X: Điểm trung bình; TB: Thứ bậc

- Về tính cấp thiết của các biện pháp: Sự cấp thiết của việc sử dụng

các biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng thể hiện ở bảng kết quả khảo sát trên với mức điểm trung bình từ 2 trở lên là điều chứng tỏ những người làm công tác QL cũng như CB, GV thể hiện ý thức và quyết tâm của mình với mong muốn kết quả dạy học ngày càng được nâng cao. 100% các ý kiến đều cho rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả biện pháp QL HĐDH của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Ninh Giang. Trong đó biện pháp 3 “Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy học, đổi mới công tác thi đua khen thưởng” có tính cần thiết nhất, điểm TB là

3,00. Một biện pháp khác cũng được đánh giá rất cần thiết là: “Đổi mới tư duy giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý dạy học cho Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh”.

- Về tính khả thi của các biện pháp: Qua quá trình nghiên cứu, khảo

nghiệm, chúng tôi thu nhận được kết quả rất khả quan như bảng tổng hợp nêu trên. Các ý kiến đều cho rằng 6 biện pháp được đề xuất đều có tính khả thi cao, đều đạt điểm trung bình từ 2 trở lên. Biện pháp 4 có thứ bậc cao nhất với điểm trung bình là 2,95. Biện pháp 1 xếp thứ 2 có điểm trung bình là 2,90. Tiếp đó là mức độ khả thi của biện pháp 2,6,5 với điểm trung bình trên 2,7. Số ý kiến đánh giá theo các tiêu chí của từng biện pháp là hợp lý, mang tính xây dựng và tích cực, khách quan và có tính thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dò ý kiến của các CBQL, Hiệu trưởng, Hiệu phó trực tiếp làm công tác quản lý HĐDH. Bởi vậy những biện pháp mà chúng tôi đã nêu đều có tính thực tế cao và có tính khả thi. Để nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH của Hiệu trưởng cần phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ và có hệ thống trong công tác QL, tùy từng điều kiện thực tế mà quan tâm nhấn mạnh đến biện pháp này hay biện pháp khác một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu QL.

Để đánh giá mức độ so sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi lập bảng so sánh bảng 3.2.

Bảng 3.2. Bảng so sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Nội dung các biện pháp

Tính cần thiết khả thi Tính X T bậc X T bậc 1

Đổi mới tư duy giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý dạy học cho Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh

2,97 2 2,90 2

2 Quản lý việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ giáo viên 2,93 4 2,82 3

3 Quản lý hoạt động tự học của học sinh 2,91 5 2,75 6 4 Quản lý công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động

dạy học, đổi mới công tác thi đua khen thưởng 3,00 1 2,95 1 5 Quản lý công tác xã hội hóa và thực hiện dân chủ

hóa quản lý dạy học trong nhà trường 2,90 6 2,76 5 6 Quản lý việc sử dụng có hiệu quả điều kiện cơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 3

1. Dựa trên thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang, để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học.

2. Các biện pháp đưa ra đều tập trung vào việc tháo gỡ những khó khăn nảy sinh từ thực tiễn công tác quản lý nhà trường, mâu thuẫn giữa yêu cầu của mục đích quản lý hoạt động dạy học với thực trạng còn hạn chế của những biện pháp để thực hiện mục đích đó.

3. Những biện pháp trên đây đưa ra để giúp cho người Hiệu trưởng đạt kết quả tốt trong quá trình thực hiện các chức năng hoạt động quản lý của mình nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu giáo dục cấp học và nhiệm vụ cụ thể về hoạt động dạy học đã được nêu ra trong kế hoạch năm học của nhà trường.

4. Các kết quả khảo nghiệm đã chứng minh mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã được đề xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý có hiệu quả các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học, tạo điều kiện tối ưu và tác động tích cực nhất đến sự cộng tác giữa người dạy và người học, giúp quá trình này đạt mục tiêu đã xác định.

2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS là các phương pháp hoặc nhóm các phương pháp của Hiệu trưởng tác động đến các lĩnh vực trong quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này và thực hiện mục tiêu cấp học.

3. Đa số các đồng chí Hiệu trưởng các trường THCS huyện Ninh Giang đều xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của hoạt động dạy học; đều coi đây là hoạt động trọng tâm, quyết định các hoạt động khác trong nhà trường.

4. Hầu hết các đồng chí Hiệu trưởng đã đầu tư công sức suy nghĩ tìm ra biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường ngày một tốt hơn. Nhiều đồng chí Hiệu trưởng đã đề ra được các biện pháp quản lý hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của nhà trường.

5. Thực tiễn còn tồn tại một số đồng chí Hiệu trưởng đã đề ra và thực thi một số biện pháp quản lý chưa đầy đủ, chưa toàn diện khiến cho việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường còn hạn chế.

6. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Ninh Giang chịu ảnh hưởng rất nhiều của cả những nhân tố khách quan và chủ quan.

7. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS tại huyện Ninh, tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng. Các biện pháp đó là: (1) Đổi mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tư duy giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý dạy học cho Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. (2) Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. (3) Tăng cường quản lý chất lượng tự học của học sinh. (4) Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy học, đổi mới công tác thi đua khen thưởng. (5) Tăng cường xã hội hóa và thực hiện dân chủ hóa quản lý dạy học trong nhà trường. (6)Tăng cường, sử dụng có hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và ứng dụng tin học vào quản lý hoạt động dạy học.

8. Kết quả khảo nghiệm đã chứng minh rằng những biện pháp quản lý hoạt động dạy học đã đề xuất là hợp lý và có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cấp THCS ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Khuyến nghị

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau đây:

1. Đối với hiệu trưởng các trường THCS huyện Ninh Giang

Tích cực học tập nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực bản thân nhằm thích ứng với yêu cầu mới.

Tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý quá trình dạy học, thực hiện tốt các biện pháp quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng.

Chủ động, sáng tạo trong công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện các mặt hoạt động trong nhà trường nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học.

Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “ Hai không” đặc biệt trong việc kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh.

2. Đối với UNBD huyện và Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Ninh Giang

Tăng quyền tự chủ về nhân lực và tài chính cho các trường THCS nhằm đảm bảo tính chủ động trong công tác quản lý của Hiệu trưởng và tăng động lực phát triển cho nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có kế hoạch tuyển dụng và phân bổ giáo viên hợp lý nhằm hạn chế tình trạng giáo viên dạy chéo ban, tránh trường hợp vừa thừa vừa thiếu giáo viên.

Tập trung chỉ đạo điểm các hội thảo, chuyên đề về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp, tạo điều kiện cho các trường quản lý tốt hơn, nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học.

Tăng cường công tác thanh tra chuyên môn trường học thường xuyên, liên tục. Trong mỗi đợt thanh tra cần có kế hoạch mục đích yêu cầu rõ ràng việc đánh giá cần sát thực hơn, tránh hình thức.

3. Đối với UNBD tỉnh Hải Dương và Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hải Dương

Tập trung xây dựng mô hình trường THCS liên xã và có chính sách đầu tư kinh phí cùng địa phương xây dựng các trường THCS liên xã khắc phục tình trạng các trường có quy mô quá nhỏ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Ban hành các văn bản chỉ đạo việc tập trung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS trên địa bàn. Có kế hoạch cử cán bộ quản lý giáo dục đi đào tạo bồi dưỡng trình độ sau đại học, thạc sỹ.

4. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo

Hoàn thiện và nâng cao hơn các văn bản pháp quy (về cả cơ chế chính sách cũng như đời sống vật chất, tinh thần) tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng, giáo viên và cán bộ giáo dục hoạt động. Nên thực hiện việc phân cấp quản lý, trao dần quyền tự chủ nhiều hơn cho các cấp cơ sở trên cơ sở. Các quy định, hướng dẫn thực hiện, phân phối chương trình,… cần có sớm trước thời điểm thực hiện.

Cần đào tạo cán bộ quản lý nhà trường một các có bài bản và có hệ thống hơn. Rút dần việc bổ nhiệm chức vụ quản lý xong mới đi học nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Khi đó cán bộ quản lý phải vừa học, vừa làm khó có thể quản lý nhà trường tốt được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cần có kế hoạch dài hơn và chế độ chính sách bồi dưỡng giáo viên trẻ có năng lực toàn diện chuyên môn và nghiệp vụ quản lý làm công tác quản lý và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý trường học.

Có chính sách chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường học.

Cải tiến cách đánh giá, thi cử cho phù hợp với nội dung chương trình, mục tiêu giáo dục của từng cấp học sao cho người dạy và cả người học hướng vào cách dạy và cách học phát huy tích cực, chủ động sáng tạo, rèn luyện tư duy khoa học, khả năng tự học của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ huyện Ninh Giang khóa XXI

2. Báo cáo tổng kết năm học: 2008-2009; 2009-20010; 2011-2012 của cấp

học THCS huyện Ninh Giang

3. Bộ giáo dục và đào tạo, học viên quản lý giáo dục: Tài liệu hội nhập kinh

tế quốc tế trong ngành giáo dục và đào tạo, Hà Nội-2008.

4. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ: Đại cương khoa học quản lý, Nxb Nghệ

An, 2007.

5. Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư ngày 15/6/2004, “Về việc xây dựng,

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục”.

6. Chỉ thị số 895/CT-BGDĐT ngày 12/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc: “Thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo

dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển xã hội giai đoạn 2013-2015”.

7. Nguyễn Bá Dương (chủ biên), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

8. Dự thảo chiến lược giáo dục 2009-2020.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 Khóa VIII.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Kết luận Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 Khóa IX.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 Khóa IX.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành

Trung ương Đảng lần thứ 6 Khóa XI.

17. Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học (2006)

của Bộ giáo dục-Đào tạo.

18. Nguyễn Minh Hiển: Tạp chí giáo dục - số 16 (11/2001).

19. Mai Công Khanh: Tập bài giảng: Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Hà Nội, 2009.

20. Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu khóa XI,

“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 105 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)