Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 100 - 104)

8. Cấu trúc của đề tài

3.3.6. Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học giữ vai trò quan trong trong hoạt động dạy học. Tăng cường, sử dụng có hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học sẽ góp phần to lớn trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học.

Trong các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền vững, đúng định hướng thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản. Muốn xây dựng nguồn lực con người, phải đẩy mạnh đồng bộ Giáo dục - Đào tạo, Khoa học -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công nghệ và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với việc coi văn hóa là mục tiêu và động lực của phát triển. Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta cũng đã khẳng định: “CNTT là một trong những động lực chính tạo nên bộ mặt thế kỷ XXI”. Ứng dụng CNTT vào quản lý hoạt động dạy học nhằm thực hiện và phát huy cao độ khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, của các bộ phận, các tổ chuyên môn và của mỗi giáo viên - học sinh trong hoạt động dạy học.

Ứng dụng CNTT vào quản lý nói chung và quản lý dạy học nói riêng nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời đáp ứng mọi yêu cầu của việc cung cấp thông tin giữa các cơ quan quản lý giáo dục như: Sở giáo dục, Phòng giáo dục với các nhà trường, giữa Ban giám hiệu với các tổ chuyên môn, giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và giữa nhà trường với phụ huynh học sinh góp phần cải tiến công tác quản lý.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

- Nắm bắt cơ sở vật chất hiện có, tình trạng sử dụng những cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư các phương tiện, trang thiết bị dạy học một cách chủ động hàng năm.

- Có kế hoạch tập huấn sử dụng các trang thiết bị thực hành, đặc biệt đối với những thiết bị mới, tiên tiến, hiện đại cho đội ngũ giáo viên của trường.

- Nâng cao nhận thức, trình độ kỹ năng CNTT của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

- Tăng cường đầu tư các phần mềm, trang thiết bị CNTT

- Xây dựng mối quan hệ thông tin giữa nhà trường và giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là bắt buộc trong các nhà trường

3.2.6.3. Cách thức tiến hành

- Hàng năm chỉ đạo bộ phận phụ trách cơ sở vật chất của trường lên danh mục về tình trạng những cơ sở hạ tầng (lớp học, sân bãi, phòng thí nghiệm, vườn trường, thư viện) để nắm bắt nhu cầu tu sửa, bảo dưỡng, bổ sung, thay thế.

- Chỉ đạo các tổ bộ môn dựa vào nội dung dạy học, soạn thảo các yêu cầu về cung cấp thiết bị, vật tư, mẫu vật,… có liên quan đến bài dạy và tổng hợp thành danh mục cho từng loại trang bị, vật tư cụ thể. Chú ý nêu chính xác về quy cách, số lượng và thời gian cần có để sử dụng. Các môn học, tổ bộ môn tổng hợp báo cáo Hiệu trưởng để lập kế hoạch chung cho nhà trường.

- Phân công đơn vị và cá nhân cụ thể có trách nhiệm tổng hợp và yêu cầu chung toàn trường về trang thiết bị, vật tư,… và lập kế hoạc dự trù kinh phí để khi có điều kiện sẽ thực hiện việc cung ứng một cách chủ động và kịp thời cho các hoạt động dạy học trên cơ sở kế hoạch và thời gian do chương trình ấn định.

- Giáo viên khi sử dụng các phương tiện dạy học phải khoa học, phù hợp với yêu cầu bài học để tập trung sự chú ý của học sinh.

- Cần kết hợp tốt giữa lời giảng của giáo viên với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học. Tùy thuộc vào nội dung bài giảng, cần chú ý tạo cho người học thể hiện tính tích cực, độc lập suy nghĩ trong lĩnh hội kiến thức.

- Cần sử dụng kết hợp các loại phương tiện dạy học khác nhau và đảm bảo mối quan hệ hữu cơ giữa các hình thức và phương tiện dạy học nhằm tăng cường khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng vật tư, thiết bị nhằm tăng thời gian sử dụng và độ chuẩn xác của thiết bị, vật tư đó.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức thông tin, phổ biến kiến thức về CNTT và xã hội thông tin qua các kênh thông tin khác nhau. Tổ chức các hình thức, nội dung thông tin thích hợp cho cán bộ quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và giáo viên, về xu hướng phát triển, ảnh hưởng, tầm quan trọng và khả năng ứng dụng CNTT hỗ trợ trong các lĩnh vực, đặt biệt là quản lý hoạt động dạy học. Tổ chức thăm quan các nhà trường có quản lý dạy học bằng CNTT. Xây dựng và triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng các khóa về CNTT ngắn hạn, dài hạn nhằm nâng cao nhận thức, phát triển trình độ, kỹ năng về CNTT cho cán bộ quản lý và giáo viên.

- Song song với việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, việc đầu tư tăng cường trang thiết bị công nghệ thông tin ở nhà trường và Phòng giáo dục, Sở giáo dục là điều vô cùng quan trọng. Để đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hoạt động dạy học được tốt, chúng tôi thấy cần phải làm một số việc sau:

- Nâng cấp hệ thống mạng giáo dục trong toàn ngành, đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành các đơn vị thuộc Phòng giáo dục, Sở giáo dục. Hệ thống này cho phép truyền thông tin ở dạng tích hợp tất cả các loại thông tin, báo cáo số liệu với tốc độ cao, chất lượng đảm bảo; có chế độ sử dụng, bảo dưỡng và vận hành các thiết bị trong toàn bộ hệ thống mạng bằng Tiếng việt.

- Hiện nay việc ứng dụng CNTT để trao đổi thông tin trong các hoạt động quản lý đã được sử dụng rộng rãi. Nhờ đó người quản lý có những thông tin nhanh chóng, chính xác, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Do vậy cần mở một số lớp tập huấn sử dụng các phần mềm, các dịch vụ trên Internet; tạo địa chỉ E-mail cho đội ngũ làm công tác quản lý hoạt động dạy học và mỗi giáo viên; tiến đến trao đổi thông tin, báo cáo qua mạng.

- Thực tế hiện nay tỉ lệ các nhà trường ứng dụng CNTT còn thấp với hiệu quả chưa cao hoặc mới chỉ ở một số chừng mực nào đó như: quản lý điểm, đánh giá xếp loại học sinh,… Việc nhận thức về ứng dụng CNTT của cán bộ quản lý và giáo viên chưa tốt. Để khắc phục tình trạng này, các sở giáo dục, Phòng giáo dục cũng như các nhà trường cần có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

coi đây là nhiệm vụ quan trọng được ưu tiên trong chiến lược phát triển của nhà trường. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn về sử dụng CNTT, các phần mềm trong quản lý hoạt động dạy học.

- Tham mưu tích cực với địa phương đề khai thác hợp pháp các nguồn kinh phí nhằm xây dựng hệ thống trường lớp đạt chuẩn phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

- Đầu tư nhằm tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị vật tư, phương tiện kỹ thuật dạy học phải đảm bảo đồng bộ, hiện đại nhưng gắn liền với thực tiễn giảng dạy và mang tính phổ biến cao.

- Cần chủ động bố trí kinh phí để đáp ứng ở mức cao nhất cho việc đầu tư vào việc phục vụ cho dạy và học.

- Đảm bảo tính hiệu quả khi xem xét, phê duyệt kế hoạch tăng cường đầu tư trang thiết bị cho dạy và học.

- Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị một cách chủ động và thường xuyên.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)