8. Cấu trúc của đề tài
2.3.2. Nhận thức của giáo viên
Bảng 2.7. Nhận thức của giáo viên về việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng trƣờng THCS huyện Ninh Giang
STT NỘI DUNG QUẢN LÝ TẦM QUAN TRỌNG (%)
RQT QT KQT
1 Quản lý việc thực hiện chương trình, hồ sơ, giáo án, phân công chuyên môn
81,5 17 1,5
2 Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên, sinh hoạt chuyên môn.
90 10 0
3 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên 80 20 0 4 Quản lý hoạt động học của học sinh 75 25 0
5 Kiểm tra đánh giá 55 40,4 4,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7 Sử dụng CNTT vào quản lý 65,5 25,5 9
8 Tăng cường XHH 55,5 21 23,5
Chú thích: RQT: Rất quan trọng; QT: Quan trọng; KQT: Không quan trọng
Cô giáo Lê Hà Giang, nói rằng: “Theo tôi, để hoạt động dạy học có hiệu quả, chúng ta cần quan tâm nhiều đến việc bồi dưỡng giáo viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học”
Thầy giáo Phạm Thế Mạnh, thì cho rằng: “Quản lý hoạt động dạy của giáo viên là quan trọng nhất”
Thầy giáo Bùi Ngọc Tiến , cho rằng: “Công tác xã hội hóa giáo dục không quan trọng vì khó thực hiện, do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn”
* Nhận xét:
Qua số liệu ở bảng 2.7 cho thấy giáo viên rất quan tâm tới các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng. Chứng tỏ giáo viên đã đánh giá cao quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Qua bảng trên cho thấy, các nội dung chúng tôi đưa ra có rất nhiều nội dung được giáo viên đánh giá rất quan trọng với tỷ lệ cao trên 80% ý kiến, đó là các nội dung như: quản lý chương trình, hồ sơ giáo án (81,5%); Quản lý hoạt động dạy (80%); Đổi mới phương pháp, sử dụng thiết bị (80,5%). Đặc biệt việc bồi dưỡng giáo viên, đi học nâng chuẩn được các đồng chí giáo viên quan tâm (90%).
Bên cạnh đó cũng có những nội dung được giáo viên nhận thức chỉ ở mức độ cần thiết với tỷ lệ cao như sử dụng CNTT vào quản lý hoạt động dạy học và công tác XHH giáo dục; một số đồng chí cho biết chỉ cần có sự phối hợp giáo dục, còn việc đầu tư thì không quan tâm và cho rằng đấy là công việc của đồng chí hiệu trưởng.
Nhìn chung, nhận thức của giáo viên về các nội dung trong hoạt động quản lý của hiệu trưởng THCS tại huyện Ninh Giang là khá tốt điều này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cũng tác động rất lớn để công tác quản lý của hiệu trưởng để từ đó Hiệu trưởng có thể xây dựng những biện pháp quản lý hoạt động dạy học một cách thích hợp nhất.
2.4. Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dƣơng
Để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS tại huyện Ninh Giang, chúng tôi nghiên cứu trên 150 hiệu trưởng, CBQL và giáo viên của tất cả các trường THCS trên địa bàn Huyện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên tổng số 536 cán bộ quản lý và giáo viên.