8. Cấu trúc của đề tài
2.4.1. Thực trạng về việc phân công giảng dạy cho giáo viên của hiệu trưởng
Theo nghiên cứu của chúng tôi ở tất cả các trường THCS tại huyện Ninh Giang cho thấy việc phân công giảng dạy cho giáo viên được các hiệu trưởng rất quan tâm. Sau khi tiến hành điều tra trên giáo viên chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8. Những căn cứ hiệu trƣởng sử dụng để phân công giảng dạy cho giáo viên
STT Căn cứ phân công giảng dạy Đánh giá của giáo viên
Ý kiến đồng ý %
1 Năng lực chuyên môn 126 84
2 Hoàn cảnh, điều kiện cá nhân 54 36
3 Nguyện vọng cá nhân giáo viên 60 40
4 Nguyện vọng học sinh 36 24
5 Yêu cầu đặc điểm mỗi lớp 84 56
* Nhận xét:
Qua bảng 2.8 cho thấy hiệu trưởng trường THCS đã phân công giảng dạy cho giáo viên chủ yếu căn cứ vào năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên với 84% ý kiến giáo viên đồng ý. Điều này chứng tỏ năng lực chuyên môn có vai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trò rất quan trọng đối với giáo viên trong công tác giảng dạy và giáo dục. Ngoài ra chúng tôi thấy các hiệu trưởng đều cho rằng các giáo viên có trình độ chuyên môn vững, có phương pháp giảng dạy tốt, có kinh nghiệm trong việc truyền đạt kiến thức, có trách nhiệm cao trong giảng dạy vào giáo dục sẽ đảm nhiệm giảng dạy ở các lớp chọn, hướng dẫn học sinh giỏi và các lớp cuối cấp (lớp 8 và 9). Bên cạnh đó, hiệu trưởng cũng rất quan tâm tới yêu cầu, đặc điểm của mỗi lớp với 56% giáo viên cho ý kiến và nguyện vọng cá nhân giáo viên với 40% ý kiến giáo viên. Đây cũng là đặc điểm đáng lưu ý bởi người lãnh đạo đã quan tâm tới quần chúng và tạo mọi điều kiện cho giáo viên có thể cống hiến một cách tốt nhất. Nhưng theo nguyện vọng của học sinh lại chỉ có 24% ý kiến, điều này chứng tỏ trình độ giáo viên là chưa đồng đều.
(Chú thích:CC: Căn cứ)
Hình 2.1. Những căn cứ hiệu trưởng sử dụng để phân công giảng dạy cho giáo viên
Việc phân công giảng dạy của hiệu trưởng căn cứ vào các đặc điểm trên mà Hiệu trưởng có thể phân công theo các hình thức sau:
Bảng 2.9. Các hình thức hiệu trƣởng phân công giảng dạy cho giáo viên
STT Hình thức phân công giảng dạy Đánh giá của giáo viên
Ý kiến đồng ý % 1 Dạy học theo lớp (từ lớp 6 đến lớp 9) 78 52 % 84% 36% 40% 24% 56%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2 Dạy cùng buổi 141 94
3 Dạy hai buổi khác khối 18 12
4 Dạy một khối nhiều năm 57 38
* Nhận xét:
Qua bảng trên cho thấy hiệu trưởng đã lựa chọn những hình thức phân công giảng dạy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên như dạy cùng buổi với đa số giáo viên đồng ý chiếm 94%. Tất cả trường THCS tại huyện Ninh Giang đều dạy hai buổi mà hiệu trưởng có thể phân công được như vậy cũng là cố gắng lớn. Mặt khác, tại một số lớp, hiệu trưởng đã phân công dạy theo lớp (Giáo viên dạy một môn từ lớp 6 đến lớp 9) cho một số môn với 52% ý kiến đồng ý. Việc dạy theo lớp thường là những giáo viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm…
Việc thành công trong quá trình giảng dạy và giáo dục của giáo viên phụ thuộc rất lớn vào khả năng quyết định và phân công công việc đối với mỗi thành viên một cách phù hợp về năng lực. Tại các trường THCS ở huyện Ninh Giang, các hiệu trưởng đều được giáo viên đánh giá cao về tính khoa học, hợp lý trong việc phân công giảng dạy. Mặc dù tùy thuộc đặc điểm của mỗi trường mà hiệu trưởng đã cố gắng phân công một cách tốt nhất, có lợi nhất cho giáo viên của mình.
Tuy nhiên, ở một số trường việc phân công giảng dạy cho giáo viên của hiệu trưởng còn nhiều bất cập như: một giáo viên dạy nhiều khối dẫn đến giáo viên phải soạn nhiều giáo án, đi nhiều buổi; hoặc là một giáo viên kiêm nhiệm nhiều công việc như vừa giảng dạy, vừa phụ trách đồ dùng thiết bị, vừa phụ trách công tác Đoàn đội…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chú thích:HT: Hình thức
Hình 2.2. Các hình thức hiệu trưởng phân công giảng dạy cho giáo viên 2.4.2. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng giáo viên
Việc bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ thường xuyên của các trường THCS ở huyện Ninh Giang bởi giáo viên là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường. Nhận thức được vai trò của giáo viên trong nhà trường, hiệu trưởng các trường THCS đã có những biện pháp nhất định trong việc bồi dưỡng giáo viên. Mặc dù vậy chúng tôi cùng tìm hiểu về nhận thức của hiệu trưởng các trường THCS về các nội dung của quản lý việc bồi dưỡng giáo viên được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10. Nhận thức của hiệu trƣởng về các nội dung quản lý bồi dƣỡng giáo viên
STT Nội dung quản lý
Nhận thức của hiệu trƣởng (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
1 Bồi dưỡng theo chuyên đề về
chuyên môn 85,3 14 0
2 Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy 100 0 0 3 Bồi dưỡng các năng lực sư phạm 71.3 28.7 0
% 52% 94% 12% 38% HT1 HT2 HT3 HT4 Hình thức phân công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4 Bồi dưỡng dài hạn 85.3 14.7 0
5 Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè 64 36 0
6 Qua dự giờ, phân tích giảng dạy 100 0 0
7 Tự học, tự bồi dưỡng 71.3 28.7 0
8 Tham quan, học hỏi kinh nghiệm
các trường tiên tiến 57.3 42.7 0
* Nhận xét:
Qua bảng trên cho thấy, các nội dung của quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được các hiệu trưởng đánh giá rất cao và không có nội dung nào Hiệu trưởng cho rằng không quan trọng. Đáng chú ý nhất là nội dung bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy và qua dự giờ phân tích giảng dạy với 100% ý kiến cho rằng là rất quan trọng. Điều này cũng dễ hiểu bởi cùng xu thế phát triển giáo dục hiện nay phương pháp giảng dạy là một trong những vấn đề được quan tâm nhất. Tiếp đến là các phương pháp bồi dưỡng theo chuyên đề về chuyên môn và bồi dưỡng dài hạn cùng được đánh giá với tỷ lệ 85.3% ý kiến cho rằng rất quan trọng. Việc quan tâm nhất đối với người giáo viên là phải có được năng lực chuyên môn để có thể tự tin đứng lên bục giảng trước học sinh vì thế đánh giá cao nội dung bồi dưỡng chuyên môn cũng rất hợp lý. Để bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả hiệu trưởng cũng rất quan tâm đến bồi dưỡng dài hạn giúp giáo viên củng cố về chuyên môn qua các lớp dài hạn như chuyên tu đại học đối với giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm và Cao học đối với những giáo viên đã tốt nghiệp Đại học. Mặc dù được đánh giá thấp nhất nhưng nội dung tham quan học hỏi kinh nghiệm các trường tiên tiến cũng có tới 57.3% hiệu trưởng thấy rất quan trọng. Theo chúng tôi việc đưa giáo viên đi tham quan, giao lưu với các trường bạn là một việc làm quan trọng nhưng không phải trường nào cũng làm được một cách thường xuyên vì thế ý kiến các hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trưởng như trên là hợp lý.
Để đánh giá chính xác việc tiến hành bồi dưỡng giáo viên tại các trường THCS ở huyện Ninh Giang chúng tôi nghiên cứu mức độ thực hiện công tác này theo đánh giá của cả hiệu trưởng và giáo viên. Kết quả thu được ở bảng 2.10 dưới đây.
* Nhận xét:
Qua bảng trên cho thấy viêc tiến hành bồi dưỡng giáo viên tại các trường THCS ở huyện Ninh Giang cũng chỉ đạt được mức độ nhất định. Không có hiệu trưởng nào khẳng định trường mình quản lý không tốt việc bồi dưỡng giáo viên nhưng đa số các nội dung đều có giáo viên cho rằng hiệu trưởng quản lý chưa tốt vấn đề này.
Những nội dung mà hiệu trưởng quản lý tốt: Bồi dưỡng dài hạn; Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè; Bồi dưỡng qua dự giờ, phân tích giảng dạy; Tự học, tự bồi dưỡng. Những nội dung hiệu trưởng quản lý chưa tốt: Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy; Bồi dưỡng qua việc tham quan học hỏi kinh nghiệm các trường tiên tiến.
Bảng 2.11. Đánh giá của hiệu trƣởng và giáo viên về các nội dung quản lý bồi dƣỡng giáo viên
TT Nội dung quản lý
Mức độ thực hiện (%)
Tốt Trung bình Chƣa tốt
HT GV HT GV HT GV
1 Bồi dưỡng theo chuyên đề về
chuyên môn 42.7 14.7 57.3 64.0 0 21.3
2 Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy 36 17.3 64 42 0 40.7 3 Bồi dưỡng các năng lực sư phạm 64.7 42.7 35.3 35.3 0 22.0 4 Bồi dưỡng dài hạn 71.7 58.7 28.7 30.0 0 11.3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5 Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè 72.0 22.7 28.0 58.7 0 18.6 6 Qua dự giờ, phân tích giảng dạy 64.0 68.7 36.0 20.7 0 10.6 7 Tự học, tự bồi dưỡng 71.3 62.7 28.7 25.3 0 12.0 8 Tham quan, học hỏi kinh nghiệm
các trường tiên tiến 28.7 10.7 71.3 36.0 0 53.3
Chú thích: HT: Hiệu trưởng; GV: Giáo viên
Kết quả trên cho thấy, có lẽ hiệu trưởng đã đánh giá quá cao khả năng quản lý của mình cho nên có những nội dung độ chênh lệch giữa đánh giá của hiệu trưởng và giáo viên là rất lớn như nội dung bồi dưỡng ngắn hạn trong hè là 49,3% ở mức độ tốt (72% ý kiến của hiệu trưởng so với 22,7% ý kiến của giáo viên), tiếp đến là nội dung tham quan, học hỏi kinh nghiệm các trường tiên tiến chỉ có 53,3% giáo viên đánh giá ở mức độ chưa tốt mà không có Hiệu trưởng nào tự đánh giá mình ở mức độ này.
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên
2.4.3.1. Thực trạng về quản lý, chỉ đạo việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên
Do việc chuẩn bị bài và soạn bài tập trên lớp đều được các giáo viên tiến hành ở nhà nên việc quản lý hoạt động này là rất khó khăn đối với hiệu trưởng. Tuy nhiên, để quản lý chỉ đạo được chặt chẽ công việc này các hiệu trưởng trường THCS huyện Ninh Giang đã căn cứ vào chương trình, kinh nghiệm của mình để đưa ra những tiêu chí nhất định cho việc soạn giáo án để giáo viên thực hiện, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.12. Thực trạng hiệu trƣởng quản lý, chỉ đạo việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên
TT Nội dung chỉ đạo
Mức độ thực hiện (%)
Tốt Trung
bình
Chƣa tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1 Bài soạn phải đúng phân phối chương trình
môn học. 84.0 14.0 2.0
2 Nghiên cứu kỹ nội dung dạy và những kiến
thức có liên quan 58.0 20.7 21.3
3 Bài soạn phải nhằm giải quyết tốt vấn đề kiến
thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết. 42.3 33.3 24.4 4 Bài soạn phải thể hiện rõ hoạt động của thầy
và trò. 40.7 30.7 28.6
5 Lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù
hợp với loại bài và đối tượng học sinh. 22.7 42.0 35.3 6 Chuẩn bị chu đáo những phương tiện, đồ dùng
dạy học cần thiết. 12.7 31.3 56.6
* Nhận xét:
Qua nghiên cứu bảng trên cho thấy, hiệu trưởng đã quản lý, chỉ đạo việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên là không đồng đều giữa các nội dung. Qua các số liệu thì hiệu trưởng chỉ đạo tốt việc soạn bài đúng phân phối chương trình môn học với 84% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức độ tốt. Ngược lại, hiệu trưởng đã quản lý, chỉ đạo không tốt việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với loại bài soạn và đối tượng học sinh có tới 35,3% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức độ chưa tốt. Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình dạy học hiện nay, phương pháp giảng dạy đang được chú ý nhiều nhất không chỉ ở trường THCS mà còn ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học trên cả nước. Đặc biệt là ở nội dung chỉ đạo việc chuẩn bị chu đáo những phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết có tới 56,0% ý kiến giáo viên cho rằng Hiệu trưởng chỉ đạo chưa tốt và chỉ có 12,7% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức độ tốt. Điều này chứng tỏ rằng các hiệu trưởng THCS tại huyện Ninh Giang mới chỉ quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tâm tới vấn đề bề nổi mà chưa đi sâu, đi sát đến những nội dung quyết định chất lượng dạy học trong việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên.
2.4.3.2. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên
Thực tế cho thấy hiệu trưởng các trường THCS tại huyện Ninh Giang quản lý giờ lên lớp của giáo viên thông qua các hoạt động sau:
- Dự giờ đột suất hoặc định kỳ của chính bản thân hiệu trưởng.
- Các giờ đánh giá và các giờ đăng ký thao giảng, các giờ thanh tra của Phòng Giáo dục - Đào tạo, của trường, của tổ chuyên môn.
- Phản ánh của học sinh, đồng nghiệp.
- Qua việc thực hiện quy chế chuyên môn, qua các khả năng truyền thụ kiến thức, xác định trọng tâm bài dạy, tổ chức các hoạt động nhận thức, cải tiến các phương thức dạy học, sử dụng hiệu quả đồ dùng, trang thiết bị dạy học, trang bị kỹ năng cho học sinh.
Từ những căn cứ trên, chúng tôi xây dựng các nội dung quản lý của Hiệu trưởng để giáo viên tự đánh giá xem mình thực hiện như thế nào các nội dung đó. Kết quả thu được qua bảng 2.13 như sau:
Bảng 2.13. Thực trạng hiệu trƣởng quản lý giờ lên lớp của giáo viên
TT Nội dung quản lý
Mức độ thực hiện (%) Tốt Trung bình Chƣa tốt
1 Việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn và việc
thực hiện đúng phân phối chương trình môn học 88.0 8.0 4.0 2 Truyền đạt nội dung kiến thức cơ bản, đảm bảo
chính xác, khoa học, trọng tâm 76.7 9.3 14.0 3 Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh; Gây hứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4 Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường
khả năng tự học của học sinh 38.0 21.3 40.7
5 Xử lý tình huống trên lớp 56.0 35.3 8.7
6 Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học 8.7 35.3 56.0 7 Dành thời gian thích hợp cho việc rèn luyện kỹ năng 37.3 41.3 21.4
* Nhận xét:
Từ những kết quả thu được chúng tôi thấy, trong các nội dung quản lý giào lên lớp, hiệu trưởng quản lý tốt nhất nội dung quản lý việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn và việc thực hiện đúng phân phối chương trình môn học, có tới 88% giáo viên khẳng định ở mức độ tốt và chỉ có 4% giáo viên khẳng định ở mức độ chưa tốt. Ngược lại, ở nội dung quản lý việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học với đa số giáo viên khẳng định ở mức độ chưa tốt chiếm 56% và chỉ có rất ít giáo viên khẳng định ở mức độ tốt chỉ chiếm 8.7%. Đặc biệt trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay thì việc tăng cường khả năng tự học cho học sinh là rất quan trọng nhưng các hiệu trưởng trường THCS ở đây lại quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường khả năng tự học của học sinh ở mức độ nhất định chỉ có 38% giáo viên khảng định ở mức độ tốt nhưng lại có tới 40.7% giáo viên khẳng định ở mức độ chưa tốt. Những điều đánh giá trên cũng dễ hiểu bởi ngay từ khâu chỉ