Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 65 - 68)

8. Cấu trúc của đề tài

2.4.3.Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

2.4.3.1. Thực trạng về quản lý, chỉ đạo việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Do việc chuẩn bị bài và soạn bài tập trên lớp đều được các giáo viên tiến hành ở nhà nên việc quản lý hoạt động này là rất khó khăn đối với hiệu trưởng. Tuy nhiên, để quản lý chỉ đạo được chặt chẽ công việc này các hiệu trưởng trường THCS huyện Ninh Giang đã căn cứ vào chương trình, kinh nghiệm của mình để đưa ra những tiêu chí nhất định cho việc soạn giáo án để giáo viên thực hiện, kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.12. Thực trạng hiệu trƣởng quản lý, chỉ đạo việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

TT Nội dung chỉ đạo

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Trung

bình

Chƣa tốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1 Bài soạn phải đúng phân phối chương trình

môn học. 84.0 14.0 2.0

2 Nghiên cứu kỹ nội dung dạy và những kiến

thức có liên quan 58.0 20.7 21.3

3 Bài soạn phải nhằm giải quyết tốt vấn đề kiến

thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết. 42.3 33.3 24.4 4 Bài soạn phải thể hiện rõ hoạt động của thầy

và trò. 40.7 30.7 28.6

5 Lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù

hợp với loại bài và đối tượng học sinh. 22.7 42.0 35.3 6 Chuẩn bị chu đáo những phương tiện, đồ dùng

dạy học cần thiết. 12.7 31.3 56.6

* Nhận xét:

Qua nghiên cứu bảng trên cho thấy, hiệu trưởng đã quản lý, chỉ đạo việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên là không đồng đều giữa các nội dung. Qua các số liệu thì hiệu trưởng chỉ đạo tốt việc soạn bài đúng phân phối chương trình môn học với 84% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức độ tốt. Ngược lại, hiệu trưởng đã quản lý, chỉ đạo không tốt việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với loại bài soạn và đối tượng học sinh có tới 35,3% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức độ chưa tốt. Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình dạy học hiện nay, phương pháp giảng dạy đang được chú ý nhiều nhất không chỉ ở trường THCS mà còn ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học trên cả nước. Đặc biệt là ở nội dung chỉ đạo việc chuẩn bị chu đáo những phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết có tới 56,0% ý kiến giáo viên cho rằng Hiệu trưởng chỉ đạo chưa tốt và chỉ có 12,7% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức độ tốt. Điều này chứng tỏ rằng các hiệu trưởng THCS tại huyện Ninh Giang mới chỉ quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tâm tới vấn đề bề nổi mà chưa đi sâu, đi sát đến những nội dung quyết định chất lượng dạy học trong việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên.

2.4.3.2. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Thực tế cho thấy hiệu trưởng các trường THCS tại huyện Ninh Giang quản lý giờ lên lớp của giáo viên thông qua các hoạt động sau:

- Dự giờ đột suất hoặc định kỳ của chính bản thân hiệu trưởng.

- Các giờ đánh giá và các giờ đăng ký thao giảng, các giờ thanh tra của Phòng Giáo dục - Đào tạo, của trường, của tổ chuyên môn.

- Phản ánh của học sinh, đồng nghiệp.

- Qua việc thực hiện quy chế chuyên môn, qua các khả năng truyền thụ kiến thức, xác định trọng tâm bài dạy, tổ chức các hoạt động nhận thức, cải tiến các phương thức dạy học, sử dụng hiệu quả đồ dùng, trang thiết bị dạy học, trang bị kỹ năng cho học sinh.

Từ những căn cứ trên, chúng tôi xây dựng các nội dung quản lý của Hiệu trưởng để giáo viên tự đánh giá xem mình thực hiện như thế nào các nội dung đó. Kết quả thu được qua bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng hiệu trƣởng quản lý giờ lên lớp của giáo viên

TT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện (%) Tốt Trung bình Chƣa tốt

1 Việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn và việc

thực hiện đúng phân phối chương trình môn học 88.0 8.0 4.0 2 Truyền đạt nội dung kiến thức cơ bản, đảm bảo

chính xác, khoa học, trọng tâm 76.7 9.3 14.0 3 Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh; Gây hứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4 Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường

khả năng tự học của học sinh 38.0 21.3 40.7

5 Xử lý tình huống trên lớp 56.0 35.3 8.7

6 Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học 8.7 35.3 56.0 7 Dành thời gian thích hợp cho việc rèn luyện kỹ năng 37.3 41.3 21.4

* Nhận xét:

Từ những kết quả thu được chúng tôi thấy, trong các nội dung quản lý giào lên lớp, hiệu trưởng quản lý tốt nhất nội dung quản lý việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn và việc thực hiện đúng phân phối chương trình môn học, có tới 88% giáo viên khẳng định ở mức độ tốt và chỉ có 4% giáo viên khẳng định ở mức độ chưa tốt. Ngược lại, ở nội dung quản lý việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học với đa số giáo viên khẳng định ở mức độ chưa tốt chiếm 56% và chỉ có rất ít giáo viên khẳng định ở mức độ tốt chỉ chiếm 8.7%. Đặc biệt trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay thì việc tăng cường khả năng tự học cho học sinh là rất quan trọng nhưng các hiệu trưởng trường THCS ở đây lại quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường khả năng tự học của học sinh ở mức độ nhất định chỉ có 38% giáo viên khảng định ở mức độ tốt nhưng lại có tới 40.7% giáo viên khẳng định ở mức độ chưa tốt. Những điều đánh giá trên cũng dễ hiểu bởi ngay từ khâu chỉ đạo việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp các hiệu trưởng đã chưa thực sự chú ý đến các vấn đề phương pháp và phương tiện dạy học.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 65 - 68)