Sự quan tâm của gia đình và cộng đồng xã hội

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 34 - 116)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3.7. Sự quan tâm của gia đình và cộng đồng xã hội

Nhà trường phổ thông có nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho người học, song nhà trường không là nơi duy nhất bảo đảm hoàn toàn đầy đủ quá trình giáo dục toàn diện; ngoài tác động GD của nhà trường, trẻ em còn chịu tác động của gia đình và xã hội. Vì vậy, tạo môi trường thống nhất, đồng bộ giữa 3 môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội là nguyên tắc cơ bản và là điều kiện vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học.

Luật giáo dục có quy định:

Điều 93. Trách nhiệm của nhà trường

Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 94. Trách nhiệm của gia đình

Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Điều 97. Trách nhiệm của xã hội

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:

+ Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động GD và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường GD lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

+ Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

+ Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển GD theo khả năng của mình. - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp GD

1.4. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở

* Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

- Chỉ đạo thực hiện mục tiêu dạy học ở trường THCS:

Theo điều 27 của Luật giáo dục thì mục tiêu ờ trường THCS là: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…”.

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chuyên môn

Kế hoạch chuyên môn là chương trình hành động của tập thể GV được xây dựng từ các nhiệm vụ chung của nhà trường; nó là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường

Nội dung kế hoạch chuyên môn bao gồm các mục tiêu liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xây dựng một kế hoạch tốt phải đồng thời đi đôi với việc tổ chức thực hiện tốt và sáng tạo; tổ chức thực hiện kế hoạch đó chính là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được nêu ra trong kế hoạch để đưa nhà trường từng bước tiến lên. Đó chính là sự sắp đặt một cách khoa học những con người, những công việc một cách hợp lý để mọi người đều thấy hài lòng và hào hứng làm cho công việc diễn ra một cách trôi chảy.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong trường phổ thông là một hoạt động thường xuyên, liên tục và được tiến hành trong suốt cả năm học; trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch (chẳng hạn kế hoạch năm học), Hiệu trưởng cần phải xây dựng các kế hoạch tác nghiệp (cho quý, tháng, tuần, ngày,…), cụ thể hóa các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra.

Chỉ đạo việc thực hiện chương trình dạy học:

Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của trường phổ thông. Về nguyên tắc, chương trình là pháp lệnh nhà nước do Bộ GD-ĐT ban hành.

Hiệu trưởng phải làm cho GV nắm vững chương trình, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy học.

Hiệu trưởng điều khiển hoạt động dạy và học phải dựa vào nội dung chương trình theo yêu cầu và hướng dẫn của chương trình. Do đó, việc nắm vững chương trình dạy học là một tiền đề đảm bảo hiệu quả quản lý dạy và học. Hiệu trưởng cần phải nắm vững những vấn đề sau:

Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của cấp học.

Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học môn học, nội dung kiến thức của từng môn học.

Phương pháp dạy học đặc trưng của từng môn học. Kế hoạch dạy học của từng môn học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của GV là quản lý việc dạy đúng và đủ chương trình quy định. Thực hiện yêu cầu này, Hiệu trưởng làm một số việc sau:

+ Yêu cầu GV lập kế hoạch dạy học môn học, đây là kế hoạch hoạt động chủ yếu của GV và nó cần phải được thảo luận, bàn bạc và trao đổi thật sự nghiêm túc trong tổ chuyên môn.

+ Bảo đảm thời gian quy định cho chương trình (trong chỉ thị của Bộ GD-ĐT gọi là biên chế năm học); nghiêm cấm việc cắt xén chương trình giảng dạy để dành thời gian đó vào những hoạt động khác.

+ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phải theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của GV.

+ Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi như: Biểu bảng, sổ sách, phiếu báo giảng bài, sổ dự giờ, lịch kiểm tra học tập, sổ ghi đầu bài…

- Chỉ đạo về nội dung, phương pháp dạy học ở trường THCS.

Theo điều 28 của Luật giáo dục đã qui định: “…Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.”

- Nội dung dạy học là một thành tố của quá trình dạy học, có mối quan hệ với các thành tố khác và tạo nên hoạt động phong phú, đa dạng của giáo viên và học sinh. Nội dung dạy học được hình thành từ những tinh hoa của nền văn hóa vật chất và nền văn hóa tinh thần, được tích lũy trong quá trình phát triển lịch sử- xã hội. Đó là hệ thống những tri thức về tự nhiên, về xã hội, tư duy, về cách thức hoạt động, hệ thống những kinh nghiệm sáng tạo, hệ thống về thái độ đối với tự nhiên, xã hội, cộng đồng [29, tr 21].

- Nội dung dạy học là hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những cách thức hoạt động, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và những chuẩn mực về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thái độ đối với tự nhiên, xã hội và cộng đồng phù hợp về mặt sư phạm nhằm hình thành và phát triển nhân cách người học.

Nội dung dạy học bao gồm 4 thành phần cơ bản sau đây: Hệ thống những tri thức khoa học và cách thức hoạt động; hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến lĩnh vực hoạt động; hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo; những chuẩn mực về thái độ đối với tự nhiên, xã hội và đối với con người.

Nội dung dạy học quy định nội dung dạy của giáo viên và nội dung học của học sinh. [23, tr 47]

- PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (Luk Babanski 1983);

- PPDH là một hệ thống hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội nội dung học vấn (I. la Lécne 1981)

- PPDH là cách thức hoạt động tương hổ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạng hoạt động độc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo (I.D Dverev 1980). [29, tr 28] - PPDH là hệ thống những cách thức hoạt động chung thống nhất của GV và HS nhằm thực hiện tốt những mục đích và nhiệm vụ dạy học đã xác định. Về mặt bản chất, PPDH là hệ thống những hành động và thao tác theo một trật tự nhất định của GV và HS trong mối quan hệ biện chứng với nhau nhằm giúp HS chiếm lĩnh nội dung học vấn, đạt được mục đích đề ra. [23, tr 47]

- Chỉ đạo việc đổi mới PPDH: Hiệu trưởng chỉ đạo và có kế hoạch kiểm tra việc đổi mới PPDH theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập; tăng cường phát triển kỹ năng thực hành; phát triển năng lực tự học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để quản lý tốt việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp, Hiệu trưởng cần phải chú ý tới việc:

- Hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bài.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn trao đổi phương hướng giảng dạy từng bài, những bài khó, thảo luận thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy của mỗi tiết dạy để giờ lên lớp đạt kết quả cao nhất, những tư liệu mới cần bổ sung vào bài giảng, những điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cần cho bài giảng. Để bài soạn có chất lượng cao thì GV phải tham khảo sách hướng dẫn GV, sách hướng dẫn chuẩn kiến thức- kỹ năng, nghiên cứu kỹ bài dạy ở SGK, các tài liệu tham khảo khác, và cần chuẩn bị chu đáo các tiết dạy học. CBQL nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc soạn bài của GV, kịp thời nêu gương những GV thực hiện tốt, đồng thời cũng phải góp ý, phê bình những tiết dạy mà GV chuẩn bị chưa chu đáo, nhằm đưa giờ dạy đạt chất lượng cao.

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp cho từng loại bài học. Đây là công trình chung của tập thể sư phạm nhà trường, nhất là tổ chuyên môn. Có tiêu chuẩn cụ thể vừa giúp cho cho việc đánh giá giờ dạy, vừa giúp cho việc nâng cao tay nghề GV. Đương nhiên, tiêu chuẩn giờ lên lớp chỉ là những quy định tối thiểu, cơ bản nhưng rất cần thiết. Trong thực tế, tùy tình hình cụ thể, cần vận dụng linh hoạt tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp.

- Để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, Hiệu trưởng cần chỉ đạo việc tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp. Thực tiễn cho thấy, đây là cách tự bồi dưỡng có hiệu quả thiết thực nhất đối với giáo viên. Điều quan trọng và cần thiết nhất trong việc quản lý giờ lên lớp của GV là CBQL phải có kế hoạch tiến hành dự giờ, thăm lớp dưới hình thức như định kỳ hay đột xuất và phân tích, rút kinh nghiệm cho giờ dạy. Thông qua việc dự giờ, thăm lớp, CBQL sẽ thấy được trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của GV, từ đó có hướng tìm cách khắc phục những mặt hạn chế của GV trong công tác giảng dạy của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Việc tổ chức và hướng dẫn HS học tập cũng nằm trong công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng. Thực chất, đây là nhiệm vụ của GV bộ môn, song cần có sự quan tâm chỉ đạo của Hiệu trưởng để đảm bảo có sự thống nhất giữa các GV. Việc này, Hiệu trưởng cần phối hợp với Đoàn thanh niên nhằm tạo nên phong trào quần chúng rộng rãi trong nhà trường.

- Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Hiệu trưởng cần nắm được tình hình GV thực hiện sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS với những nội dung như sau: Có lịch kiểm tra hàng tháng và cả học kỳ; thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm theo quy định của Bộ; chấm trả bài đúng thời hạn; báo cáo tình hình kiểm tra theo quy định của nhà trường.

- Chỉ đạo hoat động của tổ chuyên môn:

Theo điều 16 của Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học qui định:

Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của hiệu trưởng, do hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;

+Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để nâng cao được chất lượng giáo dục mũi nhọn và chất lượng giáo dục đại trà ở trường THPT là một viêc làm đòi hỏi phải có rất nhiều sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm từ các phía như: Đội ngũ cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh, GV và HS; trong đó, GV là người có vai trò chủ đạo trong việc bồi dưỡng tạo ra những HS giỏi, giảm thiểu số lượng HS yếu, kém.

Muốn duy trì và đảm bảo chất lượng bền vững, Hiệu trưởng phải có một chiến lược lâu dài và xây dựng một kế hoạch cụ thể như việc lựa chọn và bồi dưỡng HS phải được tiến hành từ khi học sinh bước vào lớp học đầu cấp; phân công GV có nhiều kinh nghiệm và năng lực phụ trách; ưu tiên về phương tiện, CSVC; kích thích bằng lợi ích về vật chất lẫn tinh thần…

- Chỉ đạo quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị

Quản lý CSVC và TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC và TBDH phục vụ đắc lực cho công tác GD-ĐT.

Khái niệm CSVC và TBDH mở rộng đến đâu thì quản lý cũng phải mở

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 34 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)