Công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 31 - 33)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3.5.Công tác kiểm tra, đánh giá

Theo điều 11 nghị định số: 75/2006/NĐ-CP của chính phủ, ngày 02 tháng 8 năm 2006. “Việc đánh giá kết quả học tập, công nhận người học hoàn thành chương trình môn học, cấp học hoặc trình độ đào tạo bằng hình thức kiểm tra, thi kết thúc môn học, thi tốt nghiệp hoặc xét tốt nghiệp; kết quả kiểm tra, thi là một căn cứ chủ yếu giúp nhà trường và các cấp quản lý giáo dục đánh giá chất lượng giáo dục.”

- “Trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo. Nếu coi quá trình giáo dục và đào tạo là một hệ thống thì đánh giá đóng vai trò phản hồi của hệ thống, đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh hệ thống, là cơ sở cho việc đổi mới giáo dục và đào tạo… có những định nghĩa phản ánh việc đánh giá ở cấp độ chung nhất và nhấn mạnh vào khía cạnh giá trị, coi đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về mặt giá trị, như định nghĩa của C. E. Beeby (1997): “Đánh giá là sự thu thập và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động” hay theo P. E. Griffin (1996): “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện, nó bao hàm sự thu thập thông tin sử dụng trong việc đánh giá của một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức dưa ra nhằm mục đích nhất định”.

Một số định nghĩa lại nhấn mạnh đến khía cạnh cần phải đi đến quyết định nào đó, có thể quyết định về người học, về người dạy, về chương trình.v.v…như định nghĩa của Marger: “Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên để quyết định công việc cần phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ” (!993)…”.[27, tr 7-8].

Trong quá trình dạy học thì việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được xem là một khâu quan trọng nhằm xác định mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, thái độ học tập và thành tích học tập của học sinh; nó có tác dụng định hướng, thúc đẩy hoạt động dạy học và hoạt động quản lý giáo dục một cách mạnh mẽ.

Đối với cấp quản lý thì việc kiểm tra, đánh giá là biện pháp để nhà quản lý đánh giá kết quả đào tạo cả về định lượng và định tính; nó là cơ sở để nhà quản lý xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, về đội ngũ giáo viên, về đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học.

Đối với GV thì kết quả của việc kiểm tra, đánh giá một mặt nó sẽ phản ánh được thành tích học tập của HS; mặt khác nó giúp cho GV tự đánh giá vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của mình từ đó, không ngừng trau dồi, nâng cao và hoàn thiện về trình độ học vấn, về nghệ thuật sư phạm và nhân cách của người GV.

Đối với HS, kiểm tra đánh giá nó có tác động thúc đẩy quá trình học tập của HS phát triển không ngừng; từ kết quả kiểm tra, HS tự đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức so với yêu cầu của môn học, từ đó, HS tự biết ôn tập, củng cố, bổ sung và hoàn thiện học vấn của mình bằng các phương pháp tư học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều đó cho thấy rằng: Kiểm tra, đánh giá vừa là biện pháp để HS hoàn thiện nội dung học tập, vừa là điều kiện để HS rèn luyện phương pháp và hình thành thái độ học tập một cách tích cực.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 31 - 33)