Những đặc điểm về KT-XH

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 45 - 47)

8. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. Những đặc điểm về KT-XH

2.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, dân cư:

Vị trí địa lý: Ninh Giang nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, Phía

Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với các huyện Thanh Miện, Gia Lộc và Tứ Kỳ của tỉnh Hải Dương; phía Đông Nam và Tây Nam tiếp giáp và chung dòng sông Luộc với huyện Vĩnh Bảo thuộc Thành phố Hải Phòng và huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Ninh Giang cách thành phố Hải Dương khoảng 30km về phía Bắc, cách Thành phố Hà Nội 90km về phía Tây và cách Thành phố Hải Phòng khoảng 40km về phía Đông; là huyện có số đơn vị hành chính lớn nhất trong toàn tỉnh với 27 xã và 01 thị trấn. Hệ thống giao thông đường thủy- bộ tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng. Ninh Giang nằm ở ngã ba, nơi tiếp giáp và chung dòng sông Luộc với ba tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng đã trở thành địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, giao lưu hàng hóa và quân sự ở đồng bằng bắc bộ nói chung và cửa ngõ phía Nam tỉnh Hải Dương nói riêng.

Diện tích, dân số: Huyện có diện tích 135,48km2, địa hình tương đối bằng phẳng, đất nông nghiệp phì nhiêu do bồi đắp của vùng châu thổ Sông Hồng. Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2010 tổng dân số toàn huyện có 141.309 người trong đó có 8,8% dân số theo đạo thiên chúa; dân số từ 0 đến 5 tuổi là 10.504 người; dân số từ 6 đến 10 tuổi là 9.813 người; dân số từ 11 đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14 tuổi là 8.449 người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,71%, cư dân sống theo làng, xã Việt Nam. Tập tục sinh hoạt và sản xuất mang đặc trưng của dân cư đồng chiêm trũng đồng bằng Bắc bộ, sống chủ yếu bằng nghề lúa nước.

2.1.1.2. Tình hình phát triển KT - XH

Ninh Giang là địa phương có kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, năm 2011 tổng sản phẩm xã hội ước đạt 1.672 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,5%/ năm; cơ cấu kinh tế Nông nghiệp- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng- Dịch vụ : 39,6% - 28,7% - 31,7%.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, với tinh thần quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV và Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Ninh Giang lần thứ XXIII, trên cơ sở thực trạng phát triển KT-XH, mục tiêu chủ yếu của huyện là: Tốc độ phát triển kinh tế xã hội tăng bình quân 10%/năm; cơ cấu kinh tế Nông nghiệp - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng- Dịch vụ đến năm 2015 là 29%- 39% - 32%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 ước đạt 18 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 2,5% trở lên; hàng năm tạo việc làm mới cho từ 1500 đến 2000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt 35-40 %; đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; giữ vững mục tiêu huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% HS hoàn thành tiểu học vào học THCS, 95-98% HS tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT và học nghề; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt trên 98%, xây dựng 48/ 85 trường đạt chuẩn Quốc gia; hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 10%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn dưới 0.7%. Trong quy hoạch giải pháp tổng thể phát triển KT-XH huyện tập trung giải quyết vấn đề sau: Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, môi trường. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện giảm nghèo, khắc phục các tệ nạn xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân, tăng cường an ninh - quốc phòng xã hội và bảo vệ môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)