8. Cấu trúc của đề tài
2.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
2.2.4.1. Về cơ sở trường học
Bảng 2.5. Thống kê về phòng học bộ môn và phòng SHCM Huyện Ninh Giang Năm học 2011 - 2012
TT Phòng Số lƣợng Tình trạng Đạt chuẩn Tạm Không sử dụng 1 Phòng bộ môn Vật lý 21 6 15 0 2 Phòng bộ môn công nghệ 0 0 0 0 3 Phòng bộ môn hoá học 21 6 15 0 4 Phòng bộ môn sinh học 12 6 6 0 5 Phòng nghe nhìn 6 6 0 0 6 Phòng bộ môn tin học 13 6 7 0 7 Phòng tổ chuyên môn 58 40 18 0
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng và là điều kiện tiền đề cho hoạt động dạy học đạt được hiệu quả. Qua điều tra thực tế ở các trường THCS trong huyện cho thấy:
Đa số các trường THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang chủ yếu mới chỉ có đủ các phòng học phục vụ cho học 2 ca và một số phòng học bộ môn, sân chơi bãi tập. Các phòng học, đặc biệt là phòng thực hành, phòng học bộ môn....còn rất thiếu, ở một số trường THCS phòng học thiết kế không phù hợp (Trừ 6 trường chuẩn quốc gia như Thành Nhân, Tân Quang, Hoàng Hanh, Hưng long, Hồng Phúc, Văn Hội được trang bị khá đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học).
Tuy đa số các trường THCS đều đã có phòng thực hành - thí nghiệm, nhưng phòng bộ môn là phòng học thông thường được dùng tạm làm nơi để các thiết bị, thí nghiệm nên chưa đồng bộ. Bình quân mỗi trường THCS trên địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bàn huyện chỉ có 02 phòng học thực hành và 02 phòng học bộ môn chủ yếu là các phòng học cải tạo nên chưa đáp ứng được yêu cầu của một phòng học bộ môn hoặc thực hành.
Một số trường THCS cơ sở vật chất đã xuống cấp, chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho các hoạt động dạy học như trường THCS Kiến Quốc, Ninh Hải, An Đức…
2.2.4.2. Phương tiện, thiết bị dạy học
Bảng 2.6. Thống kê về phƣơng tiện thiết bị dạy học THCS Huyện Ninh Giang Năm học 2011 - 2012
TT Tên Thiết Bị Lƣợng Số Tình trạng Sử dụng tốt Sử dụng kém Không thể sử dụng 1 Bộ ĐD Dạy học Vật lý 29 12 17 0 2 Bộ ĐD Dạy học Hoá học 29 14 15 0 3 Bộ ĐD Dạy học Sinh Học 29 11 18 0 4 Bộ ĐD Dạy học Công Nghệ 29 22 7 0 5 Bộ ĐD Dạy học Địa Lý 29 27 2 0 6 Bộ ĐD Dạy học Lịch sử 29 25 4 0
7 Máy chiếu đa năng 84 80 2 2
8 Camera vật thể 27 27 0 0
9 Máy Ảnh 29 29 0 0
10 Cassette 42 12 0 30
11 Laptop 58 58 0 0
Trước đây chủ yếu là các trường tự chủ động nguồn kinh phí đầu tư cho mua sắm đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học; tổ chức, khuyến khích giáo viên tự làm và cải tiến đồ dùng dạy học trong giảng dạy (Hàng năm các nhà trường đều yêu cầu và khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học, có đánh giá xếp loại, coi đó là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một trong những tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học).
Ở hầu hết các trường THCS của huyện, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên không thể đầu tư lượng ngân sách lớn cho mua sắm (Tổng kinh phí đầu tư cho trường THCS trong 1 năm thì có tới 90% chi cho yếu tố con người như: lương, phụ cấp, bảo hiểm và một phần trả thừa giờ, chỉ còn. 8% chi cho hoạt động sự nghiệp như: Văn phòng phẩm, cước phí điện thoại, báo, hội họp...) vì vậy hầu như các thiết bị dạy học đều thiếu và không đồng bộ hoặc chất lượng không đảm bảo. Một số đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học được cấp thì chất lượng không tốt, hiệu quả sử dụng thấp không đáp ứng đủ và đạt yêu cầu trong phục vụ hoạt động dạy học.
Các trường THCS trên địa bàn huyện từ năm học 2002-2003 thực hiện chương trình thay sách giáo khoa cũng đã được đầu tư bước đầu đã có những thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học phục vụ cho chương trình thay sách giáo khoa Ngoài ra các trường còn tự mua sắm thêm chủ yếu bằng nguồn xã hội hoá giáo dục và từ nguồn ngân sách tự có. Như vậy, có thể nói tuy các điều kiện CSVC tiền đề phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung còn chưa thật đầy đủ… Song nhiều trường THCS cũng đã có ít nhiều thuận lợi về CSVC để đổi mới PPDH nên đã phát huy hiệu quả dạy học nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.