8. Cấu trúc của đề tài
2.3.1. Nhận thức của hiệu trưởng
Để tìm hiểu về nhận thức của hiệu trưởng về việc quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường trên địa bàn huyện Ninh Giang bằng trao đổi trực tiếp và thông qua bảng hỏi dự kiến các nội dung mà người Hiệu trưởng cần thực hiện trong quá trình làm công tác quản lý của mình nhằm thực hiện bốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chức năng của quản lý nói chung và hoạt động quản lý quá trình dạy học nói riêng. Kết quả thu được sau khi tổng hợp 29 ý kiến như sau:
Bảng 2.6. Nhận thức của các hiệu trƣởng về quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Ninh Giang
STT NỘI DUNG QUẢN LÝ TẦM QUAN TRỌNG (%)
RQT QT KQT
1 Quản lý việc thực hiện chương trình, hồ
sơ, giáo án, phân công chuyên môn 89,7 10,3 0 2 Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên,
sinh hoạt chuyên môn 82,8 17,2 0
3 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên 93,1 6,9 0 4 Quản lý hoạt động học của học sinh 65,5 34,5 0
5 Kiểm tra đánh giá 70 30 0
6 Tăng cường quản lý việc đổi mới phương
pháp, sử dụng thiết bị dạy học 96,7 3,3 0
7 Sử dụng CNTT vào quản lý 62,1 24,1 13,8
8 Tăng cường XHH 93,1 6,9 0
Chú thích: RQT: Rất quan trọng; QT: Quan trọng; KQT: Không quan trọng
Ông Hà Đình Xuy, Hiệu trưởng trường THCS Nghĩa An cho rằng: “Quản lý việc thực hiện chương trình, hồ sơ, giáo án, phân công chuyên môn; Quản lý hoạt động dạy của giáo viên; Tăng cường việc quản lý đổi mới phương pháp, sử dụng thiết bị dạy học là những nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS”.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hoà nói rằng: “Do kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn hẹp nên nhà trường chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học”.
* Nhận xét:
Qua số liệu của bảng 2.6 và qua phỏng vấn cho thấy hiệu trưởng đã nhận thức tương đối tốt về vai trò, vị trí của việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trường. Chứng tỏ hiệu trưởng đã xác định việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường là một nhiệm vụ quản lý trung tâm, cơ bản, nó chi phối, tác động đến các hoạt động quản lý khác và tổ chức tốt các hoạt động quản lý khác là để hỗ trợ cho quản lý hoạt động dạy học diễn ra tốt hơn (95%).
Hiệu trưởng rất coi trọng việc tổ chức học tập nghiên cứu nhiệm vụ năm học, quản lý chương trình dạy học, quản lý hồ sơ chuyên môn, quản lý việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp, việc chỉ đạo đổi mới PPDH, việc tổ chức thi cử nghiệm túc khách quan.
Hiệu trưởng nhận thức không thật cần thiết việc quy định, giám sát chế độ kiểm tra thường xuyên, việc nắm vững tiêu chuẩn xếp loại giờ lên lớp và việc sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động dạy học.
Hiệu trưởng quan tâm nhiều đến việc tổ chức hội thảo về đổi mới PPDH, tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng, việc đổi mới cách kiểm tra đánh giá, quản lý việc sinh hoạt tổ chuyên môn, công tác bồi dưỡng giáo viên và việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học.
Hiệu trưởng chưa chú trọng đến việc thu thập và xử lý thông tin, việc nắm bắt kịp thời những đổi mới về GD - ĐT, việc xác định nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn cụ thể.