Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về quản lý dạy học cho hiệu

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 80 - 116)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2.1.Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về quản lý dạy học cho hiệu

giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Giáo dục - Đào tạo Việt Nam cần được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH, dân chủ hóa và hội hội nhập quốc tế, tạo ra nguồn nhân lực thực sự trở thành khâu đột phá quan trọng trong việc đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, theo hướng hiện đại,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, tạo tiền đề vững chắc để phát triển đất nước trong giai đoạn sau.

Trong công cuộc đổi mới Giáo dục - Đào tạo, muốn có một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tốt, điều hành công việc nhà trường nói chung, điều hành hoạt động dạy học nói riêng theo tinh thần đổi mới thì bản thân các nhà quản lý phải nâng cao nhận thức về đổi mới tư duy, đổi mới quản lý hoạt động dạy học cho cán bộ quản lý trong các trường THCS, nghĩa là làm cho CBQL có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý đổi mới giáo dục góp phần thúc đẩy hoạt động dạy học ngày càng đi vào chất lượng và hiệu quả.

Trong nhà trường, giáo viên là lực lượng chính làm công tác giáo dục. Đối tượng giáo dục đó là học sinh, còn phụ huynh học sinh cũng là lực lượng hỗ trợ giáo dục to lớn sát cánh bên cạnh nhà trường. Vì vậy giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh cũng phải nâng cao nhận thức theo tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới quản lý dạy và học thì mới nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức đúng cho hiệu trưởng, Giáo viên về quản lý hoạt động dạy học giúp họ nhiệt tình, bám lớp, bám trường say mê dạy học, học sinh có động cơ học tập tốt.

Đội ngũ cán bộ quản lý (hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng) cần nắm vững những nội dung sau đây:

- Nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật giáo dục, đặc biệt là công tác đổi mới quản lý giáo dục theo tinh thần nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng và nghị quyết TW 6 lần 2 về phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới.

- Nắm vững nội dung, phương pháp quản lý để điều hành tốt các hoạt động dạy học đáp ứng được mục tiêu giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đối với hiệu trưởng

- Tổ chức chỉ đạo nghiên cứu đầy đủ các văn bản chỉ thị, những quy định hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của sở Giáo dục và Đào tạo về vấn đề quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó vận dụng có hiệu quả vào công tác quản lý dạy học và phổ biến tuyên truyền cho cán bộ cấp dưới, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, đơn vị mình công tác, học tập và làm theo.

- Lập kế hoạch cụ thể cho mình và các cán bộ quản lý cấp dưới trong việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường và đề nghị các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên xét duyệt và điều động đi học khi có chỉ tiêu…

- Không ngừng học tập tu dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận chính trị, về quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục để có kiến thức tổng hợp điều hành cơ quan trong giai đoạn đổi mới về giáo dục.

- Tham gia học hỏi các trường chuẩn quốc gia. Tham gia học hỏi các điển hình tiên tiến biết rút kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm của các trường tiên tiến, áp dụng có hiệu quả vào công tác quản lý hoạt động dạy học của trường mình.

- Các cấp quản lý cần tạo điều kiện cho việc quy hoạch và luân chuyển cán bộ, để vực dậy những trường còn quá yếu kém và để đáp ứng với nhiệm vụ và sự đổi mới giáo dục, bởi vì theo điều lệ nhà trường Hiệu trưởng không làm quá hai khoá tại một trường, đến cơ sở mới Hiệu trưởng sẽ tìm tòi điều kiện cơ sở mới, linh hoạt làm việc hơn, hiệu quả công việc cao hơn.

* Đối với đội ngũ giáo viên

- Tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu thảo luận tại hội đồng sư phạm nhà trường, các tổ chuyên môn, đoàn thể. Trên cơ sở được hoạt động, thảo luận nghiên cứu giáo viên được tranh luận, trao đổi hình thành thái độ tình cảm, tăng thêm nhận thức và trách nhiệm với nghề dạy học của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lớp bồi dưỡng ngắn ngày, hoặc đi học các lớp tại chức, trên chuẩn. Qua đó giáo viên được nâng cao trình độ và nhận thức về các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và quốc tế.

- Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ nhận thức cho mỗi giáo viên. Vì vậy những đợt tập huấn hè yêu cầu giáo viên phải đi đủ 100%. Những tài liệu giáo dục thường xuyên, sách giáo viên, sách tham khảo phát tới tay giáo viên yêu cầu giáo viên đọc và viết kết quả thu được. Từ đó phát huy vốn kiến thức đào tạo, vốn kiến thức đời sống là cơ sở cho việc liên hệ vận dụng và bổ sung cho học sinh đáp ứng với yêu cầu, mục tiêu đào tạo THCS hiện nay.

* Đối với học sinh

- Học sinh là đối tượng, là nhân vật trung tâm của nhà trường, đổi mới nhận thức về dạy học cho học sinh sẽ giúp cho học sinh có động cơ tốt trong học tập làm cho học sinh tích cực, chủ động, say mê học tập dẫn đến chất lượng dạy và học sẽ được nâng cao.

- Làm tốt công tác giáo dục về nhận thức cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt toàn trường vào sáng thứ hai, sinh hoạt lớp, tổ chức tốt các phong trào thi đua giáo dục theo chủ điểm hàng tuần, hàng tháng. Mỗi tập thể lớp cần có sơ kết tổng kết để tăng cường nhận thức và trách nhiệm thực hiện của học sinh. Tăng cường đổi mới về nhận thức cho học sinh, giúp học sinh có phương pháp học tập tốt nhất, giúp học sinh học toàn diện, không học lệch, có ý thức vươn lên trong học tập.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong học tập cho học sinh thông qua thực hiện phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt, học tốt”, qua đó phát hiện và tuyên dương những học sinh giỏi, khuyến khích học sinh có tinh thần chăm chỉ, vượt khó để vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Xây dựng tốt nề nếp học tập trong học sinh.

* Đối với phụ huynh học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách phổ biến, tuyên truyền hiểu rõ mục đích ý nghĩa của quản lý dạy học, hiểu rõ vai trò của gia đình kết hợp tốt với nhà trường và các tổ chức xã hội sẽ tạo nên một môi trường giáo dục tốt, có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông qua các hội nghị phụ huynh học sinh, hàng kỳ, hàng tháng và các dịp đầu năm, giữa năm, và cả năm, để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh, truyền đạt thông tin giữa hai bên về các em học sinh để tìm ra những nguyên nhân yếu kém và thống nhất các biện pháp phối hợp kịp thời bằng nhiều con đường, qua sổ liên lạc, qua bài kiểm tra, qua sổ sinh hoạt lớp và trao đổi trực tiếp với cô giáo chủ nhiệm.

- Sử dụng có hiệu quả quỹ hội phụ huynh học sinh trong công tác thi đua khen thưởng, động viên khuyến khích học sinh giỏi chăm ngoan, học sinh nghèo vượt khó, có nhiều thành tích trong học tập và những đồng chí giáo viên có nhiều thành tích trong công tác dạy học.

- Tạo ra diễn đàn để các bậc phụ huynh trao đổi tìm ra những phương pháp quản lý tốt nhất, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy hết khả năng hội cha mẹ học sinh trong xây dựng cơ sở vật chất và khen thưởng giáo viên và học sinh có nhiều thành tích trong dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

3.2.1.4. Điều kiện để thực hiện

Hiệu trưởng phải nhận thức sâu sắc về vai trò của đổi mới tư duy giáo dục, tuyên truyền thuyết phục giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh nhận thức được điều đó.

Có cơ chế chính sách phù hợp cho việc đổi mới từ các cấp quản lý bên trên như Sở Giáo dục & Đào tạo; Phòng Giáo dục & Đào tạo, trong đó tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường cơ sở.

Đội ngũ giáo viên phải có trình độ chuyên môn, tâm huyết, yêu nghề, có lương tâm và trách nhiệm.

Cần có chính sách khuyến khích động viên kịp thời về vật chất và tinh thần cho cá nhân hoặc tập thể có thành tích trong công tác dạy và học.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 80 - 116)